Thanh Đao


Trò ảo thuật “Gặm đảo và nuốt biển.”

 

Việc đem nhiều tầu chiến quây tầu thăm dò đại dương của Mỹ vừa qua đã gây xôn xao dư luận quốc tế nhưng nếu nhìn vào bên trong của việc làm có hệ thống đầy tính toán của vị "Phù thủy" có nhiều phép gây mê nhiễu người xem đã làm t ừ nhiều thập kỷ qua thì nó thật là nhỏ bé nên chóng bị lu mờ. Ngày hôm nay người ta đang nói đến các sự kiện đang diễn ra nóng hổi hơn, đó là việc chơi trò phù thủy biến không thành có của Trung Quốc.

Người ta thấy rõ từ năm 1974 về trước Trung Quốc vốn chưa bao giờ có vị trí đáng k ể trên biển Ðông, thế mà chỉ vài thập niên vừa qua họ đã thiết lập cái gọi là chủ quyền trên một vùng biển lớn khi Việt Nam đang bận tâm về cuộc chiến với Mỹ ở giai đoạn cao trào cuối cùng những năm 1970 để thống nhất đất nước. Trung Quốc đã xác lập chủ quyền bằng cách cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một số đảo ở quần đảo Trường Sa vào các năm 1988 (từ Việt Nam) và 1995 (từ Philippines). Để xác lập chắc chắn việc này phù thủy này cũng có cách biến hóa tài tình, đó là cách tân trang tầu chiến, các hạm đội hải quân cũ bên ngoài giống tầu đánh cá để làm việc vừa thăm dò dầu khí tài nguyên và đóng mới các tầu sân bay, các tuần dương hạm và tầu ngầm cho hải quan để phô trương răn đe đối phương vào khu vực mà họ tự cho là của mình. Vì cách làm này số lượng tầu hải quân tăng lên vô cùng nhanh chóng. Theo nhiều báo chí vừa qua thì con số Trung Quốc vửa công bố công khai là sẽ đưa 28 tầu chiến “lỗi thời” thành tầu đặc chủng nhưng sự thực phải là 218 tầu lớn nhỏ vào cuối năm 2009 này.

Bên cạnh đó Trung Quốc vừa công bố đóng tầu sân bay để ngự trị biển Đông, đây là động thái mạnh mẽ nhất của họ khiến nhiều quốc gia trong khu vực càng thêm lo l ắ ng hơn. Người lo lắng tích cực và tỏ rõ thái độ của mình nhất chính là Philippines khi mới đây đã buộc phải thông qua quốc hội để ra luật về chủ quyền lãnh hải và các đảo thuộc chủ quyền của mình, đạo luật này của Philippines được ký sau hơn ba năm bàn bạc ở Quốc hội. Nó được thông qua gấp rút do tính chất khẩn thiết của việc định nghĩa ranh giới thềm lục địa trước hạn chót 13.05.2009 của Liên Hiệp Quốc, theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Tới đây sẽ có hàng loạt các quốc gia khác như Malayxia, Brunei, Indonexia, Singapo; và Thái-Lan cũng sẽ làm như vậy bởi vì không có quốc gia nào muốn lỡ cái hẹn 13/5 này. Còn phía Trung Quốc không muốn Việt Nam nên chắc chắn họ cũng sẽ làm việc này vì sợ đối đầu pháp lý, mà để đến như vậy thì cái thua sẽ thuộc về họ là điều chắc chắn, nên biện pháp hiện nay của Trung Quốc là mời liên tục các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam sang thăm và trấn an với mong muốn Việt Nam đạt thỏa thu ận song phương với họ . Nhưng trước chủ quyền của đất nước và vì sự lâu dài cho tương lai, Việt Nam chắc chắn cũng sẽ phải như các nước trong khu vực, là nộp đơn và công bố chủ quyền lãnh hải của mình với Liên Hi ệp Quốc cho kịp hạn cuối cùng là ngày 13 tháng 5 tới đây.

 

Những sợi dây trói và vòng kim cô bị lạm dụng.

Người ta ai cũng biết, Việt Nam là nước nhỏ nên dù bị ép nhiều bề nhưng luôn tôn trọng mối quan hệ hữu nghị với người khổng lồ phương Bắc. Còn Trung Quốc xưa nay vẫn thường lấy mẫu hình ứng xử trong quan hệ với Việt Nam để làm chuẩn mực trong quan hệ với các nước xung quanh và luôn rêu rao về cái gọi là quan hệ đó họ gọi là tính “công bằng” thay cho cụm từ bình-đẳng quan-hệ quốc-tế vẫn dùng xưa nay. Họ đã lạm dụng bằng cách lấy mối quan hệ lâu đời của hai Đảng, hai nhà nước và các viện trợ to lớn trước đây để làm sợi dây trói Việt Nam không rời ảnh hưởng của họ khi mà Mỹ và Nhật cũng như một số nước lớn đang muốn gần gũi và đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam kể cả các nước trong hiệp hội Asean. Và cái vòng kim-cô là khẩu hiệu hợp tác hữu nghị Trung Việt theo “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) cũng như “tinh thần 4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) để đặt trên đầu người Việt Nam, thế nhưng trong thực tế thì họ lại làm trái ngược.

Như đã nói ở trên, trước tiên là vị “phù thủy” này đã hóa phép tầu hải quân thành tầu đánh cá, xây dựng căn cứ hiện đại cho Hải quân tại đảo Hải-Nam và đóng tầu sân bay, các khu trục hạm cũng như việc họ đang bành trướng các thế lực quân sự cùng hải quân ở khu vực tranh chấp chủ quyền với Việt Nam bất kể dù đã ký vào bản Ứng xử Quốc tế về Biển với Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Việc họ làm họ vẫn làm, thậm chí bất chấp cả khi Việt Nam hay các nước xung quanh có lên án hay phản đối, ví dụ như vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở một số đảo trong hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa. Bên trong thì họ đang gây sức ép rất lớn để các quốc gia, các công ty lớn quốc tế có các ký kết hợp tác với Việt Nam về thăm dò và khai thác dầu khí phải thối lui, không những chỉ ở khu vực đang tranh chấp mà cả ở khu vực đang là thuộc chủ quyền mà Việt Nam quản lý. Ví dụ như British Petroleum (BP) rút lui khỏi dự án thăm dò khai thác dầu khí ở gần quần đảo Trường Sa đã bỏ cuộc vì sức ép của Trung Quốc. Người ta đều biết những lô 05.2, 05.3 (BP vừa rút lui) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam”.

Nhưng BP cũng biết, các cuộc làm ăn với Trung Quốc chỉ là “ăn xổi”, không có tương lai vì tài nguyên đó của Trung Quốc vừa ít ỏi lại đang bị cạn kiệt rất nhanh trong khi đó các nguồn tài nguyên trên đảo và biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thì mới mẻ và trữ lượng rất lớn, nên nếu tính về lâu về dài họ không thể từ bỏ các hợp đồng này. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào phản ứng của Việt Nam sẽ như thế nào để bảo vệ chủ quyền của mình ở khu vực này, để từ đó họ có thể yên tâm đầu tư thăm dò và khai thác. Ngoài BP các công ty và các quốc gia khác dù rất muốn tham gia cũng đành khoanh tay đứng nhìn mà thôi.

Nhiều tờ báo quốc tế, đặc biệt là tờ Manila Standard Today số 21-22/03/2009 đã trích lời ông Escudero nói rằng ông nhận được đảm bảo từ tân đại sứ Lưu-Kiến-Siêu rằng Trung Quốc muốn dùng đối thoại và các kênh ngoại giao để tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp. Nhưng các nước thấy đây chỉ là sự l ậ p lại chiến lược kiểu kéo dài thời gian “câu giờ”, trong khi tân trang tầu chiến để thôn tính các đảo và lãnh hải trên biển này của Trung Quốc đã lỗi thời. Nay, vị thượng nghị sĩ nói Phủ Tổng thống Philippines cần mời các bên, từ Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan đến Brunei vào hội đàm theo mô hình sáu bên như trong trường hợp Bắc Triều Tiên, và nếu thất bại thì buộc phải đưa ra tòa án quốc tế phân xử. Sở dĩ có đề nghị này là vì nếu đưa vấn đề này ra đại hội động Liên Hợp Quốc thì Trung Quốc sẽ ỷ thế nằm trong nhóm các nước trong hội đồng bảo an dùng quyền phủ quyết.

Cuộc khẳng định chủ quyển của các nước với Trung Quốc đến bước này người ta mới gọi nó là “bắt đầu”, và dư luận cho rằng dây trói và vòng kim-cô sẽ không còn linh nghiệm vì câu thần chú này bị Trung Quốc lạm dụng quá nhiều nên mất thiêng và nó đã lỗi thời, có lẽ nên được cất vào Thiên-An Môn để làm vật kỷ niệm về một dấu tích nghệ thuật ngoại giao của Trung Quốc.

 

Những biện pháp có thể làm vị phù thủy phải nhả đảo và dời biển, cùng làm trò ảo thuật mất thiêng.

Việt Nam có lợi thế mà Trung Quốc phải hiểu hơn ai hết đó là có một dải bờ biển chạy dài từ bắc đến Nam, án ngữ tất cả đường ra vào bằng đường biển của Trung Quốc. Dù Trung Quốc có đổ tiền nhiều đến chừng nào cho việc sắm tầu ngầm, xây căn cứ trên các đảo, đóng tầu mới v.v…, nhưng Việt Nam chỉ cần tập trung mua sắm hỏa tiễn đất đối biển tầm xa, tầm trung thì coi như có thể vô hiệu hóa được sức mạnh của Trung Quốc ở biển Đông là điều chắc chắn. Trung Quốc biêt rất rõ điều này.

Một mặt nữa, Việt Nam giờ đã đến lúc công khai hóa các vấn đề chủ quyền của Việt Nam về Biển và các đảo Trường-Sa, Hoàng-Sa để hâm nóng lòng dân đang khao khát đòi lại các đảo mà Trung Quốc vô cớ chiếm đóng và họ muốn thể hiện rõ ràng chính mình là chủ nhân của khu vực này. Việc công khai hóa chủ quyền về Đảo và Biển cùng với việc đấu tranh bằng pháp lý quốc tế để ngăn chặn thầy phù thủy chuyên làm phép để dối mắt người xem khi đang họ trổ tài “câu giờ để gặm đảo, nuốt biển” như hiện nay. Những kiến nghị của các nhà khoa học Việt Nam về công khai hóa chủ quyền vùng biển và lãnh hải vừa được tổ chức tại Hà nội là biểu hiện rõ ràng nhất, và xu thế thời đại là giải quyết dứt điểm cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển một cách công bằng trên cơ sở của pháp lý quốc tế là giải pháp có lý có tình và hiệu quả nhất hiện nay vì chẳng còn cách nào khác? Báo chí lúc này càng thể hiện rõ nhất vai trò, tác dụng to lớn của việc bảo vệ chủ quyền đất nước và là phương tiện hữu hiệu giúp ngọn lửa yêu nước càng bốc cao hơn như những ngày hào hùng chống những kẻ thù xâm lược năm nào và chống ông bạn phương Bắc tấn công vùng biên giới phương Bắc của mình vừa qua. Nhất định báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng như các đài truyền hình và đài phát thanh từ Trung ương đến các tỉnh cũng như dư luận người Việt ở hải ngoại, các thông tin quốc tế sẽ lại vạch rõ các trò diễn mới của phù thủy gặm đảo nuốt biển trước dư luận trong nước và quốc tế về vấn đề trọng đại hiện nay, đó là chủ quyền về đảo, biển của Việt Nam.

 

Amsterdam, ngày 26 tháng 3 năm 2009.
Thanh Đao

 

 


Cái Đình - 2009 .