Thường Nhược Thủy


Tổng quan về vai trò của nền văn hóa Việt (II)

 

…Như vậy, trong xu thế toàn cầu hóa liên quốc gia, sự áp đặt một chiều khi lấy di sản văn hóa Tây phương làm trọng tâm phải được thay bằng thế tương tác giữa các nền văn hóa thì mới có hy vọng thoát khỏi những chướng ngại vật hiện đang vấp phải.

Tóm lại, văn hóa dân tộc – hồn của dân tộc chủ nghĩa – không những chỉ là nội lực, cội nguồn, bản sắc của dòng sinh mệnh dân tộc mà còn là yếu tố thiết yếu trong sự tiếp nhận thành công xu thế toàn cầu hóa / liên quốc gia niện nay.

Vậy thì việc trở về nguồn để tìm lại bản sắc, nội lực của nếp sống dân tộc – đạo sống Việt – xem ra chẳng phải là chuyện lẩm cẩm và lạc hậu trong lúc ngôi làng hoàn vũ đang trên xu thế hình thành.

Nhưng liệu thực sự có văn hóa / bản sắc Việt không mà tìm? (Bấm vào đây để đọc bài Tổng Quan Về Vai Trò Của Nền Văn Hóa Việt ( phần I) của cùng tác giả. Các tiểu tựa bên dưới do Cái Đình mạn phép đưa vào để độc giả tiện theo dõi bố cục và các vấn đề được nêu ra trong bài viết.)

 

Sự hình thành đất nước Trung Hoa

Một số quan điểm trọng Hoa hoặc trọng Tây cho rằng việc tìm tòi bản sắc Việt thực chẳng khác gì mò kim đáy biển và động lực của nó chẳng qua chỉ bắt nguồn từ mặc cảm tự ti nhược tiểu. Theo họ, cái mà chúng ta gọi là tộc Việt chỉ là một nhóm cư dân vong mạng gốc Hoa từ đất Tàu phiêu bạt đến bán đảo Đông Dương, sống chung chạ với đám thổ dân man rợ mà tạo thành một thứ tạp chủng với bản chất pha trộn Trung Hoa, Ấn Độ, Đa Đảo… Cái nhìn phiến diện và vong bản đó đặt cơ sở trên một nhận thức sai lạc: nước Tàu từ thuở lập quốc đã nằm trên một địa bàn rộng lớn như hiện tại và có một dân tộc thuần chủng gọi là Hán tộc.

Từ năm 1935, Will Durant đã vạch rõ: Trung Hoa cũng như Ấn Độ phải được so sánh với cả một lục địa, như châu Âu chẳng hạn, chứ không thể so sánh với một nước nào đó ở Âu Châu. Chúng không gồm một chủng tộc thuần nhất và duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều sắc tộc khác nhau từ nguồn gốc cho đến ngôn ngữ, nghệ thuật, đặc tính. Còn phong tục, luân lý và chế độ thì trái hẳn nhau. (21)

Wolfram Eberhard, giáo sư đại học California đã từng giảng dạy tại đại học Bắc Kinh và đã để ra nhiều năm nghiên cứu về phong tục, tín ngưỡng của các sắc dân tại Nam Trung Quốc, cũng đã nhận định như sau: Ỳ kiến cho rằng chủng tộc Hán đã sản sinh ra nền văn minh cao đại hoàn toàn tự lực do chính những tài năng đặc biệt của họ thì nay đã không thể đứng vững. Hiện nay người ta đã biết rằng xưa kia không có một chủng tộc Tàu và ngay cả người Tàu cũng chẳng có nữa… Người Tàu thực ra chỉ là sự pha trộn dần dần theo một tiến trình vừa phiền toái vừa lâu dài của nhiều bộ tộc khác nhau. Vì thế, chúng ta thấy rằng không hề có một nước Tàu văn minh với chung quanh toàn là những dân tộc man di mọi rợ, mà chỉ có một nước Tàu và các quốc gia chung quanh cùng văn minh như họ tuy theo một đường lối khác. (22)

Trong khi đó, một số sử gia và học giả Việt lại dốc lòng tin vào những tài liệu sử sách Trung Quốc đến độ nghi ngờ và thậm chí phản bác cả các tài liệu sử sách của dân tộc mình. Họ quên rằng chính Mạnh Tử, từ thế kỷ thứ IV trước Tây Lịch đã phải cảnh giác các môn sinh trước tệ nạn tôn sùng kinh điển: Tận tín thư bất như vô thư (nhắm mắt tin vào sách thì chẳng thà đừng có sách còn hơn) (23). Theo Mạnh Tử, sau khi đọc thiên Vũ Thành trong Chu Thư (bộ sử chính thống của nhà Chu), ông chỉ thấy có vài đôi câu là đáng tin.

Thực vậy, do những nguyên do chủ quan cũng như khách quan, lịch sử những giai đoạn hình thành của một dân tộc tự coi mình có một nền văn minh cao nhất và lâu đời nhất, có những sử quan sớm sủa nhất, lại được ghi chép vô cùng mập mờ và sơ hở. Chính Will Durant cũng phải thắc mắc: Không ai biết dân tộc Trung Hoa từ đâu đến, thuộc giống người nào, đã văn minh từ bao lâu rồi…? (24)

Charles O. Hucker, giáo sư Trung Hoa học và sử Học tại đại học Michigan, khi nghiên cứu sử liệu Trung Quốc cũng phát giác ra rằng: “…Có một sự bỏ sót đáng lưu ý… là… không có một gợi ý nào trong các truyền thuyết cổ sơ đề cập tới một đấng anh hùng nào đã đưa dân tộc Trung Hoa từ đâu đó đến nước Tàu ngày nay” (25). Từ đó ông nhận định rằng: “Người Trung Hoa có lẽ là một dân tộc duy nhất trong số các dân tộc chính trên thế giới mà trong truyền thống sơ khai không đề cập tới các huyền thoại sáng thế cũng như sử thi liên hệ đến sự thiên di cổ đại của dân tộc mình” (26).

Lý do chủ quan chính yếu rất có thể là một hành vi cố tình xóa bỏ nguồn gốc du mục Bắc Địch Tây Nhung của tổ tiên mình (27), cũng như phủ nhận sự thâu hóa các tinh hoa văn hóa của các dân tộc bản địa trong quá trình hình thành một quốc gia tinh hoa độc tôn nằm chính giữa thiên hạ (Trung Hoa)! Lịch sử dựng nước của một dân tộc con Trời có nhiệm vụ vương hóa các dân tộc hạ đẳng (Bắc Địch, Nam Man, Đông Di, Tây Nhung) do đó phải được viết lại sao cho xứng hợp với thiên mệnh được giao phó.

 

Khuyết sử, huyền sử và tín sử

Trong bài tựa của cuốn China do Caroline Blunden và giáo sư Mark Elvin của đại học Oxford làm chủ biên, một câu hỏi đã được nêu lên: “Liệu ngay cả chính người Trung Hoa có được bao nhiêu ý niệm về Trung Quốc xưa kia thật sự ra làm sao? Đấy là một nền văn minh cổ xưa nhất của thế giới còn tồn tại, xét theo sự liên tục về văn hóa, ấy vậy mà quá khứ của nó đã bị tái hiệu đính (re-edited) liên miên thay vì thực sự được bảo tồn… Chẳng những vậy, ngày nay đã chẳng còn được bao lăm tài liệu nguyên bản. Hầu hết chỉ là những bản sao của những bản sao…, đôi lúc kể cả những họa phẩm” (28).

Chẳng những thế, não trạng độc hữu độc tôn của văn hóa du mục đã đóng góp thêm vào việc xóa nhòa quá khứ của cả giai đoạn hình thành của cái gọi là Trung Quốc hiện nay, và các sử gia đã phải viết lại lịch sử theo ý hướng của triều đại mới. Theo giáo sư Charlea O. Hucker: “…Có rất ít các thông tin xác thực trong kỷ nguyên hình thành còn sót lại. Các trận chiến độc hữu hủy diệt kéo dài nhiều thế kỷ trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, việc tịch thu và đốt sách đời nhà Tần và các cuộc nội chiến tái phát đưa đến sự sụp đổ triều đại nhà Tần đã thiêu hủy sạch những cung điện và thư viện đầy ắp sách vở. Sau đó các học giả và chính khách có thói quen dựa vào khoảng trống của tài liệu còn lại bằng những suy diễn được uốn nắn nhằm phục vụ mục tiêu của thời đại và hoàn cảnh của họ. Những gì đã được viết liên hệ đến kỷ nguyên hình thành đều do những người Trung Hoa sau này, liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã chất đầy các phòng ốc, nếu không muốn nói là chất đầy cả các công thự. Tuy nhiên, những nghi vấn về sự chân xác và khả tin của những tài liệu còn sót lại từ thời đại hình thành đã được nêu lên rất sớm sau khi nhà Tần sụp đổ và từ đó cho đến nay vẫn là mối quan tâm của các học giả. Toàn bộ các tác phẩm từ trước thời nhà Tần đã bị lên án và bị ngụy tạo sau đó. Một vài văn bản được tạm chấp nhận dưới một dạng nào đó và một số khác đã có nhiều phần được thêm thắt sau này” (29).

Cái thói quen điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa của sử liệu đã được các sử gia Trung Quốc áp dụng triệt để trong ý đồ cố lấp đầy thời khuyết sử bằng cái họ mệnh danh là Tam Hoàng, Ngũ Đế. Theo W Eberhard, vào khoảng năm 450 trước Tây lịch, một học giả nào đó đã mang Hoàng Đế, một vị thần nhỏ trong địa phận Sơn Đông, lên làm vị vua đầu tiên của dân tộc Trung Hoa. Hành động suy cử này có lẽ nhằm giúp một vài lãnh chúa thời đó nhận quàng là hậu duệ Hoàng Đế để chính thống hóa việc tranh ngôi thiên tử với nhà chu. Thuận theo đó, dần dần Hoàng Đế đã được hầu hết giới quý tộc Trung Hoa và kề cả nhà Chu tôn thờ làm thủy tổ. Đã có thủy tổ rồi thì phải kiếm thêm hoặc tạo thêm vài ba vị vua khác (như Toại Nhân, Thần Nông, Phục Hy,…) cho đủ Tam Hoàng, Ngũ Đế (30).

Giả thuyết của Ebehard giúp cho sự giải thích vì sao mà Khổng Tử (551 – 479 TTL.) chưa hề nhắc đến Hoàng Đế vì vào thuở sinh thời của Khổng Tử, ông thủy tổ của Trung Hoa còn đang ngồi ở một ngôi miếu nhỏ tại một nơi khỉ ho cò gáy nào đó trong tỉnh Sơn Đông.

Nối tiếp Tam Hoàng, Ngũ Đế là hoàng kim thời đại Nghiêu Thuấn, vua sống trong nhà lá, yêu thương dân như con ruột, giỏi trị nước, nhà không cần khóa cửa, của rơi ngoài đường không ai lượm,… Theo Nguyễn Hiến Lê: “Các học giả cho rằng Khổng Tử tạo ra huyền thoại đó để chống đỡ cho tư tưởng chính trị của ông. Có thể là như vậy. Bộ sử cổ nhất của Trung Quốc là Kinh Thư có ghi chép về thời Nghiêu Thuấn trong Ngu Thư. Nhưng Ngu Thư lại bị các học giả ngày nay ngờ là ngụy thư do các nhà nho đời Hán viết vào khoảng thế kỷ thứ II sau Tây Lịch. Vậy thì tác phẩm đầu tiên đáng tin được nói về thời Nghiêu Thuấn là bộ Luận Ngữ, chép lại lời Khổng Tử… Khổng Tử sống cách thời Nghiêu Thuấn khoảng 800 năm, mà thời Nghiêu Thuấn chưa có tín sử, chưa có chữ viết thì muốn tô điểm sao cho Nghiêu Thuấn cũng được “(32).

Sau nhiều thiên niên kỷ khuyết sử và huyền sử là thời Tam Đại: Hạ, Thương, Chu, một giai đoạn được coi là tín sử thực sự mở màn cho sự hình thành cái gọi là nền văn minh Trung Quốc sau này.

Tuy nhiên, cho đến khoảng mấy chục năm gần đây, phần tín sử duy nhất của thời Tam Đại còn sót lại thuộc đời Tây Chu. Ngay từ thế kỷ thứ VI trước Tây Lịch, Khổng Tử khi viết về nhà Thương đã than rằng: “Làm sao bàn được lễ tục của họ? Tài liệu thì chẳng còn mà người hiền cũng đã mất!” Vì thế, các sử gia đầu thế kỷ thứ XX đã định xếp cả hai thời nhà Hạ và Thương vào huyền sử và coi như nhà Tây Chu là triều đại tiên khởi của Trung Quốc (31),

 

Các đóng góp vào việc hình thành nền văn minh Trung Hoa

Nhà Tây Chu thuộc bộ lạc du mục Tây Di (34), sau khi cấu kết với tộc Khương (cổ Tây Tạng) đã diệt nhà Thương theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Theo Chu Thư, binh lính của nhà Thương bị giết nhiều đến nỗi máu chảy thành suối làm trôi cả những chày giả gạo (35). Về mặt tinh thần, nhà Tây Chu ra lệnh khử tịch, đốt hết văn khố của nhà Thương vào năm 1050 trước Tây Lịch. Tinh thần độc hữu du mục đã được thực hiện triệt để đến nỗi nhà Thương suýt bị xóa tên khỏi lịch sử Tàu nếu không nhờ những cuộc thám quật quan trọng từ năm 1928 đến 1972. Kết quả của những cuộc thám quật này đã làm cho mọi người sửng sốt về sự đóng góp lớn lao của nhà Thương trong việc xây dựng nền văn minh Trung Quốc sau này: sự hình thành văn tự.

Nhưng đáng ngạc nhiên hơn nữa là nhà Thương có nhiều đặc trưng gần với các nền văn hóa khác hơn là Trung Hoa (36). Một trong các điểm nổi bật là mặc dầu thuộc xã hội phụ hệ, nhà Thương đã để cho giới phụ nữ quý tộc hưởng một mức độ tự do và bình đẳng với nam giới mà cho đến nhiều thế kỷ sau, nữ giới Trung Quốc mới được hưởng (37) (Hoàng Hậu Phụ Hảo đã làm tướng cầm quân và có lúc thay nhà vua tế lễ).

Ngoài phương diện nam nữ bình quyền, xã hội nhà Thương còn có những đặc điểm sau:

– Đã chuyển sang nền văn minh nông nghiệp ổn định trồng lúa nước (38), nuôi gia súc, nuôi tằm.
– Có đồ đồng được đúc bằng kỹ thuật cao (39).
– Có tục lệ thờ cúng tổ tiên, nhà vua thờ Đế tổ (Thượng Đế).

Những đặc trưng này là biểu hiện hùng hồn nhất của sự thuần hóa văn minh du mục bằng nền văn minh trồng lúa nước tại phương Nam, nói đúng hơn là văn minh của cư dân Bách Việt sinh sống tại phía Nam sông Dương Tử.

Theo Edward H. Schafer: “Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, nghệ thuật trồng lúa nước và thuần hóa súc vật đã được người Tàu thâu hóa từ những chủng tộc mà họ khinh bỉ tại phương Nam xa xôi…” (40). Kỹ thuật đúc đồ đồng đỏ (bronze) cần phải được pha chung với kẽm mà địa bàn sinh sống của dân Thương Ân không có mỏ kim loại này. Trong khi đó, cha ông dân Việt trong thời đại Hùng Vương đã có tri thức vững chắc về kỹ thuật luyện kim đúc đồ đồng. Kết quả phân tích quang phổ thành phần hợp kim đồ đồng dưới thời Hùng Vương cho biết: hàm hợng đồng trong các đồ đồng chiếm khoảng 80% đến 90% và hàm lượng kẽm từ 10% đến 20%. Một hợp kim gồm tỷ lệ đồng và kẽm như thế là hợp kim tốt, có thể dùng để chế tạo các dụng cụ bền chắc (41). Các mai rùa rất lớn dùng để làm bàn bói toán tìm được trong các lăng mộ thời Thương Ân chỉ có ở phía Nam Trung Hoa. Theo Louise Lavathes: “Có lẽ bị ảnh hưởng của tộc Di, các pháp sư nhà Thương cũng khởi sự dùng một số lượng lớn yếm rùa phát xuất từ Nam Trung Hoa vào các nghi lễ của họ” (42). Louise Lavathes cho rằng tộc Di có một tập hợp văn hóa phức tạp bao gồm cả Đông Di lẫn Nam Di (Bách Việt), trải dài theo duyên hải Trung Hoa qua vùng đất cũ của người Việt và Ngô (vùng Triết Giang và Giang Tô hiện nay) lên tới bán đảo Sơn Đông (43). Theo tác giả, nhà Thương đã thâu hóa từ tộc Di kỹ thuật trồng lúa nước, dẫn thủy nhập điền, đồ sơn mài, đồ tre, vải làm bằng vỏ cây, chế tạo thuyền dài và nghệ thuật khắc, mài dũa ngọc.

Vẫn theo tác giả, khi bị nhà Chu diệt, một số người Thương có thể đã phải nhờ tộc Di giúp họ trốn đi bằng thuyền sang tận Tân Thế Giới (Mỹ Châu). Tác giả đề cập tới hai nền văn hóa có nghệ thuật cao đã đột phát một cách bí ẩn tại một vùng hoang dã thuộc Nam và Trung Mỹ vào khoảng thời gian nhà Thương bị sụp đổ: “Các nghệ nhân Chavin tại Peru đã điêu khắc tượng một loài thú giống các tượng hổ như đời Thương với các đặc trưng của hổ Châu Âu, khác hẳn loại báo Jaguars hay Puma tại Nam Mỹ. Tình cờ, cũng vào khoảng thời gian này, nền văn minh Olmec tại Mexico cũng đột ngột xuất hiện. Các nghệ nhân Olmec cũng tạo nhiều mỹ phẩm điêu khắc bằng loại ngọc chưa từng thấy tại vùng này. Giống như người Thương, dân Olmec cũng dùng ngọc như là tế phẩm tại các lăng mộ (vào năm 1998, một chuyên gia về cổ tự Trung Quốc đã xác định một số ký hiệu trên một nhóm tượng ngọc Olmec là chữ thời nhà Thương)”.

Căn cứ vào các sự kiện kể trên, Louise Lavathes nhắc đến ý kiến chung của các học giả là xem ra ít nhất cũng có đôi chút ảnh hưởng của Á Châu tại Tân Thế Giới trước khi Kha Luân Bố đặt chân đến vùng này. Gạt qua một bên tầm mức và thời gian của ảnh hưởng đó, tác giả cho rằng một trong những thời điểm tiếp xúc có khả năng xảy ra nhất có thể vào khoảng năm 1000 trước Tây Lịch và có thể liên hệ đến những người Thương di tản cùng các thuyền nhân người Di (44). Như đế minh họa cho lập trường của mình, tác giả đã in trên cùng trang sách hình chèo thuyền trên trống đồng Đông Sơn (mà tác giả ghi chú nhầm là hoa văn hình chèo thuyền trên trống đồng triều Hán).

Trong khuôn khổ của một bài tổng quan, chúng tôi không thể đi vào chi tiết của vấn đề. Mong rằng trong những cuốn sách tới của Tủ Sách Việt Thường, với ý hướng tìm về nguồn cội, chúng tôi sẽ có dịp khai triển và đào sâu hơn về vấn đề này. Theo thiển ý, đây là chứng tích rất quan trọng về phần đóng góp của nền văn minh trồng lúa nước Bách Việt vào giai đoạn đặt nền tảng cho cái gọi là nền văn minh Trung Hoa sau này.

Thực vậy, đóng góp lớn lao nhất cho sự phát triển và trường tồn của nền văn minh Trung Hoa là việc hình thành cơ sở chữ viết tượng hình và tượng ý của nhà Thương. Yêu cầu tiên khởi của chữ viết này là để ghi lại các lời cầu xin với thần linh của các thuật sĩ, pháp sư có lẽ đến từ phương Nam (chữ ghi trên yếm rùa phát xuất từ phương Nam). Vì ngôn ngữ của họ khác với người Thương nên có lẽ họ đã nghĩ ra cách hình thành văn tự theo lối tượng hình và tượng ý để dù ngôn ngữ khác nhau nhưng nhìn vào văn tự thì hiểu những chữ đó biểu hiện cho vật gì, ý gì. Vào thời đó, địa bàn hoạt động phồn thịnh nhất là vùng bình nguyên sông Dương Tử, các bộ tộc du mục kéo từ Tây và Bắc xuống giao lưu cùng các bộ tộc nông nghiệp từ Nam và Đông kéo lên (45). Loại chữ tượng hình, tượng ý này vô hình chung đã trở thành một chuyển ngữ (langua franca) hữu hiệu nhất trong cộng đồng đa chủng này. Sau nhiều thế kỷ hoàn thiện, văn tự này đã trở thành một vũ khí giúp thống nhất một quốc gia đa chủng và kiến lập một nền văn hóa liên tục cho Trung Quốc.

Một cống hiến quan trọng nữa của nhà Thương vào sự bền vững của xã hội Trung Hoa sau này là tục lệ thờ cúng tổ tiên, bắt nguồn từ nền tảng gia đình của một xã hội nông nghiệp trồng lúa nước ổn định.

Theo Lâm Ngữ Đường: “Trong số những sức mạnh văn hóa giúp duy trì sự ổn định nòi giống trước hết phải kể đến hệ thống gia đình Trung Quốc. Nó đã được định hình và tổ chức hoàn hảo đến độ làm cho con người vô phương quên đi được giòng giống của mình. Hình thức xã hội bất tử này có một chút thiêng liêng của tôn giáo, được làm nổi bật lên bởi tục thờ cúng tổ tiên và đã đi sâu vào tâm thức của hồn Trung Quốc. Hệ thống gia tộc đầy tín ngưỡng và tổ chức hoàn thiện này là một lực vô song khi tộc Hoa phải đương đầu với một ngoại tộc có ý thức gia tộc lỏng lẻo hơn” (46). Chẳng những thế, vẫn theo Lâm Ngữ Đường, hệ thống gia tộc hoàn hảo của Trung Hoa còn có sức đồng hóa đến cả kiều dân Do Thái tại Hồ Nam (47).

Trong hai cống hiến lớn lao kể trên của nhà Thương vào nền văn minh Trung Hoa cũng đã có phần đóng góp không nhỏ của văn minh Bách Việt. Học giả Joseph Needham, tác giả bộ sách vĩ đại Science of Civilization in China dài hàng mười ngàn trang, đã liệt kê 26 truyền thống mang đặc trưng của nền văn hóa Hòa Bình đã được người Việt cổ du nhập vào đại lục Trung Quốc theo vết chân di cư của mình. Dễ kiểm chứng và có ảnh hưởng đến văn hóa Trung Nguyên có lẽ là tục thờ cúng tổ tiên, tục mở hội mùa Xuân, mùa Thu, tục kén vợ kén chồng theo quan niệm tự do luyến ái chứ không theo tục cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy (48), văn hóa về sông biển, về đồ đồng, đồ sắt, kỹ thuật trồng lúa nước, đốt rừng làm rẫy, trồng và làm dụng cụ bằng tre. Và quan trọng hơn cả là cách phát âm và cách cấu trúc ngôn tự (49).

Sau khi diệt nhà Thương, nhà Chu đã thừa hưởng một di sản văn hóa lớn lao mang nhiều ảnh hưởng nông nghiệp Bách Việt. Để củng cố tinh thần văn minh du mục trên cơ sở văn hóa nông nghiệp, nhà Chu đã dần dần điều chỉnh từ thượng tầng xuống đến hạ tầng cấu trúc xã hội. Tục thờ Trời (nhân cách hóa Thượng Đế) chung với Tổ Đế (quốc tổ nhà Thương) đã được tách rời ra. Lễ tế Trời, do ảnh hưởng của văn minh nông nghiệp, được tổ chức riêng biệt một thời gian, sau đó dần dần được thay thế bởi ông Trời trừu tượng toàn năng (Thiên) của nhà Chu (50) để phù hợp với thuyết thiên mệnh của họ. Từ đó dẫn đến hệ quả vua là thiên tử (con Trời), thay Trời cai trị toàn dân trong thiên hạ (dưới gầm trời). Thiên hạ thời đó có trung tâm là bình nguyên Hoàng Hà được mệnh danh là Trung Nguyên, còn được biết là trung tâm của tinh hoa văn hóa Trung Quốc (51). Bao quanh tứ phía của trung tâm tinh hoa văn hóa độc tôn này tất nhiên phải là các bộ tộc man di mọi rợ được Trung Hoa gọi là Tây Nhung, Bắc Địch, Đông Di, Nam Man (còn được gọi là Bách Việt)! Nhà Chu thay thế thể thức truyền hiền của nhà Thương sang chế độ tôn pháp dựa trên huyết thống, đích tử trong việc truyền ngôi thiên tử. Chế độ này ảnh hưởng rất lớn đến xã hội thời đó cũng như những thời sau và cho mãi tới ngày nay. Theo chế độ này, trong vương triều, con trai trưởng của nhà vua theo nguyên tắc là con được truyền ngôi, và chỉ người con này được làm thiên tử hay vương. Trong các gia đình đại phu cũng vậy, người con trai kế nghiệp làm chủ tế được gọi là đại tôn… Còn trong gia đình thường dân, người con trai trưởng được hưởng gia tài, giữ việc hương khói. Vai trò phụ nữ dưới chế độ này bị hạ thấp: không được kế thừa, tế tự…, nữ sinh ngoại tộc.

Chế độ nội thị (hoạn quan) Theo truyền thống của tộc Proto-Turkic, mà nhà Chu là hậu duệ, đã được du nhập vào triều đình Tàu lần đầu tiên. Nhà Chu còn thiết lập chế độ phong kiến, phong đất cho thân thích va công thần, mỗi người làm chư hầu một nơi để trấn áp các dân tộc chưa thần phục nhà Chu. Năm 671 trước Tây Lịch, Chu Huệ Vương ra lệnh cho sở Thành Vương phải trấn dẹp loạn Di Việt ở phương Nam, không cho chúng xâm lược Trung Nguyên.

Qua những căn cứ trên các di chỉ văn hóa khai quật được cũng như các tài liệu tín sử, giai đoạn hình thành nền văn minh Trung Quốc đã được xây dựng bởi các nền văn hóa du mục từ phương Bắc và Tây Bắc (Thương + Chu) với ảnh hưởng của văn hóa trồng lúa nước của Bách Việt từ phương Nam. Điều này phù hợp với thuyết của Joseph Needham: có bốn nền văn hóa cổ đại hội tụ thành văn hóa Trung Hoa:

1.- Văn hóa du mục cổ Tungusic (Mãn) từ phương Bắc.
2.- Văn hóa du mục cổ Turkic (Thổ Nhĩ Kỳ) từ Tây Bắc.
3.- Văn hóa cổ Tibetan (Khương) từ phương Tây.
4.- Văn hóa Việt từ phương Nam và Đông Nam.

Như vậy có lẽ không còn gì rõ rệt hơn về sự đóng góp của dân tộc Việt và văn hóa Việt vào sự hình thành đất nước cũng như con người Trung Hoa hiện nay (52).

Với vũ khí văn hóa vô song là chữ viết tượng hình, tượng ý, cũnh như các định chế xã hội thâu hóa được từ nền văn minh nông nghiệp nhưng lấy văn hóa du mục làm chủ đạo, nhà Chu đã trở thành mẫu mực định hướng cho các triều đại kế tục. Trong quá trình chuyển hóa từ văn minh du mục sang du canh du cư rồi đến định canh định cư theo qui luật đào thải của sức mạnh cũnh như nhu cầu bảo vệ hoặc lấn chiếm đất đai, mùa màng, hàng ngàn bộ lạc nhỏ thời Tây Chu đã hợp lại thành khoảng 100 chư hầu vào thời đầu Đông Chu, rồi xuống tới 14 nước vào thời Xuân Thu. Trong số này chỉ có 5 nước hùng cường được gọi là Ngũ Bá thay nhau kế tục làm minh chủ: Tề, Tần, Tống, Tấn và Sở. cuối thời Xuân Thu có thêm hai nước hùng mạnh nữa là Ngô và Việt ở Đông Nam (53). Bước sang thời Chiến Quốc thì có Thất Hùng: Tề, Hán, Ngụy, Triệu, Tần, Sở và Yên. Những nước này gây hấn, đánh nhau liên miên.

 

Các yếu tố đặc thù phương Bắc và phương Nam

Trong bối cảnh thiên hạ đại loạn kể trên, nước nào cũng ôm mộng tranh bá đồ vương. Những bậc trí giả bụng đầy bồ chữ hết thảy đều muốn lập thuyết nhằm tái lập trật tự xã hội, an bang tế thế, tạo nên cảnh bách gia tranh minh, trăm hoa đua nở. Chư hầu nào cũng mở rộng cửa hết lòng chiêu hiền đãi sĩ, đón tiếp các biện sĩ du thuyết với ước mong tìm được người tài giúp mình lên làm chủ thiên hạ. Thuyết nổi tiếng hơn cả là Liên Hoành của Trương Nghi và Hợp Tung của Tô Tần. Thuyết Liên Hoành của Trương Nghi đã giúp nhà Tần thống nhất Trung Quốc, diệt nhà Chu (221 trước Tây Lịch), chấm dứt 500 năm loạn lạc.

Về phương diện triết học, trước sự sụp đổ thê thảm của trật tự xã hội do Chu Công kiến lập: bề tôi giết vua, con bỏ cha, vợ lìa chồng, cửa nhà tan nát,… xãy ra hàng ngày khắp nơi. Các triết gia thời Xuân Thu hết sức đau lòng, cố moi tim óc tìm ra triết thuyết để cứu đời. Tựu trung chúng ta có thể chia họ ra làm hai phái chính:

– Bắc phái (lưu vực sông Hoàng Hà): đại biểu Nho gia (Khổng Tử) và Pháp gia.
– Nam phái (lưu vực sông Dương Tử): đại biểu Lão Tử (54).

Trường phái Bắc phản ảnh đặc trưng duy lý du mục mặc dù Khổng Tử ứng dụng định chế xã hội nông nghiệp miền Nam (đã được điều chỉnh theo tôn pháp), thiên về trị nước bằng văn, đức và lễ. Ngược lại, trường phái Pháp gia chủ trương trị nước bằng pháp luật, hình chính, bạo lực, bất kể nhân nghĩa, thân sơ. Tuy nhiên cả hai trường phái đều dùng thuyết thiên mệnh làm cơ sở, tuyệt đối hỗ trợ quyền chuyên chế.

Trường phái Nam phản ảnh đạo sống nông nghiệp, vượt qua sự tìm hiểu nguyên nhân phiến diện của sự hỗn loạn xã hội đương thời của Khổng Nho để đi tìm nguyên nhân sâu xa sự sa đọa của loài người. Theo Lão Tử, nguyên nhân chính yếu và duy nhất là vì con người ngày một xa rời khỏi Đạo, không sống thuận theo Đạo; nghĩa là không thuận theo tự nhiên, mất đi sự chất phác, quá nhiều dục vọng, xảo trí cơ tâm. Thay vì chữa chạy vá víu bằng đức, lễ hay pháp, Lão Tử tin rằng chỉ có một cách duy nhất là trở về với Đạo, sống hài hòa với tự nhiên, trở về với sự chất phác (phản phác).

Khác với Nho và Pháp, Lão Tử không đếm xỉa gì đến thiên mệnh. Đáng sợ nhất là ông vua của Pháp gia. Đáng trọng nhất là ông vua lý tưởng của Khổng tử. Dễ thương nhất là ông vua vô vi của Lão Tử (55).

Theo Lão Tử, vua phải phục vụ dân, hy sinh cho dân, phải vô tư, khiêm hạ và khi công thành rồi thì nên lui về, đó chính là Đạo Trời. Ngoài ra Lão Tử còn lật ngược cả chế độ tôn ti, phong kiến của Khổng Tử. Lão chủ trương bình đẳng (vạn vật như nhau, không phân biệt quý, tiện), tự do (để vạn vật phát triển tự nhiên theo bản tính, không nên can thiệp vào). Bình đẳng, tự do là những giá trị đi ngược với chế độ phong kiến dựng trên phân quyền, phụ quyền và nam quyền. Lão Tử trọng nữ tính hơn nam tính: Đạo là mẹ của vạn vật (trong khi Khổng Tử cho rằng Thượng Đế có nam tính).

Hai tính quan trọng của Đạo là Phác và Nhu. Đối với mình thì phản phác, đối với người thì khiêm nhu. Vận hành của Đạo là trở về với chất phác, diệu dụng của Đạo là nhược tính khiêm nhu. Sống theo Đạo là sống khiêm nhu, hài hòa với nhịp sống thiên nhiên. Theo Lão Tử: “Nhu thắng cương, nhược thắng cường. Trong thiên hạ, cái cực mềm (nước) chế ngự được cái cực cứng (đá) vì nước chảy đá mòn”.

Tóm lại, thay vì bản chất nông nghiệp bị khúc xạ qua lăng kính du mục Bắc phương như Khổng Tử nhằm phục vụ đế chế, bản chất nhân bản khiêm nhu của nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước phương Nam đã được bảo tồn trọn vẹn bởi con người hiền triết phương Nam này. Lão giáo có một giá trị nhân bản rất cao, trọng bình đẳng, tự do, hòa bình, không tranh giành, khiêm nhu, bao dung, thương kẻ nghèo, sống tự nhiên, giản dị, tri túc thanh tịnh. Đây là đạo sống hài hòa với thiên nhiên, thương yêu với con người, một triết thuyết thanh cao u nhã, vừa lãng mạn vừa nên thơ. Chính vì thế mà ảnh hưởng của Lão hết sức lớn lao trong văn chương, thi họa của Trung Hoa. Chẳng những thế, tư tưởng của Lão còn như giòng suối mát giúp cho tâm hồn người Trung Hoa được quân bình hơn. Lâm Ngữ Đường, trong cuốn The Importance of Living, đã cho rằng nhờ có Lão Tử mà dân tộc Trung Hoa mới tồn tại được trong ba bốn ngàn năm vật lộn với đời sống mà không có nhiều người bị bệnh điên, bệnh thần kinh suy nhược, bệnh đứt mạch máu,… như người Tây phương.

Sự đóng góp của phương Nam về phương diện đạo học vào nền văn minh Trung Hoa không chỉ dừng lại ở đây. Khi Phật giáo du nhập Trung Hoa vào đời nhà Đường, Huệ Năng, một nhà sư gốc tiều phu man rợ ở phương Nam thuộc miền Lĩnh Nam, đã nghiễm nhiên leo lên tòa sư tử của Phật học và trở thành nhân vật lãnh đạo thiền học của Trung Quốc (56). Vì ông là người chất phác không được đi học, đã không đọc sách lại chẳng đọc kinh nên có lẽ chính nhờ vậy mà trí tuệ của ông vận dụng giống y hệt như Lão Trang khiến cho tư tưởng Lão Tử thành một bộ phận chẳng thể chia lìa của thiền học (57).

Vì thế, bắt đầu từ Huệ Năng, Phật giáo Trung Quốc mới thật sự thoát ly sắc thái của thiền Ần Độ, xây dựng nên thiền tông Trung Quốc (58) với bốn đặc tính:

1.- Bình dị, gần với tình người – chẳng giả thần thông, chẳng lạy tượng gỗ.
2.- Đốn ngộ – Chẳng chú trọng kinh điển, chẳng do tiệm tu.
3.- Tự nhiên, vô vi – Chẳng cần tọa thiền, chẳng lập văn tự.
4.- Lý thú vi diệu sinh ra khắp – Không rơi vào khuôn pháp nhất định, chẳng câu chấp cách thức nào (59).

Cũng như Khổng và Lão giáo, Phật giáo mà Thiền Tông Trung Quốc là cốt lõi đều đã lấy con người làm trung tâm. Tuy nhiên, đối tượng con người của Khổng Tử là phục vụ đế chế, của Lão Tử là sống hài hòa giản dị với thiên nhiên và của Thiền Tông là liên hệ với tâm thức huyền nhiệm. Con người Trung Hoa bị gò bó trong xã hội luân thường của Khổng giáo đã tìm lại được thế quân bình trong thiên nhiên thuần phác của Lão giáo và tâm linh huyền nhiệm của Thiền. Triều đại lý tưởng nhất là khi tam giáo đồng nguyên: cái cương của phương Bắc chung sống với cái nhu của phương Nam.

Sự đóng góp lớn lao của phương Nam vào nền văn minh Trung Quốc là một điều hiển nhiên bất khả tư nghì. Thế nhưng, não trạng du mục độc tôn, độc hữu của các nhà cầm quyền Trung Quôc từ cổ đại cho đến ngày nay vẫn không chịu thừa nhận. Theo Edward H. Schaffer: “Thật chẳng khó khăn gì cho người Hoa khi thừa nhận tất cả những võ khí và giáp trụ tốt nhất của họ hoặc những vật liệu mà họ có được là do sự tước đoạt từ những dân tộc thiếu văn hóa ngoại bang. Thế nhưng thật khó khăn để họ chấp nhận hoặc ngay cả ý thức được rằng họ đã vay mượn tư tưởng từ ngoại nhân. Ầy vậy mà thực tế đã là như thế đó. Với số những phần thuộc về tâm linh hay sáng tạo trong nền văn minh Trung Hoa, vô số những điều mà ngày nay ta nghĩ là đặc trưng Trung Quốc đã bắt nguồn từ người cổ-Thái ở miền Nam (60), người cổ-Tạng ở phía Tây và người cổ-Mông ở phía Bắc (61)”.

Qua những nghiên cứu và chứng tích kể trên, chúng ta thấy được những nét phác thảo liên hệ đến giai đoạn hình thành của Trung Quốc cổ đại và ảnh hưởng của nền văn hóa nông nghiệp phương Nam vào giai đoạn kiến lập đó. Theo dòng lịch sử, chúng ta hãy theo dõi sự bành trướng về phương Nam kể từ đời nhà Tần.

Sau khi diệt Đông Chu, Tần Thủy Hoàng đã thôn tính các chư hầu, trở thành vị hoàng đế thống nhất Trung Quốc đầu tiên trong lịch sử Tàu (62). Nhà Tần phát khởi từ miền biên tái viễn Tây Trung Quốc lúc bấy giờ. Họ có nguồn gốc bán man di (semibarbarian heritage) (63), tàn bạo cổ kim không hai, đốt sách, chôn sống học trò… Vì áp dụng đường lối pháp gia vào việc trị nước quá hà khắc nên chỉ cai trị được 15 năm thì mất vào tay nhà Hán. Trong một thời gian ngắn ngủi như vậy mà nhà Tần cũng đã bành trướng lãnh thổ từ Nam Mông Cổ xuống đến tận Lưỡng Quảng.

Từ thời nhà Hán trở đi, qua bài học nhà Tần, các triều đại đều bỏ Pháp dùng Nho vào việc trị nước. Nhưng trên thực tế, họ áp dụng nguyên tắc ngoại Nho nội Pháp theo đúng chủ đạo văn hóa du mục.

Tình trạng khống chế của du mục Bắc phương trong việc lãnh đạo nước Tàu biểu hiện rõ rệt hơn qua lịch sử. Theo Lâm Ngữ Đường: “Trong đám bè lũ cướp ngai vang kiến lập các triều đại Trung Hoa, không có một ai xuất thân từ Nam Dương Tử. Truyền thống đã định rằng không có gã miền Nam ăn cơm nào có thể leo lên ngai rồng, chỉ có người miền Bắc ăn mì mới có thể làm được chuyện đó”.

Thực tế, trừ trường hợp ngoại lệ của những nhà khai sáng triều Thương, Chu có xuất xứ từ đông bắc Cam Túc (nên bị nghi là thuộc tộc Thổ Nhĩ Kỳ), còn tất cả các vị Thái Tổ của những triều đại lớn đều xuất thân từ một vùng núi giới hạn, lân cận với thiết lộ tuyến Long Hải, bao gồm đông Hà Nam, nam Hà Bắc, tây Sơn Đông và bắc An Huy (64).

Các cuộc bành trướng về phương Nam, từ nhà Hán về sau, kéo dài suốt 2000 năm. “Cuộc nam chinh của người Hoa”, theo Charles O. Hucker, “không phải là tiến vào vùng hoang dã không có dân cư, mà cũng chẳng phải là cuộc bành trướng kiểu Hoa Kỳ đoạt đất đai của đám mọi rợ. Khi một nền văn minh có bản sắc rõ rệt của Trung Hoa lần đầu tiên xuất hiện tại bình nguyên Bắc Trung Quốc thì vùng đất miền Nam đã có những sắc dân cư ngụ tại đó và họ đã có một trình độ phát triển văn hóa không kém người Hoa là bao. Như vậy, cuộc bành trướng về phương Nam của người Trung Hoa đã làm phong phú hóa cuộc sống cho người Hoa nguyên thủy và nền văn hóa của họ”. Hucker cũng lưu ý: “Không phải tất cả các dân bản địa phương Nam đều chịu phục tùng hoặc bị đồng hóa. Những dân tộc chống đối mạnh mẽ nhất đã di tản trước đà tiến của văn minh Trung Hoa và kiên định phát triển một nền văn minh riêng của họ như dân tộc Việt và Thái (65).

 

Nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước

Sở dĩ trên đây chúng tôi phải dài dòng trích dẫn những học giả, sử gia Tây Phương cũng như của Trung Quốc chỉ nhằm mục đích minh xác một điều: có một dân tộc Việt khác hẳn Hoa tộc về cả nguồn gốc chủng loại cũng như văn minh . Không những thế, nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của họ đã có những đóng góp quan trọng vào nền văn minh Trung Hoa. Nền văn minh đặc thù mà cha ông chúng ta kiên định phát triển, theo Hucker, là một nền văn minh cổ hơn nền văn minh Trung Quốc vì đã có trước và góp phần vào việc hình thành nền văn minh Hoa-Hạ từ thuở sơ khai như đã đề cập đến ở phần trên. Và nền văn minh ấy đã đặt cơ sở trên nền văn hóa trồng lúa nước.

Ngoài những đặc tính căn bản phổ quát của nền văn hóa trồng lúa nước, nền văn minh này còn mang những nét đặc trưng bắt nguồn từ:

– Môi trường cá biệt của vị trí địa dư đặc thù của địa bàn sinh sống.
– Quá trình trường kỳ đề kháng dã tâm đồng hóa của Bắc phương bằng võ lực cũng như những thủ đoạn chính trị và văn hóa.

Nền văn hóa trồng lúa nước ấy là một thể nghiệm sống của sự hòa điệu giữa Trời-Người-Đất, trong đó sức cần lao cũng như tri thức thực nghiệm của con người được ứng dụng và điều hợp một cách sáng tạo sao cho hòa nhịp và khế hợp với thời tiết (trời) và đất đai để cho lúa được tốt tươi. Mối liên hệ giữa Trời-Người-Đất thật gần gũi, đồng cảm và đồng đẳng. Nền văn hóa trồng lúa nước là một thể nghiệm cụ thể của triết lý Tam Tài mà Hán Nho sau này chỉ phản ảnh cái thể và cố tình bóp méo cái dụng.

Có lẽ không ai lột tả được quan niệm Trời-Người-Đất của nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước bằng bài thơ Tam Tài của vị nho sĩ Cần Vương Trần Cao Vân:

Trời Đất sinh Ta có ý không,
Chưa sinh Trời Đất có Ta trong.
Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh,
Trời Đất in Ta một chữ đồng.
Đất nứt Ta ra, Trời chuyển động,
Ta thay Trời mở Đất mênh mông.
Trời che Đất chở Ta thong thả,
Trời Đất Ta đây đủ hóa công
.

Vai trò của con người hết sức quan trọng, chẳng những vì nhu cầu điều hợp qua sự vận dụng tri thức thực nghiệm, mà còn vì sự đóng góp công sức lao động trong tiến trình canh tác phức tạp. Và cũng vì nhu cầu đó mà có nhiều con cái được xem là lộc Trời cho. Vai trò của người mẹ trở nên quan trọng, nền tảng gia đình trở nên cần thiết trong việc kế thừa ruộng đất của cha ông cũng như phát triển hoa mầu hiện có.

Tiến trình canh tác lúa nước được chia ra nhiều công đoạn: nặng nhọc như cày bừa, nhẹ nhàng hơn như cấy lúa, nhổ cỏ, tát nước,… Vì thế, nam cũng như nữ được phân công hợp tác vào từng công đoạn thích hợp: nặng nhọc cho nam, nhẹ nhàng cho nữ… Vai trò người nữ trong nền văn hóa nông nghiệp do đó cũng đắc dụng chứ không đến nỗi hầu như vô dụng như trong nền văn hóa du mục khi họ phải sống bám vào sức lực của người nam. Từ đó, người nữ trong xã hội nông nghiệp được đối xử bình đẳng hơn.

Sự phức tạp của kỹ thuật trồng lúa nước đòi hỏi nông dân phải có một tinh thần kỷ luật cao, cũng như phải có ý thức trách nhiệm chung. sơ sảy một chút, để ruộng thiếu nước, hoặc úng nước, là có thể đưa đến mất mùa, đói kém. Trong trường hợp cần chống hạn hoặc phòng lụt, toàn dân làng phải dốc toàn lực, sát cánh đối phó ngày đêm dưới sự điều động gắt gao của những người có kinh nghiệm trong làng. Ỳ thức cộng đồng từ đó manh nha, đặt cơ sở phát triển cho ý thức dân tộc vốn đã nhen nhúm trong sự gắn bó của nông dân với ruộng đất và làng mạc, cũng như mối liên hệ thiêng liêng nối liền các thế hệ qua tục thờ cúng tổ tiên.

Tri thức thực nghiệm của nông dân Việt căn cứ trên sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên và đem các quy luật vận hành ghi nhận được ứng dụng vào những lãnh vực liên hệ đến cuộc sống hàng ngày. Quy luật vận hành của bốn mùa, hướng gió, độ mưa của từng thời kỳ, sắc mây, quầng trăng… đã được ứng dụng vào việc dự báo thời tiết cho nhà nông. Vì thế cuộc sống của nông dân gắn liền với cuộc sống của thảo mộc và thiên nhiên. Đây là mối liên hệ mật thiết, tương thông tương cảm đã phản ảnh sâu đậm trong nhân sinh quan của nông dân Việt. Liên hệ nhân quả qua quán chiếu từ giống tốt tạo nên nhánh lúa trĩu hạt. Ý niệm luân hồi, tái sinh rút ra từ chu trình thảo mộc qua bốn mùa. Ý niệm tri ân tiền nhân, nền tảng của tục thờ cúng tổ tiên, bắt nguồn từ việc uống một ngụm nước trong mát phải nhớ đến nguồn nước, ăn một trái cây ngon ngọt phải nhớ đến công lao của kẻ trồng cây. Nhân sinh quan thảo mộc / thiên nhiên này đã tạo nên một không gian tâm linh, một chiều kích thứ tư, khiến con người tương cảm, tương cận với tiền nhân. Trong gia đình, con người cảm thấy vững tâm với linh cảm rằng mái ấm gia đình của mình luôn luôn có sự che chở của tổ tiên ngự trị trên bàn thờ gia tiên. Đối với nông dân Việt, sự an bình trong làng mạc của họ được vị thành hoàng làng trấn ngự dưới mái đình làng phù trợ. Mở rộng ra đến cả nước thì quốc tổ sẵn sàng tiếp ứng lúc hữu sự, khi con cái cất tiếng kêu cầu: “ Bố ơi! Về giúp chúng con ”.

Một hiện tượng hết sức phổ biến trong thiên nhiên mà nông dân Việt đã quán chiếu được: đó là mọi sự vật trên đời hầu hết hợp thành từng cặp bổ túc và bổ nghĩa cho nhau qua sự tương phản và nếu được kết hợp, chúng sẽ chuyển hóa thành một thể tổng hợp mới hài hòa trọn vẹn, tỷ như sáng-tối, nam-nữ… Ban mai và ban tối hợp thành một ngày trọn vẹn. Người nam sẽ chưa thành nhân nếu chưa kết hôn với người nữ để cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đình, sinh con đẻ cái. Qua sự quán chiếu đó, nông dân Việt rút ra được quy luật: muốn đạt được sự hài hòa thì phải kết hợp (thống nhất) các mâu thuẫn, dị biệt (đối lập). Do đó, nhân sinh quan cuả nông dân trồng lúa nước đặt nền tảng trên sự hài hòa, phối hợp Trời-Người-Đất. Muốn đạt được hài hòa phải có sự chấp nhận dị biệt trong bình đẳng, tương thân và tương tác, từ đó mới thực hiện được sự phân công hợp tác một cách tốt đẹp . Nhân sinh quan này bắt nguồn từ vai trò bình đẳng của con người với trời đất trên cõi đời này. Vì thế cốt lõi của nhân sinh quan này là Nhân chủ: trí tuệ, tình người và sức lực con người là chủ yếu . Vai trò của người nữ được trân trọng, tình gia tộc thắm thiết, tình hàng xóm láng giềng khắng khít, cùng chia sẻ ngọt bùi, cay đắng nên sự hợp tác chặt chẽ, sự phân công hợp tình, tinh thần trách nhiệm chung cao do ý thức cộng đồng sâu sắc.

Qua lăng kính nhân chủ, trời đất được nhân cách hóa thành cha Trời mẹ Đất và cỏ cây, sông núi cũng đều có linh khí như con người. Cùng lúc đó, một không gian tâm linh bàng bạc phủ trùm toàn thể các sinh hoạt của người nông dân: linh hồn tổ tiên, hồn thiêng sông núi lúc nào cũng như kề cận với họ. Sự hài hòa khởi đi từ sự kết hợp của hai người nam nữ có âm-dương, có vợ chồng, sự hòa mục trong làng xóm đến sự thái hòa của đất nước. Và đỉnh cao tuyệt đích của con người là thăng hoa lên chiều kích tâm linh: hòa mình cùng vũ trụ.

Chúng ta vừa lược phác qua các đặc tính phổ quát của nền văn hóa trồng lúa nước. Như đã đề cập ở phần trên, nền văn hóa trồng lúa nước của dân Việt còn mang dấu ấn do môi trường cá biệt của địa dư đặc thù tại địa bàn sinh sống của tổ tiên ta. Địa bàn cổ của người Bách Việt nói chung nằm từ phía nam đồng bằng sông Dương Tử xuống đến miền Bắc nước ta hiện nay. Một phần nằm dọc theo duyên hải, một phần nằm sâu trong nội địa trên một hệ thống sông ngòi chằng chịt. Sách Trung Hoa đời nhà Hán đã mô tả sự tương phản trong phương thức di chuyển tại phương Nam và phương Bắc: Nam di chu, Bắc di mã ( Nam đi thuyền, Bắc đi ngựa). Tuy nhiện, các Việt tộc nằm dọc theo duyên hải biển Đông còn mang thêm sắc thái văn hóa biển mà địa bàn của họ được Lăng Thuần Thanh, học giả Trung Quốc, mệnh danh là duyên ngạn Địa Trung Hải Châu Á. Trong bài Văn Hóa Biển Cổ Đại Trung Quốc, ông đã chỉ rõ: “Văn hóa Trung Quốc là đa nguyên, sự hình thành văn hóa là tích lũy. Văn hóa cơ tầng dưới cùng hoặc tối cổ có thể nói là văn hóa biển được phát sinh và trưởng thành ở duyên ngạn Địa Trung Hải Châu Á. Văn hóa biển này được cổ sử Trung Quốc gọi là Văn Hóa Giáp (nghĩa chính là biển), dân tộc ấy người phương Bắc gọi là Mạch, người phương Nam gọi là Man hoặc Việt. Văn hóa đại lục của cao nguyên hoàng thổ là của dân Hoa Hạ. Sau khi văn hóa này tiếp xúc với văn hóa biển và trải qua sự dung hợp hơn 2000 năm đã hình thành văn hóa Trung Nguyên, văn hóa Ân Thương mà hiện nay ngành khảo cổ học đã xác định có thể là đại biểu (66)”.

Vị trí địa dư của đất nước ta chẳng những chỉ nằm dọc theo duyên ngạn Địa Trung Hải Châu Á mà còn là đầu cầu tiếp cận lục địa Á Châu với cả quần thể văn hóa hải đảo Đông Nam Á. Những đặc tính phổ quát của nền văn hóa trồng lúa nước, như đã nêu ở phần trên, nhờ đó lại được thêm phong phú về phương diện khai phóng và dung hợp trong quá trình giao lưu văn hóa khu vực. Sự quy chiếu của hai nền văn hóa này làm nổi bật bản chất nước trong mội trường sinh sống của tổ tiên chúng ta. Từ cái làm (trồng lúa nước), đến cái ăn (gạo, đạm thủy sản, muối biển), chốn ở (sống trên thuyền bè, nhà sàn trên nước), giao thông (thuyền, cầu phao) (67), giải trí (múa rối nước), cho đến cái chết (thuyền táng) đều liên hệ tới nước.

Có lẽ chính mối quan hệ thiết thân giữa người và nước đã giúp cha ông chúng ta nắm bắt được các yếu tính của nước và thể nghiệm chúng trong cuộc sống của dân tộc: linh động, thích ứng với mọi hoàn cảnh, bao dung, khiêm cung mềm mỏng hơn là tự cao cứng rắn và thế quân bình tĩnh lặng giúp chúng ta nhìn thấy sự việc rõ ràng hơn… Tuy nhiên, sự quán chiếu quan trọng nhất của cha ông chúng ta về yếu tính của nước là:

– Tính sinh hóa và tự sinh tự hóa của mọi loài.
– Tự thân của nước chứa đựng các thuộc tính mâu thuẫn chỉ thấy ở các cặp đôi: cương-nhu, cường-nhược, tĩnh-động, thiện-ác…

Từ cơ sở quán chiếu ấy, cha ông chúng ta đã chuyển ý niệm quốc gia từ cặp đôi đất-nước thành nước. Đây là một thể hiện rõ rệt sự chuyển biến từ ý niệm nhị nguyên sang nhất nguyên. Điều này không khỏi làm ta liên tưởng đến trường hợp triết gia Thales, một trong thất hiền của nền văn hóa Địa Trung Hải (Hy Lạp) vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Tây Lịch, đã coi nước là bản thể của vũ trụ. Theo Will Durant: “Ý nghĩa của tư tưởng của Thales không phải ở chỗ thâu tóm vạn vật vào nước, mà là thâu tóm vạn vật vào một: đây là nhất nguyên luận đầu tiên được ghi lại trong lịch sử loài người (68)”.

Những sự kiện nêu trên giúp chúng ta hiểu được dấu ấn đậm đà của yếu tính nước trong các sinh hoạt của dân tộc Việt trong suốt quá trình dựng nước và cứu quốc. Lịch sử dựng nước của dân Việt từ khởi thủy đã gắn liền với sứ mệnh giữ nước vì phải thường xuyên đề kháng ý đồ đồng hóa mãnh liệt bằng đủ mọi phương thức, kể cả bằng võ lực, của Bắc phương. Một trong những lý do là mối giao lưu gắn bó rất sớm sủa của dân tộc Việt với Bắc phương kể từ thuở nhà Thương mới khởi sự chuyển từ nếp sống du mục, du canh du cư, sang giai đoạn kiến lập một xã hội định canh định cư tại vùng Trung Nguyên hoàng thổ Hoàng Hà.

Qua nhiều di chỉ Phùng Nguyên tại trung du Bắc Việt, người ta tìm thấy nhiều qua đá, liễm đá thời Thương-Ân (1600-1100 trước Tây Lịch). Điều này chứng tỏ vùng đất phi Hoa trồng lúa nước này đã có giao lưu với cấu trúc văn hóa Thương-Ân (69). Các mối giao lưu này đã đóng góp vào sự thuần hóa văn minh du mục bởi nền văn hóa trồng lúa nước của dân Bách Việt tại phương Nam (70). Những tiết lộ gần đây trong các ấn phẩm của Trung Quốc khi nghiên cứu về lịch sử xã hội đời Thương cho thấy ảnh hưởng của văn hóa Lạc Việt vào cấu trúc văn hóa Thương-Ân sâu đậm hơn chúng ta thường tưởng. Theo các chi tiết trong cuốn Departed But Not Forgotten, Woman of China Special Series, do Bắc Kinh xuất bản năm 1984 (trang 7 – 12), chúng ta có thể có lý do để nghi ngờ rằng hoàng hậu Phụ Hảo của vua Vũ Định là con gái của thủ lãnh Lạc Việt (71) vì bà ta là một nữ danh tướng (72) có lần đã thống lãnh cả vạn binh sĩ và tướng lãnh giúp chồng đánh thắng Thổ Phồn, Khương và Ba… Ngoài ra, bà còn là một phương sĩ (73) và có lúc đã thay vua tế lễ hoặc đoán quẻ trên mu rùa. Đặc biệt khi bà qua đòi, bà đã có lăng mộ riêng (không chôn cùng với vua). Cùng chôn với bà có hai vũ khí búa Phủ Việt lớn, mỗi cái nặng hơn 9kg và hai búa Phủ Việt nhỏ có khắc rõ tên họ Phụ Hảo. Loại vũ khí đặc biệt này cũng như cấu trúc tên của bà (theo cấu trúc Hoa thì phải là Hảo Phụ) khiến chúng ta càng thêm ngờ rằng bà là một nữ lưu danh tướng thuộc dòng Lạc Việt.

Vũ bình, nghiên cứu gia Trung Quốc, khi giải mã chữ Vũ cổ đã tin đó là dáng múa điển hình của dân nông nghiệp khi cầu mưa và còn có quan hệ mật thiết với tục lệ sùng bái tổ tiên của thị tộc. Theo Vũ Bình, chữ Vũ này theo giáp cốt Thương-Ân đã in đậm dấu ấn của tiên dân họ là văn hóa Bách Việt.

Tộc Thương-Ân lấy huyền điểu (con chim đen) làm totem, như trong kinh thi có câu: “Thiên mệnh huyền điểu, giáng sinh nhi Thương” (Trời sai chim đen xuống trần để sinh ra tộc Thương). Huyền điểu còn được gọi là huyền kỳ hoặc kỳ, là một loại chim yến có tên là ý nhi tức cốc kỳ, là một loại chim nhạn. Điều này lại ăn khớp với một đặc trưng quan trọng của nền văn hóa Bách Việt về phương thức sản xuất: điểu điền (ruộng chim), nhạn dân điền (ruộng dân nhạn) vì loài chim này phát huy tác dụng quan trọng trong việc sản xuất trồng lúa nước của thị tộc này. Hơn nữa, định hình động lực thể thái của thị tộc này có hình thái vỗ cánh bay của loài chim. Vì thế, thị tộc này thường tự xưng là lạc dân, điểu di, trong đó chúng ta có thể thấy dấu vết sùng bái totem ấy thăng hoa mà ra (74) (điều này làm ta liên tưởng đến hình mặt trời trên trống đồng Đông Sơn).

 

Các áp lực từ phương Bắc và sự đề kháng của phương Nam

Qua những sự kiện vừa kể, cùng với các dữ kiện đã nêu lên trong các đoạn trước, cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa trồng lúa nước Lạc Việt đối với cấu trúc văn hóa Thương Ân trong giai đoạn hình thành văn hóa Hoa Hạ (75). Có lẽ chính vì lý do này mà sau khi diệt nhà Thương, nhà Chu đã hạ lệnh khử tịch, đốt hết sách vở và xóa hết các dấu vết mà văn hóa du mục đã bị thuần hóa bởi nền văn hóa trồng lúa nước Lạc Việt (76). Năm 671 trước Tây Lịch, Chu Huệ Vương còn ra lệnh cho Sở Thành Vương trấn dẹp loạn Di ở phương Nam, không cho chúng xâm lược Trung Quốc.

Một trong những trí giả gốc du mục nhận thức được hiểm họa văn hóa du mục bị thuần hóa bởi vì nền văn hóa trồng lúa nước phía Nam sông Dương Tử có lẽ là Khổng Khâu - người đã cố uốn nắn các ưu điểm của nền văn hóa phương Nam với ý đồ phục vụ thể chế du mục. Khi Tử Lộ hỏi về đức Dũng, Khổng Tử đã đề cao cái Dũng của phương Nam bằng câu:” Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi (Trung Dung 10)”. Đôi khi ông còn khen Di Địch là có vua tôi, trên dưới, chứ không loạn như Hoa Hạ. Tử viết: “ Di Địch chi hữu quân, bất như chư Hạ chi vô dã .” (Bá Dật). Luôn luôn đề cao đường lối trị nước có vỏ bọc đường nông nghiệp của mình dưới chiêu bài đức trị, vương trị, vậy mà chính Khổng Tử lại hết lời tri ân Quản Tử - pháp gia đâu tiên thời Xuân Thu, một học thuyết gia du mục – đã đặt căn bản việc cai trị dân của một vị vua như công việc của mục phu, tức là người chăn chiên hay chăn mục súc trong thiên thứ nhất, quyền 1 của Quản Tử Thư là Mục Dân, có nghĩa là chăn dân (77), Khổng Tử đã thố lộ với Tử Lộ: “Quản Tử đã làm ơn cho hậu thế vì nếu không nhờ ông thì người Hoa đã trở thành mọi rợ, gióc tóc, áo gài nút bên trái mất rồi.” (Luận Ngữ, Thiên Hiến Vấn). Nói khác đi là đã bị Bách Việt hóa.

Vì mối lo sợ đó mà ngay khi dân du mục Bắc phương bắt đầu định canh định cư và thâu hóa được tinh hoa nông nghiệp Bách Việt, họ đã lập tức ứng dụng cường lực man dã theo định hướng não trạng du mục để tấn chiếm và sang đoạt văn hóa trồng lúa nước của cư dân phía Nam sông Dương Tử làm của riêng. Nước Việt, từ chỗ giao lưu mật thiết sớm sủa với tộc Bắc phương (78) tới vị trí chiến lược núi liền núi sông liền sông sau này, đã liên tục trở thành nạn nhân của các cuộc xâm lược nhằm đồng hóa của Bắc phương kể từ thời dựng nước. Không kể đến các truyền thuyết chống giặc Bắc phương từ thời vua Hùng, dân tộc ta đã phải liên tục chiến đấu chống quân xâm lăng Bắc phương trên 10 thế kỷ, trong hơn 10 cuộc kháng chiến thành công hiển hách với các đế quốc, đế chế khét tiếng thế giới và Đông Phương: Nguyên-Mông, Tần, Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh,…những lực lượng xâm lược có tiềm lực quân sự và kinh tế hơn ta gấp bội phần. Trong số đó chỉ có 2 cuộc kháng chiến mà dân Việt bị thất bại tạm thời:

– Vì mắc mưu nội gián của Triệu Đà (179 trước Tây Lịch) khiến dân Việt bị Bắc thuộc hơn 1000 năm.
– Và cuộc thất bại đưa đến thảm cảnh bị Minh thuộc hơn 20 năm (1407 – 1437 DL) (79).

Tuy nhiên, ngay trong những năm tháng dài bị đô hộ, dân tộc Việt vẫn kiên cường kháng chiến và cuối cùng cũng dành lại được độc lập, bẻ gẫy mọi âm mưu đồng hóa thâm độc bằng văn hóa hoặc chính sách dĩ Di trị Di thời Hán cũng như thủ đoạn khử tịch nhằm xóa sạch văn hóa Việt dưới thời nhà Minh (80).

Nếu đem đối chiếu sự nghiệp giữ nước của dân tộc ta với qúa trình chống ngơại xâm của Trung Hoa trong 1700 năm cuối của giai đoạn vương triều của họ, chúng ta thấy nổi bật lên những nét tương phản sau đây:

– Kể từ sau thời Tam quốc, Trung Hoa đã liên tục bị chinh phục (mất một nữa nước hoặc toàn lãnh thổ) bởi các bộ tộc thiểu số phi-Hoa phương Bắc cho dù họ thua sút Trung Hoa rất xa về dân số cũnh như tiềm lực kinh tế, văn hóa và quân sự (81a).
– Hầu hết các lực lượng ngoại xâm đã được sự cộng tác tích cực và trung thành của một số lớn nho sĩ và hệ thống quan liêu Trung Quốc, từ cấp cao nhất xuống tới hạ tầng cơ sở (81b).

Các sự kiện lịch sử phũ phàng kể trên đã làm những nhà nghiên cứu Trung Hoa học phân vân, không giải đáp được nan đề tại sao một dân tộc tự coi mình như là trung tâm tinh hoa văn hóa dưới gầm trời này lại có một ý niệm rất mù mờ về tinh thần quốc gia dân tộc như vậy? Nhiều biện giải loanh quanh đã được đưa ra nhưng thiếu thuyết phục.

Vì khuôn khổ giới hạn của bài viết, chúng tôi chỉ xin đưa ra hai đáp án điển hình mà chúng tôi thấy khá xác đáng:

1.- Theo triết gia người Hoa, Vương Thuyền Sơn (cuối nhà Minh, đầu nhà Thanh), thì từ đời Tần dến Tống, Trung Hoa đã bị bao nhiêu cái họa đều do không có tinh thần dân tộc. Từ vua đến dân người nào cũng chỉ mưu cái lợi cho chính mình và nhà mình chứ không nghĩ đến dân tộc (Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê - Đại cương Triết Học Trung Hoa, Quyển Hạ, trang 460).
2.- Giáo sư W. J. F. Jenner, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Quốc, Đại Học Quốc Gia Úc Châu tại Canberra, đã khẳng định rằng Trung Quốc không có khái niệm công dân vì từ đời nhà Tần dân chúng đã thừa hưởng một khái niệm rất xưa: chỉ có thể có một chính quyền trung ương chính thống mà thôi. Quan điểm này cho đến ngày nay vẫn còn sinh động. Ngoài ra, nhà Tần còn thừa hưởng và truyền thừa giả thuyết là thần dân không có một lãnh vực riêng tư nào mà có thể ngăn chặn nhà nước một khi nhà nước có ý định can thiệp (W. J. F. Jenner, The Tyranny of History, The Roots of China's Crisis, Penguin Books USA Inc, 1992, trang 26).

Tóm lại, hai đáp án kể trên đã bổ túc cho nhau: dân Hoa từ đời nhà Tần cho đến nay không có tinh thần dân tộc vì:

– Không có khái niệm công dân.
– Và do đó chỉ mưu lợi cho cho chính mình và nhà minh.

Đây là hệ quả của mưu đồ bóp méo cái Thể của nếp sống nông nghiệp trồng lúa nước cho thích ứng với cái Dụng theo định hướng du mục độc tôn, độc hữu của tộc Hoa.

Trong tiến trình phát triển từ cá nhân qua gia đình đến làng xã tự trị (môi trường thể nghiệm sinh hoạt trách nhiệm cộng đồng), don đường cho trách vụ công dân để phục vụ đất nước với một ý thức dân tộc đậm đà, Khổng Tử có lẽ đã cố ý loại bỏ cấu trúc làng xã vì nó không thể có chỗ đứng trong phần Dụng của mô hình chuyên chế độc tài du mục (Tần Thủy Hoàng cũng đã bóp chết quy chế làng xã tự trị bằng hệ thống kiểm soát ngũ gia liên bảo ở nông thôn). Trong khi đó, cấu trúc xã hội nông nghiệp trồng lúa nước đã được dân tộc Việt bảo tồn nguyên vẹn từ thời lập quốc cho đến mãi sau này: Làng (chạ) là đơn vị hành chánh cơ sở của nước ta từ thời vua Hùng (82). Suốt thời gian bị Bắc thuộc, làng xã vẫn là bầu trời riêng của người Việt. Thủ lãnh Việt hùng cứ ở hương thôn (83). Theo nhà Việt học Paul Mus: “Làng xã đã là các yếu tố cấu thành quốc gia Việt Nam và chỉ qua chúng trong lúc lâm nguy, ta mới có thể hiểu được đất nước và tinh thần dân tộc của họ.” (84)

Thực vậy, sự thành công trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam là nhờ sự gắn bó keo sơn và dũng cảm của các định chế (làng xã) này (85). Sở dĩ được vậy là vì trên chính nền tảng của xã hội Việt Nam , trong suốt dòng lịch sử, đồng lúa đã cung cấp cho xã hội Việt một lẽ sống. Đồng lúa đã cung cấp nền tảng cho một cấu trúc xã hội bền vững, một kỷ luật tự giác trong vấn đề lao tác và một nhịp điệu cho các lễ hội cộng đồng. Tóm lại, đó là giao ước giữa xã hội tự thân, đất đai và trời. Bởi vậy mà sự hài hòa giữa người Việt và các điều kiện của hoàn cảnh sống đã đậm sâu đến độ không một chủng tộc nào chận được bước tiến của họ, cũng như chẳng một lực nào bẩy được họ ra khỏi đất đai của họ. Khi cần chống ngoại xâm thì làng mạc Việt Nam, với tất cả dáng vẻ quê mùa của nó, đã trở nên một thánh địa bất khả xâm phạm của đất nước vì các làng mạc ở rải rác khắp nơi chứ không tập trung tại một địa điểm khiến địch quân có thể chiếm giữ như thủ đô, lật đổ một triều đại hay khuất phục một vương triều (86).

Mỗi làng thường có một lực lượng tuần đinh giữ an ninh cho dân làng. Khi đất nước bị xâm lấn, tuần đinh được chuyển thành dân binh để làm nhiệm vụ giữ làng giữ nước. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam , dân binh và làng chiến đấu đã giữ một vai trò chiến lược quan trọng. Danh từ dân binh đã xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông đời nhà Trần (87). Làng mạc còn là nơi ẩn náu hữu hiệu khi kẻ địch nói một ngôn ngữ khác, hay đặc biệt hơn, khi có màu da khác (88).

Thêm vào đó, làng xã Việt Nam còn đóng vai trò quan trọng trong cuộc bành trướng về phương Nam mà Paul Mus đã mô tả như sau: “Lịch sử Việt Nam đổ xuống Đông Dương như một cơn lũ, cuốn trôi tất cả các dân tộc sống tại vùng bình nguyên đã có ruộng lúa hoặc thích hợp cho sự phát triển của cây lúa. Cuộc Nam tiến mở đường bằng những cuộc hành quân được củng cố bởi nông dân. Họ mở rộng hệ thống làng mạc và hủy diệt các vết tích của vương triều Chàm chiến bại nằm trên các ngả đường Nam tiến. Gần giống như Hồi giáo, nông dân Việt đã mang theo trọn vẹn cả cuộc sống chứ không phải riêng rẽ từng phần như kinh tế, tín ngưỡng và hệ thống pháp luật. Người Việt đã xây dựng tại vùng đất đai mới này theo hình ảnh thân thuộc của họ. Nơi nào cái nếp sống ấy thành công thì người Việt định cư lại nơi đó. Và theo như kinh nghiệm đã chứng minh, nơi ấy là nơi họ sẽ sống đời (88)”. Như vậy, làng Việt Nam là một định chế đặc thù của nền văn hóa trồng lúa nước ổn định lâu đời, phát sinh từ nhu cầu gắn bó của con người với đất đai, với cộng đồng và đất nước.

Chúng ta biết rằng phản ứng thông thường của con người đối với các cuộc xâm lấn và thống trị là sự đề kháng. Tuy nhiên, sức đề kháng thường chỉ có hiệu lực ngắn hạn. Khi tìm hiểu tiềm lực thần kỳ đã giúp dân Việt lật đổ được nền thống trị ngàn năm của Hoa Hán, Paul Mus đã nhận định rằng: “…Tinh thần đề kháng đã phối hợp với sức mạnh đồng hóa kỳ diệu cùng với tinh thần dân tộc bất khuất đã làm vô hiệu hóa những thất bại, phân hóa và chinh phục. Sau hơn 1000 năm bị Tàu đô hộ, tinh thần dân tộc bất khuất ấy chẳng những không hề nhụt đi mà xem ra lại còn mạnh hơn lên. Ở Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam , nền văn minh Trung Quốc đã kiến lập nên một vùng đất Trung Hoa từ các thành phần sắc tộc tạp nham. Tuy nhiên, ở phía Nam của các tỉnh này, vùng đất cũng bị đặt dưới sự đô hộ của Trung Hoa thì ngược lại, một nước Việt Nam đã được kiến lập. Suốt hơn 2000 năm, người Việt đã thực hiện cuộc đối kháng nội tâm trong một cuộc chiến đấu không ngang sức với nền văn hóa Trung Hoa. Ngay từ khởi đầu và trong tận đáy lòng, chắc chắn họ đã thoát khỏi hình thức chủ nghĩa chính quyền, một đặc trưng của nền văn hóa du mục Trung Quốc (89)”.

Như vậy, cơ cấu làng xã là yếu tố cơ bản định rõ sự khác biệt giữa tinh thần dân tộc bất khuất của tộc Việt và sự thiếu vắng tinh thần này của tộc Hoa. Thay vì theo cơ cấu gia quốc (nhà nước) của tộc Hoa – khi phải lựa chọn thì tình nhà được đặt lên trên nợ nước – cơ cấu làng xã của tộc Việt đã hun đúc tinh thần dân tộc bất khuất khiến người dân biết đặt trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ cũng như bảo tồn, phát triển và truyền thừa dòng sinh mệnh văn hóa dân tộc lên trên hết. Ngoài ra, yếu tính nước cũng đã được dân tộc ta ứng dụng một cách vô cùng linh động, đầy trí tuệ trong quá trình lịch sử giữ nước.

Khi đối đầu với những lực lượng xâm lăng của các đế chế Bắc phương có tiềm năng quân sự, kinh tế và nhân lực lớn hơn ta gấp bội phần, tiền nhân Việt luôn luôn ứng dụng quy luật nước: nhu thắng cương, nhược thắng cường để đối phó. Khi bị quân xâm lược dồn ta vào thế tức nước vỡ bờ, ngọn sóng thần của quân dân Việt nhận chìm kẻ địch, nhưng sau đó lại trở về trạng thái bình lặng, khiêm cung như mặt nước hồ thu, dùng tâm công vuốt ve tự ái bị thương tổn của kẻ địch để đi đến giải pháp hòa hiếu.

***

Qua những tài liệu và nghiên cứu kể trên, chúng ta có thể chứng minh được sự hiện hữu của một nền văn hóa Việt đã có trước khi nền văn hóa Hoa Hán được hình thành và đã góp phần không nhỏ vào sự thuần hóa nền văn hóa gốc du mục của Trung Hoa. Nền văn hóa Việt đó đặt cơ sở trên nếp sống nông nghiệp trồng lúa nước ổn định lâu đời (Nhân Chủ, Đối Lập Thống nhất, Thăng Hoa Hòa Mình Với Vũ Trụ), cộng thêm những nét đặc trưng của địa bàn sinh sống (yếu tính nước) và quá trình chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Tất cả các nét đặc trưng trên đã kết thành Đạo Sống Việt. Và chính đạo sống này đã định hướng cho cha ông chúng ta trong suốt hơn 4000 năm lịch sử.

Trước ý đồ thâm hiểm của các đế chế du mục Bắc phương – xóa bỏ nền văn hóa dân tộc việt, đồng hóa dân tộc Việt, biến nước ta thành một đô thị của họ – cha ông chúng ta đã phải bảo lưu Đạo Sống Việt bằng cách mã hóa hoặc ngụy trang các yếu tính của đạo sống ấy dưới dạng ca dao, tục ngữ hoặc huyền thoại, thần thoại và truyền thừa chúng qua bao thế hệ bằng cách truyền khẩu để đối phó với chính sách khử tịch của Bắc phương.

Điển hình là tuyển tập các thần thoại được ghi lại từ những lời truyền miệng và truyện kể truyền kỳ Lĩnh Nam Chích Quái đã được hiệu đính bởi Vũ Quỳnh, sử gia triều Lê. Trong bài tựa, Vũ Quỳnh đã nêu rõ cách thế bảo lưu và truyền thừa đạo sống Việt: “Lĩnh Nam có nhiều kỷ trọng, các truyện làm ra không phải chạm vào đá, khắc vào ván, mà rõ ràng ở lòng người, bia truyền ở miệng người, ông già trẻ con thảy đều thông suốt, đem lòng ái mộ, khuyên răn nhau. Việc có hệ ở cương thường, quan ở phong tục, há có phải là ít bổ ích đâu? “.

Thực vậy, những lời ru đầy tình tự dân tộc đã thấm sâu vào lòng người Việt từ thuở nằm nôi. Dân Việt sống nơi làng mạc đã lớn lên cùng với ca dao, tục ngữ mà qua đó họ nắm bắt được các yếu tính của đạo sống Việt, giúp họ biết được bổn phận cũng như cách ứng xử cho hợp đạo, hợp lý, hợp tình đối với cá nhân, gia đình, làng xóm cho đến đất nước. Trong quá khứ, mặc dù rất nhiều người Việt thiếu giáo dục trường ốc nhưng họ chỉ cần trang bị những kiến thức truyền khẩu đó mà cũng biết sống để trở nên trai hiền, dâu thảo, yêu nước, thương nòi,…

Nếu ca dao, tục ngữ giúp chúng ta có được những kiến thức vỡ lòng về đạo sống Việt, thì các huyền thoại được mã hóa qua những biểu tượng ẩn dụ đã chất chứa các nguyên lý thiết yếu và sâu xa của đạo sống Việt ở một cấp độ cao hơn trong việc bảo vệ và phát triển cấu trúc gia đình, làng xã, cộng đồng và đất nước.

Các huyền thoại cũng như những truyền kỳ, chích quái đều là sản phẩm của tập thể dân tộc Việt, là tim óc của cả lớp người có kiến thức văn tự lẫn lớp người có kiến thức thực nghiệm của cuộc sống. Trải qua nhiều đời, chúng đã bị nhào nặn, tô điểm, thêm bớt, bị sơn phết lên trên nhiều lớp sơn văn hóa, tín ngưỡng đã giao lưu với nền văn hóa Việt qua thời gian. Cái khó của người muốn tìm hiểu các thông điệp đích thực của tiền nhân là ngoài việc giải mã các ẩn dụ, biểu tượng, họ còn phải cạo bỏ các lớp sơn giao lưu văn hóa để tiến đến cốt lõi của đạo sống Việt.

Chúng tôi xin dẫn ra đây như một thí dụ nhỏ về việc giải mã truyền kỳ Phù Đổng Thiên Vương của cây viết Vĩnh Như. Tác giả đã gỡ bỏ ảnh hưởng Phật giáo trong truyện, không cần thắc mắc về hình ảnh của Phù Đổng lấy từ Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaisravana) hay Sóc Thiên Vương, mà chỉ lưu tâm đến cốt lõi của thông điệp:

– Trong công cuộc chống ngoại xâm phải dựa vào nội lực chính là yếu tố dân tộc (dân làng mang cơm gạo, thịt thà,… đến nuôi cậu bé làng Phù Đổng, các bụi tre là vũ khí tối hậu dẹp tan giặc) chứ không phải là kỹ thuật hoặc vũ khí tối tân (ngựa sắt, roi sắt).
– Khi dẹp tan giặc, Phù Đổng Thiên Vương cởi áo giáp, bỏ roi sắt và cưỡi ngựa bay về trời, thể hiện tinh thần có việc thì tới hết việc thì đi trong đạo sống Việt.

Nhận xét trên cho thấy Vĩnh Như không cần xét tới ảnh hưởng đạo giáo trong hình ảnh vừa kể, mà chỉ cố tìm ra được thông điệp đích thực của cha ông: có việc thì đến, hết việc thì đi. Một người hết lòng lo cho nước, cho dân không mảy may vẩn đụcý tư riêng, đã thăng hoa khỏi cõi đời thường để tương thông hòa mình cùng vũ trụ.

Qua ca dao, tục ngữ, thần thoại, cổ tích truyền kỳ, đạo sống Việt hé lộ cho chúng ta thấy con người đóng vai trò chủ chốt nhưng không phải là độc tôn. Con người ấy có những liên hệ hài hòa, đồng đẳng, đồng cảm với thiên nhiên, với môi trường sống và với cả đồng loại (không phân biệt phái tính, đẳng cấp,…). Hòa là chủ đạo cho mọi liên hệ ứng xử. Nhân và Trí là định hướng cho mọi hành động . Tâm linh, tín ngưỡng cũng không đi ra ngoài con người.

Cả nước thờ Hùng Vương, vị vua dựng nước Việt, làm quốc tổ. Mỗi gia đình thờ ông bà, cha mẹ của mình. Thần thánh là con người thăng hoa vì đã có những hành động hoặc thành tích phi thường hòa mình tương thông với vũ trụ (Thần Thành Hoàng, Thánh Tản Viên, Đức Thánh Trần, Thánh Gióng,…). Thần Tổ kép Tiên-Rồng của dân Việt là biểu tượng thăng hoa theo chiều kích Nhân và Trí. Tiên Âu Cơ sống trên núi (non Nhân), Rồng Lạc Long sống dưới biển (nước Trí).

Chúng ta đã bước vào thiên niên kỷ mới, đã để lại phía sau một gia tài buồn với biết bao tang tóc cho nhân loại cũng như biết bao sự hủy hoại môi trường thiên nhiên một cách tàn khốc chỉ vì những tham vọng mù quáng khởi đi từ các ý thức hệ độc tôn độc hữu. Tín ngưỡng, thần quyền không đóng trọn vai trò của mình. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phải nhận định: “Điều thiết yếu cho con người là tình thương và trí tuệ chứ không phải là tín ngưỡng (90)”. Trí tuệ và nhân ái, như đã đề cập ở phần trên, là định hướng của dân tộc Việt trong mọi ý nghĩ và hành động. Biểu tượng mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long chính là biểu hiện rực rỡ của Nhân Ái và Trí Tuệ để con cái Việt noi theo.

Theo khoa chiêm tinh học Tây Phương, năm 2000 mở đầu cho kỷ nguyên Bảo Bình (Aquarius) được biểu hiện bởi một người nghiêng bình nước tưới nguồn nước ngọt lên những khao khát về tình thương và trí tuệ. Phải chăng đây là một kỷ nguyên mở đầu cho sự phát huy nhân ái và khai phóng tri thức? Ngoài ra, theo nhận định của các nhà thức giả hiện đại Tây Phương, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên Thái Bình Dương (91), chẳng những về mặt kinh tế mà cả về văn hóa nữa. Kỷ nguyên này có thể tiên báo một sự kiện vô tiền khoáng hậu : không phải là một trật tự thế giới mới mà là một nền văn hóa thế giới mới (92).

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên nữa là năm Âm Lịch khởi đầu của thiên niên kỷ mới này là năm Rồng (Canh Thìn). Dân tộc Việt xưa nay vẫn được biết tới như con Rồng cháu Tiên, thần tổ kép của tộc Việt là biểu hiện của trí tuệ và tình thương, đất nước Việt nằm ngay trên bao lơn Thái Bình Dương. Các sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên này phải chăng là một chỉ dấu định mệnh đẩy đưa dân tộc ta trở về nguồn, vận dụng gia tài Việt tộc để ngõ hầu đóng góp vào sự nghiệp kiến lập một nền văn hóa Thái Bình Dương trong bình minh của thiên niên kỷ thứ 3 này?

 

Thường Nhược Thủy

__________

Tài liệu tham khảo / Chú thích:

(21) Will Durant, Nguyễn Hiến Lê dịch, Lịch Sử Văn Minh Trung Quốc, NXB Văn Nghệ, 1993, trang 20.

(22) Kim Định, Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam , Dân Chúa, 1982, trang 87.

(23) Mạnh Tử, Thiên Tận Tâm.

(24) Nguyễn Hiến Lê dịch, Lịch Sử Văn Minh Trung Quốc, NXB Văn Nghệ, 1993, trang 19.

(25) Charles O. Hucker, China 's Imperial Past, Standford University Press, 1975, trang 22.

(26) Sách dẫn trên.

(27) Lương Khải Siêu (1873-1929) là một trong số học giả hiếm hoi của Trung Quốc đã thừa nhận rằng người Trung Hoa có nguồn gốc du mục, khởi lên từ miền Tây Bắc rồi tràn xuống xâm chiếm các man tộc ở lưu vực sông Hoàng Hà (Theo Lê Chí Thiệp, trích dẫn bởi Trần Ngọc Thêm trong Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam, 1996).

(28) CHINA, The Culture Atlas of The World, Caroline Blunder & Mark Elkin, Stonehange Press, 1992, trang 12.

(29) Sách dẫn trên, trang 48.

(30) W. Ebehard, Histoire de la Chine, Payot, 1952, trang 38.

(31) Vì chấp vá, ngụy tạo như vậy nên có hai thuyết về Tam Hoàng / Ngũ Đế:
a- Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng hoặc Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế.
b- Thái Hiệu, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc hoặc Phục Hi, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc.

(32) China Burried Kingdom, Time Life Book, 1993, trang 9, 10.

(34) Văn Vương là Tây Di chi nhân, Mạnh Tử IIIb, trang 4.

(35) Theo Chu Thư, khi thấy quân vua Vũ (Tây Chu) tiến đến, binh lính vua Trụ đã trở giáo giết nhau.

(36) Ray Huang, China, a Macro History An East Gate Book, M. E. Sharp Inc, New York-London, 1990, trang 7.

(37) Sách dẫn trên.

(38) Nhà Chu vẫn tế ông tổ huyền thoại là Hậu Tắc (thần lúa mạch).

(39) Bị thất truyền sau khi nhà Chu diệt nhà Thương.

(40) Edward H. Schafer, Ancient China , Time Life Book, New York , 1967.

(41) Thời Đại Hùng Vương, NXB Khoa Học Xã Hội, 1976.

(42) Louise Levathes, When China Ruled The Seas, Oxford University Press, N.Y. Oxford, 1994, trang 27.

(43) Sách dẫn trên, trang 28.

(44) Sách dẫn trên, trang 28: Như vậy những thuyền nhân Việt đầu tiên có thể đã đặt chân lên Mỹ Châu trước hậu duệ của dân bản xứ gần 3000 năm trước.

(45) Theo Edward H. Chafer, sách dẫn trên, trang 16: Nền văn hóa Trung Hoa, cả về vật chất lẫn tinh thần, đã trở nên phong phú vì bình nguyên sông Dương Tử đã trở thành con dường giao lưu của rất nhiều dân tộc, một trung tâm thương mại và thương nghị về chính trị nên vì thế là tụ điểm của nhiều phong tục và quan điểm.

(46) Lin Yutang, My Country & My People, John Day Co, N.Y., 1939, trang 34, 35.

(47) Sách dẫn trên.

(48) Tục lệ cổ từ thời Hạ, Thương: Gái nông dân không làm lễ cưới hỏi. Mùa xuân trai gái ra bờ ruộng, bờ sông múa hát, ân ái với nhau. Nếu sau đó con gái có mang thì thành vợ chồng…, Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử, NXB Khoa Học Xã Hội, 1976.

(49) Trích theo Cung Đình Thanh, Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam , Tập San Tư Tưởng, số 2, 15-4-1999 , trang 14.

(50) Charles O. Hucker, sách đã dẫn, trang 70.

(51) Sang đời nhà Hán, để khỏi phạm húy (Lưu Bang), các Bang chư hầu được gọi là Quốc. Nhà Hán tất nhiên được xem là nằm giữa thiên hạ nên mới phát sinh ra Trung Quốc.

(51) Trích theo Cung Đình Thanh, Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam , Tập san Tư Tưởng, số 2, 15-4-1999 , trang 9.

(53) Sở, Ngô, Việt đều thuộc dòng Bách Việt.

(54) Lão Tử, theo Sử Ký Tư Mã Thiên, là người nước Sở (phía Nam sông Dương Tử). Trong lời tựa của học giả Trung Hoa Hứa Văn Tiều, cho bản dịch từ tiếng Nhật của cuốn An Nam Thông Sử của Nham Thôn Thành Doãn (Tân Hoa ấn loát công ty, Hong Kong, 1975, trang 3, 4): Nước Sở xuất hiện khoảng thế kỷ thứ XI trước Tây Lịch, là do dân tộc An Nam kiến lập. Sử Ký chính nghĩa viết: Nam Việt và Âu Lạc đều lập họ. Lại dẫn Thế Bản: Họ Việt, họ Mỵ cùng tổ với Sở. Sách xưa gọi là đồng tính, đồng tổ tức là cùng một chủng tộc. Trích theo Dương Thiệu Tống trong Tìm Về Bản Sắc Dân Tộc, Trần Ngọc Thêm, 1996, trang 636.

(55) Nguyễn Hiến Lê, Lão Tử Đạo Đức Kinh, NXB Văn Hóa, 1994, trang 137.

(56) Ngô Di, Thiền và Lão Trang, dịch giả Đồ Nam, Xuân Thu tái bản, 1991, trang 84 (Thượng Tọa Thích Mãn Giác trong bài Was Hui Neng, The Sixth Patriach, a Vietnamese? Cho rằng Lục Tổ Huệ Năng là người Việt – trích trong Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, tập 1, Dóng Việt, 1999, trang 139-149).

(57) Ngô Di, sách đã dẫn, trang 86.

(58) Ngô Di, sách đã dẫn, trang 16.

(59) Ngô Di, sách đã dẫn, trang 17, 22, 27, 32.

(60) Needham gọi là Việt như đã dẫn ở trên.

(61) Edward H. Schaffer, sách đã dẫn, trang 16.

(62) Quốc hiệu người Âu gọi nước Tàu là China hay Chine là do phiên âm từ chử Tần mà ra.

(63) Charles O. Hucker, sách đã dẫn, trang 41.

(64) Lin Yutang, sách đã dẫn, trang 19.

(65) Charles O. Hucker, sách đã dẫn, trang 14.

(66) Trích Trong Trung Quốc Nhất Tuyệt, Tập II, Lý Duy Côn chủ biên, NXB Văn Hóa, 1997, trang 391.

(67) Việt Nam là một trong những nước biết làm cầu nổi bằng tre, gỗ (cầu phao) hay bằng thuyền ghép lại (cầu thuyền). Theo Đại Việt Sử Lược: Năm 1214, nhà Lý bắc cầu phao qua bến Đông Bộ Đầu. Ở Châu Âu, cầu phao được thiết lập lần đầu vào khoảng năm 1617 trong chiến tranh tại Hòa Lan (Trích theo Cơ Sở VHVN, Trần Ngọc Thêm, NXBGD, năm 1998, trang 214).

(68) The Story of Civilization, The Life of Greece, Will Durant, Simon & Simon, New York, năm 1966, trang 137.

(69) Trần Quốc Vượng, Theo dòng Lịch Sử, Nhà Xuất Bản Văn Hóa, 1996, trang 79.

(70) Xem chi tiết trong các phụ chú từ 36 đến 49.

(71) Theo sách kể trên, đây là một trong những cuộc hôn nhân chính trị. Vua Vũ Định đã lấy con gái của một số tù trưởng các bộ lạc để tăng mối giao hảo.

(72) Trưng, Triệu sau này đã tiếp nối truyền thống ấy.

(73) Theo Việt Sử Lược (Việt phương có nghĩa là phương thuật của người Việt), Hùng Vương là một phương sĩ.

(74) Trung Quốc Nhất Tuyệt, Tập I, trang 533, 534.

(75) Xin xem phụ chú 52.

(76) Xin xem phụ chú 52.

(77) Quản Tử, Phạm Tất Đắc biên dịch, nhà xuất bản Xuân Thu, trang 33. Quản Tử đã giúp Tề Hoàn Công trở nên bá chủ thời Đông Chu , đốc xuất các chư hầu, lập lại trật tự thiên hạ để củng cố ngôi thiên tử nhà Chu .

(78) Muốn hiểu rõ, xin tìm xem Ý Niệm Về Biển Tiến ở Việt Nam, Cung Đình Thanh, Tạp Chí Tư Tưởng số 3, trang 11 và phụ bản Thắp Sáng Lại Quá Khứ Bị Lãng Quên trong quyển Đạo Sống Việt.

(79) Cả hai cuộc thất bại này đều do người lãnh đạo đã ỷ vào thành quách và vũ khí mà quên đi yếu tố lòng dân, Truyện Thần Kim Quy, Vĩnh Như giải mã trong quyển Đạo Sống Việt.

(80) Nhà Hán mở trường học, bắt dân ta thay đổi lễ tục, để bọn Mã, Lưu định cư tại đất nước ta và dùng những tay sai địa phương để cai trị dân Việt. Mã Viện tịch thu trống đồng (biểu tuợng quyền lực văn hóa Lạc Việt), đúc cột đồng Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt . Năm 1406, Minh Thành Tổ đã ban sắc lệnh cho quân xâm lược nước ta: “Nhất thiết mọi sách vở, chữ viết, các câu lý ca dao, sách dạy tư,… một mảnh chữ đều phải đốt hết, các bia phải phá hủy tất cả…, một chữ chớ để còn.” Theo Phan Huy Chú, hơn 95 bộ sách đã bị tịch thu.

(81a ) Bộ tộc Tiên Ti (400.000 người), lực lượng chủ yếu trong vụ Ngũ Hồ Loạn Hoa, chiếm nửa nước (vùng đất thiêng Hoa Hạ) trong gần 2 thế kỷ thời Nam Bắc Triều (dân Hán khoảng 20 triệu). Triều Tùy, Đường kế tiếp đều thuộc huyết thống Tiên Ti. Bộ tộc Sa Đà (100.000 người), lực lượng chủ lực trong giai đoạn Ngũ Đại Thập Quốc (906-960) chiếm miền Bắc Trung Quốc trên nửa thế kỷ (dân Đường khoảng 50 triệu). Đời Tống (120 triệu dân) đã phải triều cống các bộ lạc Liêu (4 triệu dân), Kim (2 triệu dân, sau khi chiếm được Liêu nhân số thành 6 triệu), Tây Hạ (dân số ít hơn Liêu-Kim), đã giữ được đất đai cả thế kỷ nhưng rút cuộc cũng bị Kim chiếm hết miền Bắc Trung Quốc (45 triệu dân). Mông Cổ (2 triệu rưỡi dân) đã chiếm toàn lãnh thổ Trung Quốc (80 triệu dân) trong vòng 90 năm. Mãn Châu (1 triệu dân) đã diệt Minh triều (150 triệu dân) và đô hộ Hoa tộc gần 3 thế kỷ (1616-1911). Đến cuối đời Thanh, dân số Trung Quốc lên tới 430 triệu.

(81b) Các lực lượng ngoại xâm từ đời Nam Bắc Triều tới Ngũ Đại Thập Quốc đều có các quân sư người Hoa và sự cộng tác chặt chẽ của guồng máy thư lại người Hoa. Đời Tống, thừa tướng tư thông với Kim. Thái độ khiếp nhược của nho sĩ đã khiến Mông Cổ khinh miệt, xếp họ dưới gái điếm và chỉ trên có ăn mày (8: điếm, 9: nho, 10: ăn mày). Một trong 10 mưu lược gia của lịch sử Trung Quốc là Phạm văn Trình đã giúp Mãn Thanh đoạt lấy thiên hạ của người Hán, phục vụ 4 đời vua, 3 đời chúa Mãn, tự xưng là… mình có bộ xương của triều Minh và da thịt của triều Thanh. Triều Mãn Thanh đã bắt trên 150 triệu con trời phải ngoan ngoãn dóc tóc thắt bím, mặc y phục rợ Mãn suốt gần 3 thế kỷ.

(82) Vũ Kim Biên, Văn Hiến Làng Xã Vùng Đất Tổ Hùng Vương, Trung Tâm UNESCO, Hà Nội, 1999, trang 57.

(83) Ngụy Trưng, Tùy Thư Thục Hóa Chí, Mã Đoan Lâm Văn Hiến Thông Khảo (dẫn theo Lịch Sử Việt Nam I, nhà xuất bản KHXH Hà Nội, 1971, trang 59).

(84) John T. Mc Alister Jr. / Paul Mus, Vietnamese and Their Revolution , Harper & Row Publisher, N. Y., 1970, trang 52.

(85) Sách dẫn trên.

(86) Sách dẫn trên, trang 46, 47, 50.

(87) Phan Huy Lê, Tìm Về Cội Nguồn, tập I, NXB Thế Giới, Hà Nội, 1999, trang 574

(88) John T. Mc Alister Jr. / Paul Mus, sách đã dẫn, trang 47, 48, 49, 50, 51.

(89) Theo Hàn Phi, Khổng Tử đã đặt tình nhà trên pháp nước qua câu chuyện: Một người nước Lỗ theo vua dẹp giặc, ba lần ra trận đều bỏ chạy với lý do vì có cha già, nếu chết thì không có ai phụ dưỡng. Khổng Tử khen là có hiếu, đề cử lên chức vụ cao – Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi, Đại Cương Triết Học Trung Quốc, tập Hạ, trang 601-602.

(90) Daila Lama, Ethics For The New Millennium, Penguin Putman Inc., N.Y., 1999, trang 234.

(91) Bao trùm một khu vực gồm các nước Á Châu-Thái Bình Dương, phần lãnh thổ mặt Tây của Hoa Kỳ và Gia Nã Đại, Úc và Tân Tây Lan.

(92) Marilyn Ferguson, The Aquarian Conspiracy, G. P. Putman's Sons, N. Y., trang 422.

 


Cái Đình - 2009