Đinh Lâm Thanh


Tương quan giữa văn hóa và chính trị
(Bài phát biểu trong Ngày gặp gỡ Văn hóa Hải ngoại, Bruxelles, 29-31/08/2008

 

Kính thưa quý vị,

Từ sáng đến giờ các vị lãnh đạo tinh thần, các triết gia, quý vị tiến sĩ, quý giáo sư đại học cũng như những nhà nghiên cứu khoa học đã đề cập thật chi tiết nhiều khía cạnh chung quanh vấn đề văn hóa. Đến lượt tôi, tôi hân hạnh được ban tổ chức dành thời giờ để kết thúc ngày thuyết trình hôm nay bằng một bài tham luận.

Với tư cách một người cầm bút, một tù nhân chính trị cũng như một người tranh đấu, tôi xin chân thành cám ơn ban tổ chức và xin trình bày đề tài ‘Tương Quan Giữa Chính Trị Và Văn Hóa' mà tôi nghĩ rằng những ý nghĩ tôi đưa ra có thể mang lại một vài điều cần thiết đối với việc bảo tồn và phát triển gia sản của chúng ta trong trận chiến văn hóa ngày hôm nay.

Kính thưa quý vị,

Gần đây, một vài tổ chức văn học nghệ thuật thường đưa ra chủ trương rằng hoạt động văn hóa phải hoàn toàn tách khỏi môi trường chính trị. Vừa nghe qua thì đúng là văn hóa phải vượt ra ngoài tất cả xung đột ý thức hệ. Nhưng để ý suy nghĩ, nếu chủ trương nầy xuất phát từ nhà nước Việt Nam, thì đây chính là một kế hoạch chính trị được lồng vào không ngoài mục đích để phục vụ chế độ.

Tôi đồng ý rằng, nền văn hóa nhân loại phải vượt lên tất cả những vướng mắc nhất thời, nếu loay hoay vào những biến chuyển chính trị để tìm một hướng đi cho văn hóa thì có thể chúng ta đã đi ra ngoài mục tiêu tốt đẹp nhằm phục vụ con người. Nhưng đó chỉ là lý thuyết dù trong thời bình và dưới ảnh hưởng tự do dân chủ của một quốc gia đã có sẵn nền tảng văn minh vững chắc, đôi lúc cũng không thể tách chính trị và văn hóa ra làm hai lãnh vực riêng biệt. Huống gì so với hiện tình đặc biệt của chúng ta, một đất nước cai trị bởi Cộng sản và dân tộc bị phân hóa làm hai với hai nền văn hóa chống đối nhau thì vấn đề tách rời chính trị ra khỏi văn hóa không thể xảy ra.

Thật vậy, lãnh vực văn hóa và chính trị của một dân tộc bị phân hóa làm hai bởi một cuộc chi ế n tranh ý thức hệ không ranh giới thì hai lãnh vực nầy cần phải được kết hợp, dung hòa đồng thời bổ túc lẫn nhau để bảo vệ và phát triển nền văn hóa nhân bản đưa đời sống con người đến Chân Thiện Mỹ.

Một câu hỏi xin đưa ra: Vậy đối với Việt Nam chúng ta, dựa vào chế độ chính trị để làm nền tảng phát triển văn hóa, hay, phải dùng văn hóa để cải tạo và xây dựng chế độ ?

Dù hiểu theo chiều nào thì văn hóa và chính trị là hai hành động lúc nào cũng phải liên quan mật thiết với nhau. Đất lành sinh trái ngọt hoặc nói ngược lại, cây tốt khó mọc từ bùn dơ. Vậy có thể kết luận, chế độ chính trị tốt tự nhiên sẽ nẩy sinh một nền văn hóa tự do nhân bản và ngược lại một nền văn hóa nô bộc là công cụ giúp cho chế độ càng ngày càng thêm độc tài thối nát.

Trước khi đề cập đến hai nền văn hóa riêng biệt cũng như hai khuynh hướng chính trị đối nghịch của Việt Nam tại quốc nội cũng như người Việt Quốc Gia hải ngoại, xin quý vị đừng đơn giản hóa và đóng khung hai danh từ ‘văn hóa' cũng như ‘chính trị' trong một nghĩa hạn hẹp, mà đề nghị có một hướng nhìn bao quát rộng lớn hơn.

Không thể hạn chế nền văn hóa của một dân t ộc chỉ vỏn vẹn nằm trong phạm vi văn chương, ngôn ngữ và nghệ thuật mà cần phải đề cập đến truyền thống, phong tục cổ truyền, tập quán nhân gian, tôn giáo, y phục, ẩm thực… Cũng vậy, đối v ớ i hành động chính trị, không nên gò bó bằng những hình thức bên ngoài như hội họp xuống đường hô hào đá đảo mà phải nghĩ đến mục đích tối hậu của các hành động để tạo một tinh thần yêu nước, thương đồng bào, hướng về đất tổ. Vậy để được khách quan, cần nghiên cứu nhiều chi tiết dưới những lãnh vực khác nhau trong chiều hướng phục vụ đời sống tinh thần lẫn vật chất của con người để người làm chính trị có một lối nhìn bao quát hơn. Đối với hành động văn hóa, nhất là hoàn cảnh chúng ta hiện giờ, cũng cần nới rộng phạm vi hoạt động ra, song song với các chương trình tranh đấu, xây dựng, bảo vệ lý tưởng, sự toàn vẹn quê hương và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam để những suy nghĩ của người làm văn hóa khỏi bị lệch lạc.

Nói đến văn hóa và chính trị của Việt Nam trước và sau 1975 cũng như trong v ới ngoài nước thì thật không đơn giản. Từ việc thay đổi chế độ trong nước rồi nền văn hóa đỏ ra đời, đến môi trường tự do với các phong trào cách mạng đời sống Âu-Mỹ và việc bảo vệ văn hóa cổ truyền ở hải ngoại, là những ưu tư của những người hằng quan tâm đến vận nước và gia tài văn hóa dân tộc.

Chúng ta không thể khách quan xem việc bảo tồn văn hóa Việt Nam một cách đơn giản như dưới thời bình và trong một chế độ tự do dân chủ, vì nền văn hóa của tổ tiên để lại đã bị đổi chiều trong quốc nội và đang bị phá sản tại hải ngoại. Việc bảo tồn văn hóa của chúng ta không thuận buồm xuôi gió mà phải đương đầu trực diện trước một cuộc chiến khốc liệt, không ranh giới, không quy ước. Đó là cuộc chiến ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản mà văn hóa chính là vũ khí của chiến trường để đối đầu với nhau.

Nếu xét về lượng, trận chiến hiện nay giữa ta và địch không cân xứng cả chính trị lẫn văn hóa. Cộng sản đã dốc toàn lực để ăn thua đủ trong giai đoạn quyết liệt một mất một còn với chúng ta. Hà Nội đã tung hết khả năng, từ vật lực đến nhân lực, đánh một lượt hai mặt chính trị lẫn văn hóa vào cộng đồng người Việt Quốc Gia. Chúng đã xử dụng môi trường văn hóa làm bàn đạp cho thế chính trị, hai mặt trận phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ với nhau. Cộng đồng chúng ta trong thế bị động và chỉ có chống đ ỡ . Lượng đã yếu mà còn bị một số tổ chức hải ngoại kêu gọi loại bỏ yếu tố chính trị ra ngoài chương trình phát triển và bảo tồn văn hóa là một điều bất lợi cho công cuộc tranh đấu hiện nay. Nếu chúng ta thiếu lý tưởng không có tinh thần để chống đ ỡ , bảo tồn và phát triển văn hóa cổ truyền dân tộc Việt Nam thì xem như chưa đánh đã thua! Trước một đối thủ dư thừa nhân-vật-lực cộng thêm những thủ đoạn tráo tr ở gian manh, nếu chúng ta không sức, thiếu khả năng và sáng suốt thì chắc chắn chúng ta sẽ đi vào con đường hỏa mù mà kẻ thù đã giăng ra.

Không thể thuần túy và đơn giản kêu gọi giới trẻ theo học tiếng Việt, nghe một buổi thuy ế t trình hay đọc vài cuốn sách là xong việc bảo tồn và phát triển văn hóa như chương trình của một vài tổ chức đề ra. Nếu chỉ có thế thì không khác gì chúng ta mời giới trẻ đến xem một cuộc triển lãm, nghe một chương trình ca nhạc xong rồi ai về nhà nấy. Như vậy làm văn hóa trong tình hình chính trị hiện nay thì chẳng đi đến đâu mà còn đem lại một kết quả ngược chiều. Điều quan trọng là phải biết tạo cho mọi người, nhất là thành phần trẻ có một tinh thần yêu nước, biết đâu là nguồn gốc dân tộc, đâu là lịch sử oai hùng, đâu là di sản của t ổ tiên. Phải làm thế nào cho thế hệ trẻ hiểu được nỗi khổ tâm của kẻ ra đi cũng như cảm thông thân phận của ngư ờ i ở lại, phải biết đâu là chính nghĩa, đâu là con đường phải tiến tới để mai kia còn quay về phục vụ quê hương.

Trước các chương trình đầu độc ru ngủ qua văn hóa của Cộng sản, chúng ta cũng phải dựa theo con đường chính trị để phát huy tính chất nhân bản để chống lại văn hóa vô sản, dùng tôn giáo đối đầu văn hóa vô thần, lấy tình người cải tạo văn hóa loài thú!

Trong lúc địch ru ngủ chúng ta bằng văn hóa đỏ mà những người trong cộng đồng làm văn hóa bằng hình thức thụ động, chống đ ỡ hoặc chạy theo chiêu bài ‘loại chính trị ra khỏi văn hóa', thì không khác gì chưa ra trận chúng ta đã đầu hàng vô điều kiện. Tóm lại trong hoàn cảnh hiện tại chúng ta không thể tách rời ‘ chiến tranh văn hóa ' ra khỏi ‘ chiến tranh chính trị' . Hai mặt trận phải song song hổ trợ cho nhau để đối đầu với Cộng sản khi chúng dùng văn hóa để phục vụ mưu đồ chính trị bất chánh. Nếu chúng ta muốn bảo tồn văn hóa nhân bản mà loại hẳn vấn đề chính trị ra ngoài thì lấy gì làm căn bản cho trận chiến không biên giới ngày nay?

Xin ghi nhớ, chúng ta là những chiến sĩ trong cuộc chiến giữa hai nền văn hóa nhân bản và văn hóa vô sản. Kẻ thù v ớ i khả năng dư thừa sẵn có, chúng đang lấn áp chúng ta trên mọi lãnh vực. Nếu những nhà làm văn hóa không tiếp tay với Cộng đồng Người Việt Quốc Gia thì xin cứ làm văn hóa theo đường lối thuần túy, đừng hô hào lên tiếng đòi hỏi loại bỏ yếu tố chính trị ra ngoài vòng chiến. Thái độ và hành động nầy không khác gì việc tiếp sức cho kẻ thù, phá hoại công cuộc tranh đấu chung của toàn th ể dân tộc Việt Nam hiện nay.

Xin chân thành cám ơn Quý Vị.

Bruxelles, 20.8.2008
Đinh Lâm Thanh

 


Cái Đình - 2008 .