Trần Viết Thu
Cách tính lịch
Lịch Ta, lịch Tàu, lịch Tây, lịch Ấn Độ, lịch Miên, lịch Lào, Do Thái… lịch nào đúng?
Thời điểm đổi ngày của loài người là giữa đêm, người Pháp gọi là 24 giờ, người Mỹ gọi là 12 giờ PM… và người Tàu gọi là Chính Tý, tức chính giữa giờ Tý, chứ không phải đầu giờ Tý (sơ Tý). Vì chính ngọ là giữa trưa, 12 giờ.
Thời điểm sang ngày này không dài quá 1/1000 giây đồng hồ, nếu tính theo toán học thuần lý. Trong thực tế thì người Việt đón giao thừa từ giữa đêm đến 2 giờ sáng; người Pháp mừng năm mới bằng cách hôn nhau từ giữa đêm (24 giờ) đến 1 giờ sáng là hết. Đây là giờ toán học thực dụng (sai số 20%) tức áp dụng trong thực tế.
Lịch của Tây thì để cho Tây họ tính, của Tàu thì để cho Tàu tính, của Miên, Lào, Do Thái thì để họ tính lấy... Còn Việt lịch (lịch nhà nông) của người Việt thì ta tự tính lấy. Vì thế nên xin ghi ra đây những sự hiểu biết của mình về Việt Lịch. Đúng hay sai thì tùy sự phán xét của người đọc, miễn sao đem ra sử dụng có lợi cho dân tộc là được. Đừng tranh cãi trên lý thuyết mà chỉ cần kết quả trong thực tế có lợi cho nông dân Việt hay không.
Mục đích của lịch
Xã hội loài người có rất nhiều loại lịch. Mục đích của lịch là đáp ứng nhu cầu sinh sống của một tập thể mà ta gọi là dân tộc. Vì vậy nên lịch được tính theo nhu cầu nghề nghiệp, tức nhu cầu sinh sông của dân tộc mình.
Cách tính lịch
Lịch nào cũng vậy, đơn vị là ngày, mà chu kỳ lại là năm. Một năm có 12 tháng. Tháng hay năm đều không phải là ngày tròn nên phải có trồi sụt theo luật bù trừ.
Ngày là chu kỳ của động vật: Sáng, Trưa, Chiều, Tối (đêm).
Năm là chu kỳ của thực vật: Xuân (sáng), Hạ (trưa), Thu (chiều), Đông (tối, tức đêm).
Ngày thì chia nhỏ thành giờ (hay khắc), 12 hay 24 tùy từng nơi. Vì vậy nên lịch nào cũng phải có 12 đơn vị để chỉ 12 tháng. Nghiệm thì ta thấy tất cả đều là bội số của 3. Số 3 là con số nhỏ nhất của thiên nhiên mà ta gọi là Tam Tài. Ở đây chỉ giới hạn vào lịch nên miễn đi sâu vào con số 3 của thiên nhiên để khám phá ra nhiều điều hay.
Người Tây phương gọi là Janvier, Février, Mars… Novembre, Décembre rồi lại Janvier… Như vậy thì họ muốn chọn tháng nào lam tháng đầu năm cũng được. Người Tàu cũng vậy, vì âm lịch họ để tháng Tý, Sửu… Tuất, Hợi rồi lại quay về Tý, Sửu….
Còn riêng người Việt thì gọi là Giêng, Hai, Ba,…. Mười, Một và Chạp. Rõ ràng tháng Giêng là đầu năm, nên trước sau như một, không đổi được. Nay ta thành Tây lai nên gọi là tháng Mười Một và tháng Mười Hai. Gọi như vậy là sai vì mười một và mười hai thuộc về hàng chục; còn Một, Chạp thuộc hàng đơn vị. Ta cũng không nên tranh luận về điểm này, chỉ nên lưu ý để thống nhất ngôn từ mà thôi. Thay tháng Giêng bằng tháng Một thì e có sự hiểu nhầm Janvier thành Novembre.
Dương lịch
Dương lịch tính theo chu kỳ của trái đất quay quanh mặt trời. Chu kỳ của nó là 365,25 ngày. Như vậy thì trái đất phải quay quanh nó 366,25 vòng. Vì một ngày (24 giờ) là 1 vòng quay và 1/365 vòng. Xin miễn đi sâu vào chi tiết này, suy nghĩ thì thấy sẽ đúng như vậy.
Người Tây Phương đơn giản hóa bằng cách chia đều làm 12 tháng, chỗ thừa thì thêm vào vài tháng cho đủ 365 ngày. Mới đầu thì họ lấy tháng Septembre làm đầu năm, sau đến Novembre và bây giờ là Janvier. Không ai cấm họ sau này chọn tháng Mars cho thành Tân Xuân.
Nay di chuyển dễ dàng nên mọi người chấp nhận dùng Dương Lịch và định ngày theo kinh tuyến GMT ở bên Luân Đôn. Kinh tuyến đổi ngày là xuyên tâm đối với kinh tuyến GMT. Ngày được đổi là lúc GMT ở Chính Ngọ thì bên kia ở Chính Tý.
Âm lịch
Âm lịch tính theo mặt trăng quay quanh trái đất lấy chu kỳ mặt trăng là một tháng. Tạm gọi trăng tròn là ngày Rằm cho dễ hiểu và tạm cho chu kỳ là 29,5 ngày. Như vậy thì tháng trước trồi thì tháng sau phải sụt đi.
Vậy thì một năm chỉ có 354 ngày, thiếu mất 11 ngày và 1/4. Do đó 3 năm phải nhuần một tháng (33 ngày và 3/4 cho đủ số).
Nếu lấy năm Tý là năm đầu của một Giáp thì những năm nhuận sẽ là:
Dần: Nhuận 34 ngày – Tỵ: Nhuận 33 ngày
Thân: Nhuận 34 ngày – Hợi: Nhuận 34 ngày.
Nhưng tuần trăng chỉ có 29,5 ngày nên còn thiếu 17 ngày. Giáp sau nhuận 5 tháng, còn thiếu 4,5 ngày. Cứ như vậy luân lưu cho đến khi tròn 29,5 ngày thì mới là một chu kỳ. Tính ra phải mất 59 Giáp, gồm 8.766 tuần trăng.
Theo đúng toán học thuần lý thì ngày Rằm là ngày:
Tâm Mặt Trời, Tâm Trái Đất và Tâm Mặt Trăng thẳng hàng với nhau. sự thẳng hàng này không giữ được quá 1 giây đồng hồ.
Bây giờ gọi cho dễ nhớ:
– Chính Ngọ là giữa trưa.
– Chính Tý là giữa đêm
– Bình minh là lúc 6 giờ sáng.
– Hoàng hôn là lúc 6 giờ chiều.
Đúng lúc trăng Rằm (tạm gọi là ngày 15 trong tháng, tức đêm 15 rạng ngày 16).
Người ở Chính Giữa giờ Tý (Chính Tý) trông thấy trăng tròn giữa đêm.
Người ở Chính Ngọ (chính giữa giờ Ngọ) là giữa trưa. Họ có quyền lấy đêm hôm trước làm ngày 15, tức trăng chưa tròn hẳn. Bây giờ họ đang ở ngày 16. Mà họ cũng có thể lấy đêm hôm sau làm ngày 15, tức trăng đã tròn qua 12 tiếng đồng hồ rồi. Bây giờ họ đang ở ngày 15.
Người ở Bình Minh cách trăng tròn 6 tiếng. Do đó họ có nhu cầu lấy đêm vừa qua làm ngày 15, tức còn thiếu 6 giờ đồng hồ nữa mới tròn. Tức họ đang ở ngày 16.
Người ở Hoàng Hôn thì có nhu cầu lấy đêm sắp tới làm ngày 15. Khi tới Chính Tý thì trăng đã đi qua được 6 tiếng rồi, tức qua điểm trăng Rằm 6 tiếng đồng hồ. Tức họ đang ở ngày 15.
Tháng sau thì hoán vị:
Người Chính Tý sẽ thành Chính Ngọ. Người Chính Ngọ sẽ thành Chính Tý.
Người Bình Minh thành Hoàng Hôn. Người Hoàng Hôn thành Bình Minh..
Như vậy sai nhau một ngày thì ai cũng có lý cả.
Còn tính Sơ Tý là thời điểm đổi ngày thì không đúng, lý sự cùn, phải tính chính giữa giờ Tý mới đúng.
Việt Lịch
Đây là lịch nhà nông, tính theo vị trí các sao trên trời.
Lấy 2 tiết làm chuẩn: Tiết mùa Xuân (ngày đại hội của người lớn) và tiết Trung Thu, ngày đại hội của trẻ em.
Tiết Xuân du-di vào khoảng từ 28 Février đến 10 Mars. Hội đầu năm kéo dài khoảng 10 ngày. Lễ Giao Thừa bắt đầu từ giữa đêm đến 2 giờ sáng.
Tiết Trung Thu rơi vào trăng tròn giữa mùa Thu, tức vào tháng Octobre. Tết (Tiết, đốt đoạn, khúc) Trung Thu cũng kéo dài vài ngày từ 13 đến ngày 17 tháng Tám Việt Lịch.
Từ 2 ngày mốc đó mới tính số ngày trong một tháng. Tính sao cho số ngày trong một năm không sai lệch nhau quá 12 ngày. Mục đích là để nhớ ngày gieo mạ.
Như vậy thì xác xuất mất mùa rất ít.
Còn tính theo Âm Lịch thì xác suất mất mùa khá cao.
Cách định Tinh Tú (sao) để biết mùa như sau: Tỷ dụ đứng trên núi Ba Vì (Tản Viên) ngắm sao.
1.- Đúng giữa đêm Chính Xuân (chính giữa mùa xuân) quay mặt về ngôi sao Bắc Đẩu hay một chòm sao nào đó để làm chuẩn. Vạch hướng của chòm sao này làm mốc. Vạch này mang tên là hướng chính.
2.- Giữa đêm Chính Hạ đứng vào chỗ củ, quay mặt vê hướng chính thì chòm sao này sẽ ở bên tay phải.
3.- Chính Thu thì ở đằng sau lưng.
4.- Chính Đông thì ở bên tay trái.
Như vậy thì hướng của sao cho ta dự đoán thời tiết sắp tới: nắng mưa, gió bão để gieo mạ hay gặt lúa sớm hơn dự định. Mùa màng ít bị thiệt hại. Do đó mới có Tử Vi, sao chiếu mạng.
Còn theo Âm Lịch thì không tài nào đoán được thời tiết cả. Vì năm nay tháng Tỵ (tức tháng 6) thuộc về chính Hạ. Sang năm nhuận tháng Hai (Sửu) những 34 ngày thì lúc đó tháng Tỵ sẽ thuộc về cuối mùa Hạ. Có lúc tháng Tỵ lại thuộc về đầu mùa Hạ (sơ Hạ).
Thật là rắc rối cho nhà nông, phải đoán mò nên dễ mất mùa, lắm khi phải gieo mạ hai hay ba lần mới cấy được.
Trần Viết Thu