Minh Hạnh
Ðã đến lúc phải suy nghĩ lại về những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
Ðã từng có một thời mà Việt Nam nói chung được coi là một ngôi sao đang lên trong số các nền kinh tế mới nổi và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất cho đầu tư nước ngoài ở châu Á.
Trong khoảng thời gian 1991 - 2010 cả nước đã đạt được một tốc độ tăng trưởng của GDP đều đặn hàng năm là 7,7 phần trăm (chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc trong khu vực). Mức tăng trưởng tiệm tiến trong thu nhập bình quân của Việt Nam trên đầu người từ gần 98 USD sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975 đã lên đến 1.174 USD trong năm 2011, và mức nghèo qua đó đã giảm từ trên 58 phần trăm xuống còn 10 phần trăm.
Những thành tựu đáng chú ý này là kết quả của những quyết định quan trọng và kịp thời vào năm 1986 đã cứu đất nước khỏi cuộc phá sản thực sự – vốn là kết quả từ những tác động tàn phá của việc áp dụng có hệ thống của một nền kinh tế chỉ huy kiểu Xô Viết chặt chẽ trên cả nước – và sự kết thúc đột ngột của việc cung cấp viện trợ từ bên ngoài sau sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều khía cạnh, cuộc thử nghiệm Việt Nam đã được lấy cảm hứng từ – và do đó mang khuôn mặt giống như – kinh nghiệm Trung Quốc của một thập kỷ trước đó.
Nhưng sau một giai đoạn tăng trưởng ổn định, Việt Nam đang đứng ở một ngã tư quan trọng sau những tác động của khủng hoảng kinh tế vô tận trên toàn thế giới và một nền kinh tế trong nước bị hâm nóng quá độ đang đòi hỏi một sự trả giá.
Tăng trưởng kinh tế đã chậm lại kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, còn tham nhũng – kết quả của "chủ nghĩa tư bản bè phái” và những quyền lợi liên quan – đã trở thành tràn lan, đặc biệt là trong khu vực nhà nước. Hơn nữa, điều kiện sống của người dân đã trở nên tồi tệ thông qua lạm phát tăng cao do thiếu chính sách tiền tệ phù hợp và quản trị kém cỏi – tiêu biểu là dạng "căn bệnh Hà Lan”, hội chứng “chiếc bẫy của thu nhập trung bình", và sự thực hiện một cách thiếu linh hoạt nguyên tắc "quyền sở hữu tập thể” của Việt Nam đang ngăn chặn sở hữu tư nhân. Cả hệ thống đang thất bại cần một giải pháp toàn diện và an toàn để ngăn chặn một sự sụp đổ kinh tế hoàn toàn.
Các tìm kiếm cho một mô hình tăng trưởng mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo bao gồm một số câu hỏi cần được trả lời. Mô hình “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” phải được nghiêm túc xem xét lại. Trong khi nó thường được cho là đã lèo lái Việt Nam đạt được sự thịnh vượng trong vài thập kỷ qua, mô hình này đang mất đà và sút kém. Doanh nghiệp nhà nước cũng đã không thực hiện như thể là "trụ cột của nền kinh tế" để chống lại các doanh nghiệp tư nhân đang lớn mạnh và năng động hơn, trong khi về mặt phạm vi chúng mang chiều kích nhỏ hơn và được hưởng ít đặc quyền hơn.
Ngoài ra, nỗ lực không ngừng của đất nước để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu (đặc biệt là sau khi gia nhập WTO vào năm 2007) dường như không được đền đáp xứng đáng. Chiến lược này còn tệ hơn bởi khả năng tương đối khiêm nhượng của Việt Nam chủ yếu dựa trên sản xuất công nghệ cấp thấp với giá rẻ, mang tính cục bộ với mức gia tăng giá trị thấp kém; và nó cũng đặt nặng vào sự phụ thuộc nơi hai nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là công nghệ và nghiên cứu phát triển, cùng xuất khẩu, với thâm hụt thương mại khổng lồ và sự hội nhập nghèo nàn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Cuối cùng, tham vọng đặt trọng tâm vào chuyện làm sao đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh và với số lượng cao trong hai thập kỷ qua đã trở thành chướng ngại chính trong việc đạt được một sự phát triển chất lượng bền vững hơn cho đất nước, và trên hết là xu hướng phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc trong nhiều khía cạnh.
Những thách thức mà ngày nay Việt Nam đang phải đối mặt không có giải pháp đơn giản hoặc tức thời. Những thử nghiệm sống còn để cho đất nước có thể tiến lên sẽ có liên quan đến những thay đổi toàn diện, mang tính kết cấu và chiến lược, chúng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên toàn thế giới và mở ra cho đất nước một tiềm năng đầy đủ trong nước. Điều này sẽ cần phải được thực hiện trong khuôn khổ của sự thỏa hiệp về ý thức hệ và một xã hội dân sự phát triển và tự hoạt động song song với quản trị tốt, được củng cố bởi các quy định của pháp luật ở tầm vĩ mô và sự quản lý hiệu quả ở cấp vi mô.
Nguyên tác: Time to rethink Vietnam’s socialist principles - Quang
Truong
Uit: East Asia Forum, 04/12/2013
Chuyển ngữ: Minh Hạnh
_______________
Tiến sĩ Trương Quang là giáo sư danh dự tại Trường Quản lý Maastricht.