Phạm Đình Lân


Người người tiến ta lại lùi

Lời nói đầu: Đa số học sinh, dù  ở miền Nam hay miền Bắc trước năm 1975, đều được trang bị bằng một võ khí ‘dân tộc’, ‘văn hóa Mác-Lê-Nin’ và ‘văn hóa Đông Phương’, với nhiều tính ‘ưu việt’ khiến nhiều người  mang ảo tưởng rằng các nước Đông Nam Á như Mã Lai, Thái Lan, Indonesia...kém xa Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Paris 1973 và sự sụp đổ của chánh quyền Sài Gòn làm cho người Cộng Sản Việt Nam và một số người Việt Nam không nhỏ càng kiêu ngạo hơn khi tin rằng dưới ánh sáng của chủ nghĩa Marx-Lenin và dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam, nước ta thừa sức đánh thắng bất cứ kẻ thù nào dù to lớn đến đâu và xuất phát từ đâu. Ở điểm này Việt Nam cũng hao hao giống Afghanistan, nơi từng gây nhức đầu cho Alexander Đại Đế, Gengis Khan, quân Anh, quân Nga. Hiện nay quân Hoa Kỳ và NATO cũng gặp những khó khăn tương tự. Điều này không có nghĩa là Việt Nam và Afghanistan là hai cường quốc quân sự.

Thời gian trôi qua mau. Sự giao tiếp quốc tế được nới rộng. Người ta mới nhận ra rằng ta không hơn ai, thậm chí còn kém hơn nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là động lực thúc đẩy tôi viết ra bài này mặc dù hiện nay tôi đã mang quốc tịch của một nước khác. Tôi xin đón nhận mọi sự phê phán vô tư, công bằng và xây dựng cũng như đón nhận mọi sự bổ túc vào những thiếu sót hay sai lầm trong bài viết nầy sau một cuộc thảo luận nghiêm túc và vô tư. Bài viết này được viết bằng nước mắt của một người chỉ tìm thấy quê hương gốc của mình lung linh mập mờ qua những dòng nước tự tuôn trào sau những đêm dài thao thức.

****

Cuộc cách mạng kỹ nghệ ở Âu-Mỹ đã có những kết quả to lớn vào thế kỷ XIX. Nó dẫn đến chủ nghĩa đế quốc. Các quốc gia Á, Phi và Châu Mỹ La Tinh trở thành những thuộc địa của các cường quốc kỹ nghệ Âu-Mỹ. Những quốc gia to lớn và đông dân như Trung Hoa, Ấn Độ, Indonesia từng bị Bồ Đào Nha, Anh, Hòa Lan xâm chiếm từng phần hay toàn bộ trước khi chủ nghĩa đế quốc chánh thức ra đời! Ở Á Châu chỉ có Nhật, Thái Lan và Thổ Nhỉ Kỳ giữ được độc lập trước sự đe dọa xâm lăng của các liệt cường Âu Châu.

Trong bài viết nầy tôi trình bày sự chuyển mình vươn lên của một số quốc gia từng có quá khứ lịch sử ảm đạm cay đắng như Việt Nam. Các nước được đề cập đến trong bài này thoát khỏi tình trạng chậm tiến về kinh tế lẫn chánh trị. Còn Việt Nam như thế nào?

 

NHẬT BẢN

Nhật tránh được sự xâm lăng của các đế quốc phương Tây nhờ lòng yêu nước của tướng quân Yoshinobu Tokugawa và sự sáng suốt của Thiên Hoàng Mitsu Hito tức Meiji (Minh Trị). Vị Thiên Hoàng nầy canh tân nước Nhật khi mới lên 16 tuổi. Cố nhiên bên cạnh ông có nhiều cố vấn quyết tâm ‘Tây phương hóa’ xứ sở hầu theo kịp đà tiến hóa của nhân loại và trước mắt thoát khỏi họa xâm lăng của các nước phương Tây. Nếu tướng quân Yoshinobu cố bám lấy quyền hành thì chắc chắn số phận của Nhật cũng không hơn Việt Nam bao nhiêu. Dưới chế độ tướng quân, Nhật thi hành chánh sách bế quan tỏa cảng  gắt gao nhưng Fukuzawa Yukichi (1835-1901) đã học tiếng Hòa Lan và tiếng Anh để nghiên cứu văn hóa Tây Phương. Ông từng xuất ngoại với tư cách thông ngôn cho phái bộ Nhật thăm viếng Hoa Kỳ năm 1859. Ông viết sách báo cổ xúy việc nghiên cứu văn hóa và kỹ thuật Tây Phương để đương đầu với sự xâm lăng của họ. Năm 1890 ông thành lập Đại Học Keio-Gijuku. Keio-Gijuku là tên của một tác phẩm của ông có nghĩa là Văn Hóa Tây Phương. Fukuzawa là một Voltaire hay Jean Jacques Rousseau của Nhật vào thế kỷ XIX, đã góp phần to lớn vào công cuộc canh tân nước Nhật trên lãnh vực văn hóa, giáo dục.

26 năm kể từ ngày canh tân đất nước, Nhật đánh bại Trung Hoa, một quốc gia to lớn và đông dân nhất thế giới

36 năm kể từ ngày canh tân, Nhật đánh bại Nga ở Mãn Châu. Năm sau Hải Quân Nhật đánh bại hạm đội Baltic của Nga tại eo biển Tsushima. Nga là một quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới và là một trong những đế quốc Âu Châu đầu tiên bị bại trận trước một quốc gia Á Châu nhỏ bé.

Năm 1932 Nhật thành lập Mãn Châu Quốc, bước đầu của sự bành trướng lãnh thổ của họ đến bờ Hắc Long Giang (Hei Longjiang) đúng theo chủ trương của đảng Hắc Long (Kokuryukai). Năm 1937 Nhật xâm lăng Trung Hoa và mở rộng chiến tranh xuống các quốc gia Đông Nam Á lục địa và quần đảo. Năm 1941 họ tấn công Hoa Kỳ ở Pearl Harbor khiến Hoa Kỳ tham gia đệ nhị thế chiến. Năm 1945 Nhật bị bại trận lần đầu tiên trong lịch sử của họ bị hai trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima vả Nagasaki. Từ năm 1960 kinh tế Nhật bắt đầu vươn lên mạnh mẽ. Đến giữa thập niên 1970 Nhật là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ.

 

THÁI LAN

Vào thế kỷ XIX chưa có quốc hiệu Thái Lan mà chỉ có quốc hiệu Xiêm La. Dưới thời vua Rama IV (1804-1868), (năm ngự trị: 1851-1868) Xiêm La bị các cường quốc Âu Châu, nhất là Anh và Pháp đe dọa nặng nề. Nước nầy phải ký hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng với các nước Âu Châu để các nước tự kềm chế lẫn nhau để không nước nào độc chiếm Xiêm La. Đó là chính sách dĩ di chế di của vua Rama IV... Nhà vua đã dành 27 năm trong đời mình để học giáo lý Phật Giáo, tiếng La Tinh, tiếng Anh, khoa học và nghệ thuật Âu Châu. Vua Rama IV rất giỏi về Thiên Văn Học. Ông có tinh thần ‘Âu hóa’ khi bắt các triều thần mặc Âu phục, nhờ các giáo sĩ Tây phương dạy Tây y cho người Thái. Ông nhờ một phụ nữ Anh, bà Anna Leonowens, phụ đạo cho hoàng tử Chulalongkorn tức vua Rama V sau nầy. Chulalongkorn (1853-1910) lên ngôi năm 1868. Ông trẻ hơn Thiên Hoàng Meiji của Nhật một tuổi và lên ngôi vào năm Thiên Hoàng Meiji mở đầu kỷ nguyên canh tân nước Nhật. Vua Rama V sớm hấp thu văn hóa Tây Phương qua bà Anna  Leonowens được thấy trong phim The King and I. Phim nầy bị cấm trình chiếu ở Thái Lan. Nhà vua từng du hành sang các nước Á Châu chịu ảnh hưởng chánh trị của Anh và sang các nước Âu Châu để quan sát những tiến bộ của người Tây Phương hầu cải cách Xiêm La. Trong việc cải cách Xiêm La nhà vua có sự hợp tác đắc lực của một người Bỉ tên Gustav Rolin-Jacquemyns. Trong lúc vua Rama V bảo vệ và củng cố độc lập của Xiêm La thì Việt Nam lần lượt mất Nam Kỳ rồi Trung, Bắc Kỳ vào tay Pháp. Vua Tự Đức được lịch sử khen ngợi giỏi văn chương, thi phú và hiếu đễ với mẹ khi cúi xuống cho mẹ đánh đòn sau khi đi săn về dưới cơn mưa như thác đổ! Lịch sử cũng ca ngợi đức độ của bà Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức khi ngăn cản người tôi tớ không được giết một đàn kiến.

Xiêm La không được hùng mạnh về quân sự và phồn thịnh về kinh tế như Nhật nhưng họ được độc lập. Dân chúng hưởng cảnh thái bình và cuộc sống sung túc hơn Việt Nam. Trong đệ nhị thế chiến Việt Nam bị hai tầng lớp ngoại nhân thống trị: Pháp và Nhật. Thái Lan (quốc hiệu xuất hiện năm 1939) kết thân với Nhật. Sau khi Nhật bại trận họ kết thân với Hoa Kỳ, quốc gia chiến thắng trong thế chiến thứ hai. Thái Lan có vai trò quan trọng trong Liên Minh Phòng Thủ Đông Nam Á (SEATO). Khi Hoa Kỳ rời khỏi Nam Việt Nam, họ bắt đầu có vai trò mới trong khối ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) và hướng về quốc gia có ảnh hưởng lớn trong vùng: Trung Hoa Cộng Sản. Nhìn chung dân sinh, dân trí và sự đoàn kết dân tộc của Thái Lan cao hơn Việt Nam vì được liên tục hòa bình và có xu thế biến cải kịp thời và khả năng thích ứng với trào lưu tiến bộ của nhân loại của họ. Trường Đại Học của Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế. Họ tôn kính vua Rama IX (Bhumibol Adulyadej) của họ chứ không tôn kính một nhân vật ngoại quốc nào khác như đã thấy ở miền Bắc năm 1954 và ở cả nước Việt Nam sau năm 1975. Vua Rama IX là cháu nội của vua Rama V, là người hiểu biết nhiểu về văn hóa Tây Phương vì ông sinh ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ, và học ở Lausanne, Thụy Sĩ. Hoàng hậu Sirikit là con gái của đại sứ Thái Lan ở Paris. Vì vậy ngay từ thời niên thiếu bà đã sống và học ở Âu Châu.

 

THỔ NHĨ KỲ

Thổ Nhĩ Kỳ là một cựu đế quốcTrung Đông, Đông Âu, Nam Âu và Bắc Phi. Nhờ vậy nước nầy thoát khỏi sự xâm lăng của các cường quốc Âu Châu. Nhưng các nước Nga, Anh, Pháp, Áo chia xẻ các thuộc  địa của Thổ Nhĩ Kỳ dọc theo Địa Trung Hải. Trong đệ nhất thế chiến Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía Đức và Áo-Hung nên phải chịu nhiều đắng cay sau khi Đức bị bại trận năm 1918. Thổ Nhĩ Kỳ bị nhiều thiệt thòi với hiệp ước Sèvres. Cuộc đảo chánh của Mustafa Kemal (1881-1938) được xem như một cuộc cách mạng và canh tân Thổ Nhĩ Kỳ. Chế độ quân chủ bị lật đổ. Mustafa Kemal thành lập nền Cộng Hòa và là tổng thống đầu tiên của nền Cộng Hòa nầy từ năm 1923 đến 1938. Ông mạnh dạn làm cuộc cánh mạng trong một nước Hồi Giáo bằng cách tách rời tôn giáo ra khỏi chánh trị quốc gia, dùng luật thế tục chứ không dùng luật Sharia, cải tổ chữ viết bằng cách dùng mẫu tự La Tinh thay cho chữ viết Ả Rập, dùng dương lịch thay cho lịch Hồi Giáo. Phụ nữ không còn mang tấm vải che mặt. Đàn ông không phải đội khăn đóng. Con gái ông là người phự nữ đầu tiên lái phi cơ v.v… Sự canh tân của Mustafa Kemal tạo một thế đứng vững chắc cho nước Thổ Nhĩ Kỳ trên thế giới. Người Thổ Nhĩ Kỳ gọi ông là Ataturk (cha già của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ) một cách kính trọng và trìu mến.

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia Á Châu Hồi Giáo Tây phương hóa và tiến bộ. Đó là một đồng minh của Hoa Kỳ trong chiến tranh lạnh và là quốc gia Hồi Giáo đầu tiên công nhận nước Do Thái và không có tham dự một cuộc chiến tranh nào chống nước nầy từ khi lập quốc (1948). Năm 1952 Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia thành viên của NATO nằm trên lục địa Á-Âu sát với Liên Sô. Ataturk Kemal tạo cho quân đội một truyền thống chánh trị đặc biệt. Quân đội trở thành trọng tài trong các nước khủng hoảng chánh trị. Năm 1997 quân đội áp lực thủ tướng phải từ chức vì thủ tướng nầy có khuynh hướng muốn biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một Cộng Hòa Hồi Giáo như Iran!

 

NGA

Vào thế kỷ XIX Nga là một đế quốc Da Trắng khép kín với các nước Tây Âu. So với Anh và Pháp, Nga bị lép vế. Sau năm 1870 nước Đức được thống nhất sau khi đánh baị đế quốc Áo. Dưới sự lãnh đạo khéo léo và kỷ cương của Bismarck, nước Đức sớm trở thành nước kỹ nghệ quan trọng ở Trung Âu từ một nước nông nghiệp nghèo nàn đặt dưới sự thống trị của đế quốc Áo. Năm 1914 Đức khởi động đệ nhất thế chiến ở Âu Châu. Quân Đức đè bẹp quân Nga hoàng tham chiến với tư cách là đồng minh của Anh và Pháp. Trước đó quân Nga bị quân Nhật đánh bại Mãn Châu rồi eo biển Tsushima. Những chiến bại liên tục nầy dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Nga hoàng. Lenin thiết lập chế độ Cộng Sản đầu tiên trên thế giới. Ông thành lập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Đó là một võ khí chinh phục thế giới vô cùng kiến hiệu. Nó biến nước Nga thành một đế quốc mà không tốn tiền bạc và xương máu, ngược lại còn dùng tiền bạc và xương máu của các dân tộc nhược tiểu để tô điểm và củng cố cho đế quốc Nga. Chẳng những thế Lenin còn được tiếng thơm là người chống chủ nghĩa đế quốc để giải phóng cho các dân tộc thuộc địa!! Liên Sô ra đời 05 năm sau khi cách mạng vô sản thành công ở Nga. Diện tích nước Nga lối 17 triệu km2. Liên Sô bao gồm Nga, các nước lân cận ở Trung Á, vùng núi Caucasus, đến Mông Cổ trên một diện tích 22 triệu km2. Liên Sô có nhiều tài nguyên và nhân lực để phát triển kỹ nghệ chiến tranh bằng cách kích thích tự ái dân tộc Nga, một dân tộc to lớn nhất ở Châu Âu bị Nhật rồi Đức đánh bại nhục nhã dưới thời Nga hoàng.

Sau các kế hoạch ngũ niên, kỹ nghệ của Liên Sô đứng hàng thứ nhì trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ mà thôi. Liên Sô hùng mạnh về quân sự và kỹ nghệ chiến tranh trong khi dân chúng mất tự do và sống thiếu thốn. Kỹ nghệ tập trung vào việc sản xuất võ khí, xe tăng, tàu chiến hơn là xe gắn máy, xe hơi hay tủ lạnh... nhằm nâng cao đời sống dân chúng. Đó là cảnh nước mạnh nhưng dân nghèo và thiếu tự do. Để xây dựng và cũng cố chế độ Cộng Sản, Stalin không ngần ngại hy sinh từ 30 triệu đến 50 triệu người. Họ chết vì đói do chánh sách nông nghiệp của nhà nước Cộng Sản gây ra; vì bị giết hay thủ tiêu bí mật hay bị đưa vào các trại lao động cải tạo (gulags) ở Tây Bá Lợi Á giá buốt vì buộc tội phản động, tội phú nông (kulaks) chống phá cách mạng để lao động nặng nhọc, lại thiếu ăn, thiếu thuốc trong vùng băng giá nên chết lần mòn. Người bàng quan thán phục những công trình vĩ đại được hình thành dưới chế độ Sô Viết như làm đường sá, đào kinh, xây đập thủy điện, xây cầu v.v… Ít người để ý những công trình vĩ đại trên hoàn thành bằng công sức lao động, mồ hôi, nước mắt của những tù nhân thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu thuốc men vừa nói.

Liên Sô trở thành cường quốc nguyên tử sau đệ nhị thế chiến. Các quốc gia như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Romania, Hung Gia Lợi, Albania, Nam Tư (Yugoslavia) trở thành những nước Cộng Sản dưới sự thống trị của Stalin. Thống chế Tito  của  Nam Tư là vị lãnh đạo Cộng Sản duy nhất trên thế giới dám thách thức Stalin. Tito là người do Moscow đào luyện. Sau đệ nhị thế chiến Nam Tư vẫn là một quốc gia Cộng Sản nhưng không đặt dưới sự kiểm soát của Moscow. Sức mạnh của Liên Sô bị lung lay vì những cuộc chạy đua võ trang với Hoa Kỳ, cuộc xâm lăng Afghanistan nơi quân Liên Sô gặp sự đề kháng quá mạnh của du kích Afghanistan. Chiến tranh Afghanistan dẫn theo sau sự suy sụp kinh tế, thất bại quân sự, sự tẩy chay Thế Vận Hội Moscow năm 1980. Dân chúng ở Đông Âu không còn xem Liên Sô là con gấu hùng mạnh nữa. Họ đứng lên đấu tranh đòi độc lập, chủ quyền, tự do và cơm áo. Chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Đông Âu năm 1989. Nước Đức được thống nhất. Năm 1991 Liên Sô giải thể.

 

TRUNG HOA

Trung Hoa là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất thế giới luôn luôn tự hào với văn hóa ngàn năm của mình. Nhưng Trung Hoa là nước phải đối diện với nhiều đắng cay theo dòng trường thiên lịch sử. Quốc gia nầy luôn luôn có nội chiến, bị người Mông Cổ đô hộ vào thế kỷ XIII (Yuan: nhà Nguyên), người Mãn Châu thống trị từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Người Bồ Đào Nha chiếm Macao vào thế kỷ XVI, liệt cường Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật xâu xé vào thế kỷ XIX. Cuốn L’Esprit des Lois của Montesquieu và Le Contrat Social của Jean Jacques Rousseau được dịch sang Hán ngữ ở Trung Hoa. Khang Hữu Vi (Kang Yu-wei 1858-1927) và đệ tử là Lương Khải Siêu (Leang Ki-chao 1873-1929) rất quan tâm đến cuộc canh tân theo Tây Phương của Nhật Bản. Hai vị nầy là kiến trúc sư thực sự của cuộc chính biến năm Mậu Tý(1898). Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) lật đổ nhà Mãn Thanh nhưng Trung Hoa vẫn chưa thống nhất.                        

Dân Trung Hoa vẫn còn nghèo khó và gánh chịu mọi đau khổ, nhục nhã và bất công xã hội với sự cai trị của các tướng lãnh đàn em của Viên Thế Khải (Yuan Shikai). Các hiệp ước bất bình đẳng mà Trung Quốc ký với các liệt cường Âu-Mỹ vào thế kỷ XIX vẫn còn hiệu lực. Hiệp ước Versailles năm 1919 trao cho Nhật quyền kiểm soát bán đảo Sơn Đông (Shandong)  trước kia do Đức chiếm giữ. Sự kiện này đưa đến những cuộc xuống đường rầm rộ của sinh viên Trung Hoa. Đó là Phong Trào Ngũ Tứ (04 tháng 05 năm 1919). Đây là sự chổi dậy của tinh thần dân tộc của người Trung Hoa.

Linh hồn của Phong Trào Tân Văn Hóa  và Phong Trào Ngũ Tứ là Trần  Độc Tú (Chen Duxui, 1879-1942), một trí thức tân học từng du học ở Nhật và Pháp; Hồ Thích (Hu Shi, 1891-1962), từng du học ở Hoa Kỳ. Hu Shi cải cách văn hóa. Ông và Chen Duxui đều cổ xúy văn hóa Tây Phương và không thuận lợi cho văn hóa Khổng Giáo lưu truyền lâu đời trong nước. Về phương diện chánh trị Chen Duxui là tổng bí thơ và là một trong những người sáng lập ra đảng Cộng Sản Trung Hoa năm 1921. Cùng sát cánh với Chen Duxui có Lí Dazhao (Lý Đại Triều, 1888-1927), một giáo sư Lịch Sử và quản thủ thư viện đại học Beijing, từng học ở Nhật về. Li Dazhao là người say mê chủ nghĩa Marx-Lenin. Chính Mao Zedong (Mao Trạch Đông) biết chủ nghĩa Marx qua Li Dazhao, người chỉ huy ông tại Thư Viện Đại Học Beijing. Sự du nhập chủ nghĩa Marx-Lenin vào Trung Hoa của Li Dazhao và Chen Duxui cùng Phong Trào Tân Văn Hóa của Chen Duxui và Hu Shi có mẫu số chung: ảnh hưởng của văn hóa Tây Phương. Sự đàn áp Cộng Sản của Chiang Kaishek năm 1927 làm cho vai trò của Mao Zedong trong đảng Cộng Sản Trung Hoa càng trở nên quan trọng. Chen Duxui và Li Dazhao tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của giai cấp công nhân  như Lenin và Stalin luôn luôn nhắc nhở. Điều nầy trở nên lạc lõng trong một xứ nông nghiệp to lớn nhất thế giới, nơi 90% dân chúng là nông dân và sống ở nông thôn như Trung Hoa. Trong cuộc đàn áp Cộng Sản năm 1927 phần lớn những người lãnh đạo đảng Cộng Sản đều bị bắt.

Chen Duxui bị hạ bệ, mất chức tổng bí thơ đảng từ năm 1927. Năm 1932 ông bị Quốc Dân Đảng bắt. Năm 1937 ông được tự do và chuyển hướng sang Đệ Tứ Cộng Sản của Trotsky.

Trong cuộc đàn áp Cộng Sản năm 1927 Li Dazhao trốn trong tòa đại sứ Liên Sô ở Beijing (Bắc Kinh). Tuong Zhang Zuolin (Trương Tác Lâm) ra lịnh cho quân sĩ ập vào tòa đại sứ Liên Sô để bắt Li Dazhao. Ông bị hành quyết sau khi bị bắt (1927).

Hu Shi không theo chủ nghĩa Marx như Chen Duxui. Trong đệ nhị thế chiến ông là đại sứ của chánh phủ Chongqing (Trùng Khánh) ở Hoa Kỳ. Năm 1949 ông chạy ra đảo Đài Loan (Taiwan). Ông viết báo. Báo của ông bị đóng cửa vì chỉ trích thống chế Chiang Kaishek.

Chiang Kaishek thành công trong việc thống nhất Trung Hoa, yêu cầu các liệt cường hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng (1929) nhưng ông bị thất bại trong việc ngăn chặn tham vọng bành trướng lãnh thổ của Nhật và trong việc cải thiện đời sống của nhân dân. Hai nhược điểm sau nầy của Chiang đã giúp cho Cộng Sản Trung Hoa phát triển nhanh chóng khắp cả nước sau cuộc Vạn Lý Trường Chinh lịch sử (1934-1935). Liên minh Quốc-Cộng lần thứ hai (1936) làm cho uy tín đảng Cộng Sản lên cao. Dưới mắt dân chúng Trung Hoa, Cộng Sản Trung Hoa nghĩ đến việc đánh Nhật trong khi Quốc Dân Đảng chỉ nghĩ đến đàn áp Cộng Sản hơn là đánh Nhật! Lúc bấy giờ Mao Zedong  còn yếu nên chưa dám cưỡng lịnh của Stalin. Stalin không thích Mao vì Mao không do Moscow đào luyện, lại có nhiều quan điểm độc lập riêng. Trước khí thế của quân Nhật ở Mãn Châu, Stalin đoán biết Nhật sẽ đánh Trung Hoa và có thể gây phương hại đến an ninh của Liên Sô ở Âu Châu. Stalin áp lực Cộng Sản Trung Hoa liên minh với Quốc Dân Đảng để chống Nhật hữu hiệu hơn ở mặt trận tây bộ Trung Hoa gần biên giới Liên Sô. Năm 1938 Hồ Chí Minh (lúc ấy chưa mang biệt danh nầy) được lệnh Stalin giả làm người ăn mày mù vượt biên giới vào Trung Hoa trên đường đến chiến khu Yenan (Diên An) để nhờ Cộng Sản Trung Hoa giúp phương tiện đi về hướng Nam để dụ quân Nhật hướng về phía Nam, thay vì hướng về phía Tây đe dọa Liên Sô.

Đệ nhị thế chiến chấm dứt. Cộng Sản Trung Hoa đã trưởng thành trong chiến đấu. Họ có đầy đủ võ khí lấy của Nhật hay do Liên Sô giúp trong thời kỳ kháng Nhật và sau khi lực lượng Quản Đông của Nhật bị Liên Sô đánh bại ở Mãn Châu vài ngày trước khi Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima va Nagasaki để kết thúc chiến tranh. Nội chiến Quốc-Cộng tái phát. Lần nầy Mao Zedong đánh bại Chiang Kaishek dễ dàng để khai sinh ra Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Vừa nắm chánh quyền Mao Zedong muốn phô trương thanh thế của Trung Hoa Cộng Sản trên thế giới bằng cách viện trợ và cố vấn cho chánh phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo trong chiến khu và tham chiến ở Triều Tiên trực diện với quân đội Liên Hiệp Quốc do tướng Mc Arthur chỉ huy. Bề ngoài CHNDTQ và Liên Sô là hai nước Cộng Sản huynh đệ. Thực tế Stalin và Mao Zedong không ưa nhau. CHNDTQ sẽ cạnh tranh quyền lãnh đạo khối Cộng Sản với Liên Sô. Về sự đối xử cá nhân Stalin làm mất mặt Mao Zedong khi ông nầy đến Moscow và đợi cả tháng mà không được Stalin tiếp kiến! Sự đau đớn tinh thần nầy được tìm thấy nơi người lãnh đạo Lực Lượng Pháp Tự Do, tướng Charles de Gaulle, trước các đại lãnh tụ của Đồng Minh. Nhưng hoàn cảnh của Mao và De Gaulle hoàn toàn khác nhau. Trong đệ nhị thế chiến Pháp là quốc gia bị Đức  chiếm đóng. Trung Hoa bị Nhật chiếm đóng nhưng có chánh phủ kháng Nhật trên lãnh thổ của mình. Chánh phủ lưu vong của De Gaulle tạm hoạt động trên lãnh thổ Anh. Tại Pháp Pétain thành lập chánh phủ Vichy thân Đức. Mao đến Moscow sau khi làm chủ Trung Hoa lục địa với 542 triệu vốn người nhưng vẫn bị Stalin xem thường. Thế mới thấy sự cao ngạo của Stalin to lớn như thế nào. Cao ngạo lẫn sợ sệt? Mao xây dựng chế độ Cộng Sản theo chủ nghĩa Marx-Lenin Mao hóa với ước vọng biến Trung Hoa lục địa thành cường quốc kỹ nghệ và quân sự dù phải hy sinh 65 triệu xác chết của người Trung Hoa (chết vì cải cách ruộng đất; tội phản động chống chế độ; chết đói vì sự thất bại của Bước Tiến Nhảy Vọt; chết vì thanh trừng nội bộ, nhất là trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa 1966-1976). Dưới thời cai trị của ông dân chúng Trung Hoa lục địa sống trong cảnh thiếu thốn cùng cực, tự do con người hoàn toàn vắng bóng. Bù lại họ thấy:

CHNDTQ vươn lên mạnh mẽ dưới thời Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình) khi quốc gia Cộng Sản nầy theo kinh tế thị trường, mở cửa giao thương cùng các nước dân chủ trên thế giới và gởi sinh viên du học ở Hoa Kỳ. Đến thế kỷ XXI CHNDTQ trở thành một cường quốc kinh tế, kỷ nghệ, quân sự hàng nhì thế giới sau Hoa Kỳ và là chủ nợ quan trọng của Hoa Kỳ. Nhưng CHNDTQ vẫn là một quốc gia Cộng Sản, nơi chánh quyền còn vi phạm nhân quyền trầm trọng. Đời sống dân chúng có nhiều tiến bộ so với thời Mao Zedong nhưng lợi tức tính theo đầu người vẫn còn kém. Người ta ước tính có ít ra 500 triệu người dân Trung Hoa lục địa còn sống cảnh nghèo đói. Sự tương phản giữa nông thôn và thành thị rất rõ nét.

 

ĐẠI HÀN

Đại Hàn là phân nửa của bán đảo Triều Tiên bị chia đôi sau năm 1945. Diện tích Đại Hàn Dân Quốc lối 99.500 km2 với gần 50 triệu dân. Phần đất nầy từng đặt dưới sự thống trị của Nhật từ năm 1910 đến 1945. Năm 1950 chiến tranh Triều Tiên bùng nổ do Bắc Hàn khởi động gây thiệt hại nhân mạng và tài sản khủng khiếp cho Đại Hàn. Dưới thời tổng thống Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn) kinh tế Đại Hàn còn kém cỏi nên dân chủ của phần đất nầy còn ấu trĩ. Từ năm 1963 đến 1979 Đại Hàn đặt dưới chế độ độc tài quân sự do tướng Pak Chung Hee đại diện. Nhưng trong thời gian nầy kinh tế và kỹ nghệ Đại Hàn vươn lên. Vào đầu thập niên 1970 xe buýt do Đại Hàn sản xuất bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn. Chế độ độc tài quân sự của Đại Hàn kéo dài sau cái chết của Pak Chung Hee cho đến năm 1993. Kim Young Sam là tổng thống dân sự đầu tiên của Đại Hàn sau hai cuộc đảo chánh năm 1960 và 1961. Đại Hàn tổ chức Thế Vận Hội rất thành công. Hiện nay kinh tế Đại Hàn được xếp hàng thứ 12 trên thế giới. GDP của Đại Hàn là 1.163 tỷ Mỹ kim. Lợi tức tính theo đầu người là 23.800 Mỹ kim mỗi năm. Các công ty Sam Sung, Daewoo, Hyundai, Kia... đều là những đại công ty có tầm vóc quốc tế.

 

SINGAPORE

Từ thập niên 1960 đến thập niên 1990 Đại Hàn, Đài   Loan (Taiwan), Singapore, Hong Kong là Tứ Hổ kinh tế ở Á châu. Hong Kong là một thành phố thuộc Anh được trao trả cho CHNDTQ năm 1997.

Singapore là một quốc gia nhỏ bé rộng 710 km2,  chủ yếu là thành phố Singapore trước kia nằm trong nước Mã Lai. Hiện nay Singapore có lối 5 triệu dân, chủ yếu là người Hán (75%). Ngoài ra còn có người Mã Lai, Ấn Độ, Quảng Đông, Triều Châu, Hokkien. Ở Singapore có 4 ngôn ngữ được lưu hành chánh thức: Quan Thoại, Anh ngữ, Mã Lai ngữ, tiếng Tamil (người Tamil gốc ở Nam Ấn Độ). Singapore là quốc gia nhỏ bé, ít dân nhưng là quốc gia có GDP 315 tỷ Mỹ kim với lợi tức đồng niên tính theo đầu người là 60.000 Mỹ kim. Đó là quốc gia phú túc nhất ở Đông Nam Á.

TAIWAN (ĐÀI LOAN)

Đài Loan (Taiwan) là một đảo rộng 36,000km2 với 23 triệu dân. Đó là một cựu thuộc địa của Nhật theo tinh thần hiệp ước Trung-Nhật ký ở Shimonoseki năm 1895 sau khi Nhật đánh bại Trung Hoa ở Triều Tiên. Năm 1945 Nhật bại trận phải trả Taiwan cho Trung Hoa lúc ấy do Chiang Kaishek lãnh đạo. Năm 1949 Chiang Kaishek bị Mao Zedong đánh bại phải rút quân ra khỏi Taiwan. Từ đó Taiwan mang quốc hiệu Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China: R.O.C). Trung Hoa Dân Quốc phát triển kinh tế nhanh chóng nhờ viện trợ của Hoa kỳ, cơ sở kỹ nghệ do Nhật để lại và số chuyên viên kỹ thuật giỏi học ở Hoa Kỳ về. Hiện nay GDP của đảo quốc nầy lối 853 tỷ Mỹ kim. Lợi tức trung bình đồng niên tính theo đầu người lối 37.800 Mỹ kim.

***

Tôi đưa ra trường hợp Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Trung Hoa không phải để so sánh với Việt Nam mà để tìm những động lực thúc đẩy sự vươn mình của những quốc gia ấy. Các quốc gia còn lại đều là những quốc gia nhỏ, ít dân có quá khứ lịch sử như Việt Nam nhưng hiện nay họ đã bỏ xa Việt Nam.
Quốc Gia      Diện Tích Dân Số GDP Lợi Tức
Lào 237.000 km2 6,5 tr  18 tỷ 2.660 MK
Miến Điện 677.000 km2 60 tr 83 tỷ  1.324 MK
Indonesia 1.900.000 km2 237 tr 1.124 tỷ 4.666 MK
Đại Hàn 99.500 km2 49 tr 1.163 tỷ 23.800 MK
Singapore 710 km2 5 tr 315 tỷ 60.000 MK
Taiwan 36.000 km2 23 tr 853 tỷ 37.800 MK
Mã Lai   330.000 km2 28 tr 473 tỷ 16.000 MK
Thái Lan 513.000 km2 67 tr 617 tỷ 9.300 MK
Brunei 5,765 km2 0,5 tr 21 tỷ  49.500 MK
Phi Luật Tân 300.000 km2 92 tr 412 tỷ 4.215 MK
Việt Nam 331,000 km2 91 tr 321 tỷ 3.500 MK
Cambodia 181.000 km2 14 tr 36 tỷ 2.360 MK

Như vậy Việt Nam chỉ hơn Miến Điện, Lào, Cambodia về lợi tức đồng niên.

Bây giờ chúng ta thử phân tách tại sao NGƯỜI NGƯỜI TIẾN mà TA LÙI?

Lược nhìn sự vươn lên của Nhật, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Hoa, Đại Hàn, Taiwan, Singapore chúng ta thấy những điểm nổi bật sau đây:

1. LÃNH ĐẠO 

Nước Đức vươn lên sau năm 1870 nhờ sự lãnh đạo nghiêm minh, sáng suốt, nhiệt thành và kiến hiệu của Bismarck (1815-1898).

Nước Nhật chuyển mình nhờ lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm trước lịch sử của tướng quân Yoshinobu Tokugawa, sự sáng suốt của vị Thiên  Hoàng trẻ tuổi, Meiji, và sự đóng góp tích cực của toàn dân, trong đó Fukuzawa là người trí thức can đảm và đầy nhiệt huyết đáng được lưu ý nhất. Năm 1907 Đông Kinh Nghĩa Thục được mở ra ở Hà Nội do ảnh hưởng của vị trí thức Tây học nầy.

Ataturk Kemal rất can đảm khi lật đổ chế độ quân chủ và thế tục hóa sinh hoạt chánh trị Thổ Nhĩ Kỳ trong một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu đậm và lâu đời của Hồi Giáo.

Vua Rama V của Xiêm La thấy được sức mạnh của các nước Âu Châu nên có đường lối chánh trị thích nghi để bảo tồn độc lập.

Lenin không phải là người lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicholas II đại diện. Ông là người lật đổ chánh phủ Kerensky, chánh phủ thành lập sau khi Nicholas II tuyên bố thoái vị sau cuộc cách mạng tháng 02 năm 1917 (theo lịch Julian), nhờ sự giúp đỡ của Đức vì Đức rảnh tay ở mặt trận phía đông trong đệ nhất thế chiến. Lenin rất ghét chế độ Nga hoàng thối nát đã hành quyết anh của ông. Ông là người nhiệt tâm với quê hương và muốn biến một nước Nga suy yếu trước Anh, Pháp, Đức và Nhật thành một đế quốc mà không cần phải mở những cuộc chinh phục xa xôi và tốn kém tiền bạc lẫn nhân mạng bằng phong trào Cộng Sản Quốc Tế Đệ Tam do ông khai sinh năm 1919. Ông nghiên cứu nhiều về chủ nghĩa Marx, phương pháp tổ chức của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và tổ chức của Vatican để thực thi sự bành trướng đế quốc Slavs qua phong trào Cộng Sản Quốc Tế.

Nếu Lenin biết dùng chủ nghĩa Marx làm võ khí bành trướng ảnh hưởng của Nga khắp thế giới thì Mao Zedong cũng dùng chủ nghĩa Marx-Lenin Hán hóa hay Mao hóa để cho Trung Hoa vươn mình. Chủ nghĩa Maoism là một trường phái chủ nghĩa Cộng Sản riêng biệt. Nó đồng hóa Nội Mông, Mãn Châu, Tây Tạng và Tân Cương không mấy khó khăn.

Từ năm 1884 đến 1925 các vua nhà Nguyễn đều do người Pháp tấn phong. Vua Hàm Nghi là vua đầu tiên của nhà Nguyễn do Pháp làm lễ tấn phong. Khi vua Đồng Khánh mất, Khải Định không được lên ngôi. Ông Diệp Văn Cương vận động cho cháu vợ ông là Thành Thái lên ngôi (1889). Sau khi Thành Thái bị đày ra đảo Reunion năm 1907, con ông lên ngôi. Đó là vua Duy Tân. Năm 1916 vua Duy Tân bị Pháp đày sang đảo Reunion như vua cha thì Khải Định mới được lên ngôi. Năm 1925 Khải Định mất, hoàng tử Vĩnh Thụy lên ngôi tức vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn (1925-1945).

Từ năm 1945 đến nay các nhà lãnh đạo ở Việt Nam đều có hậu thuẫn quốc tế của Pháp, Hoa Kỳ, Liên Sô hay Trung Hoa Cộng Sản. Guồng máy tuyên truyền của Việt Minh Cộng Sản thành công khi gọi Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu bằng những từ ngữ ác độc như bù nhìn, bán nước, quan lại phong kiến, lính Tây rồi lính Mỹ v.v… Những người tin vào những lời tuyên truyền ấy không cần biết Vercingetorix (82 tr. T.L - 46 tr T.L), người anh hùng của xứ Gaule, là cựu quân nhân do Đế Quốc La Mã đào tạo. Ngô Quyền, người anh hùng đem độc lập cho nước nhà năm 938 há không là một quân nhân thời Bắc thuộc? Trịnh Văn Cẩn, Đội Cung đã biểu lộ lòng yêu nước và tinh thần quật khởi của mình trong các cuộc nổi dậy kháng Pháp há không phải là những quân nhân do Pháp đào luyện? Tướng Văn Tiến Dũng trong quân đội Cộng Sản cũng có lý lịch tượng tự. Tướng Pak Chung Hee, nhà độc tài quân sự, đã làm cho Đại Hàn vươn mình trên hoàn vũ há không là một sĩ quan thời Nhật thuộc, v.v…?

Dân chúng tin những sự thật hiển nhiên nhưng lại làm ngơ trước những việc làm mâu thuẩn của người hay xuyên tạc người khác. Hồ Chí Minh ‘yêu nước’ nhưng hình ảnh của Marx, Lenin, Stalin, Malenkov, Mao Zedong được treo nhan nhản khắp nơi ở miền Bắc, nơi vắng bóng các anh hùng dân tộc. Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu ‘bán nước’ nhưng không hề treo ảnh của tổng thống Pháp hay Mỹ ở bất cứ nơi nào đặt dưới sự kiểm soát của họ. Họ không mang tên Pháp, Nga, Tàu như Hồ Chí Minh, cũng không tán tụng vị tổng thống Pháp hay Hoa Kỳ nào như Hồ tán tụng Lenin, Stalin, Mao.

Không giống Phan Bội Châu (Phan Sào Nam) hay Phan Châu Trinh (Tây Hồ) xuất ngoại để tìm đường cứu nước, anh Ba Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh sau này tìm được một công việc trên chiếc tàu buôn Pháp rời Sài Gòn năm 1911 để đi tìm nguồn sống sau khi cha ông là Nguyễn Sinh Sắc hay Sinh Huy, một quan lại ở bộ Lễ rồi là tri huyện Bình Khuê, Bình Định, bị mất chức vì một lý do nào đó.

Phan Bội Châu Đông du để khuyến khích thanh niên, sinh viên Việt Nam sang Nhật du học và tranh thủ sự ủng hộ của nước nầy trong công cuộc giải phóng quê hương.

Phan Châu Trinh sang Pháp sau khi Pháp giảm án tử hình do luật Nam Triều trừng trị ông vì cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Quảng Nam và các tỉnh miền Trung năm 1908 thành án lưu đày ra Côn Đảo. Từ Côn Đảo ông được đưa về quản thúc ở Mỹ Tho. Ông xin đi Pháp để nghiên cứu về nền dân chủ của Cộng Hòa Pháp. Phan  Châu Trinh say mê dân chủ và luôn luôn có phản ứng chống lại chế độ quân chủ. Ông làm việc trong bộ Lễ dưới triều vua Thành Thái cùng với thân phụ của Nguyễn Tất Thành là phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Lúc đó ông Ngô Đình Khả, thân phụ tổng thống Ngô Đình Diệm, là thượng thơ của bộ nầy. Phan Châu Trinh từ chức để dấn thân vào đường cách mạng. Ông chủ trương duy tân xứ sở hơn là dùng bạo lực cách mạng giữa lúc dân trí nước ta còn thấp kém, việc đấu lực chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi. Chính Phan Châu Trinh là người gởi thơ gọi Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) về Paris khi ông nầy làm thợ nhồi bột mì làm bánh tráng miệng cho một nhà hàng ở London (1917). Phan Châu Trinh dạy cho Nguyễn Tất Thành nghề rửa ảnh để độ nhật. Nguyễn Tất Thành bắt đầu để ý đến chánh trị do sinh hoạt của Phan Châu Trinh  với các ông Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh ở Paris mà ra.

Paris là cái nôi của Đệ Nhất Quốc Tế Cộng Sản. Công Xã Paris chào đời vào năm 1871. Bài  L’Internationale (Quốc Tế Ca) ra đời ở Pháp. Eugène Pottier (1816-1887) viết lời năm 1871 và được Pierre de Geyter (1848-1932) phổ nhạc năm 1888. Bài hát mở đầu bằng:

Debout, les damnes de la Terre
Debout,les forcats de la faim.

Với điệp khúc:

C’est la lutte finale
Groupons nous, et demain
L’Internationnale
Sera le genre humain.

Lenin, Trotsky đều sống lưu vong ở Paris. Nguyễn Thế Truyền sớm theo chủ nghĩa Marx. Phan Văn Trường đề cập chủ nghĩa Marx trong luận án tiến sĩ của ông. Nguyễn An Ninh viết Chủ Nghĩa Mã Khắc Từ (Karl Marx) khi về nước. Chỉ có Phan Châu Trinh không quan tâm gì đến chủ nghĩa nầy. Ông không quan tâm đến cuộc cách mạng vô sản do Lenin lãnh đạo ở Nga năm 1917. Nguyễn Tất Thành đem các bài viết của nhóm Phan Bội Châu, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh dưới bút hiệu Nguyễn Ố Pháp (Nguyễn: hàm nghĩa người Việt Nam; Ố Pháp: ghét người Pháp) đến tòa soạn các tờ báo thuộc khuynh hướng Xã Hội ở Pháp để đăng. Đây là những bài viết chánh trị đặc sắc được các báo Xã Hội Pháp ưng ý nhưng họ khuyên nên bỏ bút hiệu Nguyễn Ố Pháp vì làm mất lòng dân chúng Pháp. Từ đó xuất hiện bút hiệu tập thể Nguyễn Ái Quốc.

Nhóm người Việt ở Paris nầy được biết dưới tên Ngũ Long gồm 04 vị kể trên với Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh). Trong nhóm Ngũ Long nầy Nguyễn Tất Thành là người có học lực kém hơn cả. Ông chưa học hết những năm đầu của bậc trung học đệ nhất cấp tại trường Quốc Học; Phan Châu Trinh là phó bảng Hán học; Phan Văn Trường: tiến sĩ Luật Khoa và cử nhân Văn Chương; Nguyễn Thế Truyền: kỹ sư Hóa Học; Nguyễn An Ninh: cử nhân Luật Khoa với thành tích đặc biệt: đậu 03 chứng chỉ cùng một năm.(Thời bây giờ cử nhân Luật chỉ có 03 chứng chỉ mà thôi). Đó là đặc ân cho sinh viên xuất sắc bị gián đoạn việc học trong đệ nhất thế chiến. Báo chí đăng các bài viết của Nguyễn Ái Quốc và đinh ninh người đem bài đến đăng, tức Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh), là tác giả các bài viết đó. Về sau Nguyễn Tất Thành  tự nhận ông là Nguyễn Ái Quốc nhưng chữ QUỐC được đổi thành QUẤC. Đảng viên đảng Xã Hội mời Nguyễn Ái Quấc tham gia đại hội cánh tả của đảng cải danh thành đảng Cộng Sản Pháp. Ông trở thành đảng viên đảng Cộng Sản Pháp thuộc Đệ Tam Quốc Tế mặc dù ông không hiểu gì khi nghe các đại biểu cải nhau về Đệ Nhị Quốc Tế Cộng Sản và Đệ Tam Quốc Tế Công Sản. Ông chỉ hỏi:

Quốc Tế nào giải phóng các dân tộc thuộc địa?”
“Đệ Tam Quốc Tế”. Một người Pháp đáp.

Thế là ông trở thành đảng viên Cộng Sản Pháp thuộc Đệ Tam Quốc     Tế. Ông được đảng Cộng Sản Pháp gởi sang Liên Sô dự Quốc Tế Nông Dân với tư cách đại diện một quốc gia Á Châu nông nghiệp và thuộc địa. Ông được Liên Sô huấn luyện vào những năm 1924 và 1934.

Guồng máy tuyên truyền Cộng Sản khuếch tán sự vĩ đại của Hồ Chí Minh. Các nhà báo và nhà nghiên cứu ngoại quốc dùng các tài liệu của chánh quyền Cộng sản để phụ họa thêm khiến cho các thế hệ trẻ Việt Nam không khỏi tự hào về Bác Hồ Vĩ Đại của mình. Họ quên hỏi: “Tại sao Bác Hồ vĩ đại mà dân ta vẫn nghèo? Nước ta suy thoái trong khi các nước đồng đẳng đã vươn lên cao? Tại sao ta thắng Điện Biên Phủ mà đất nước ta lại bị chia đôi? Tại sao Bác Hồ vô vàn kính yêu mà ai cũng muốn bỏ chạy? Đảng Cộng Sản Việt Nam ưu việt sao lại có nhiều người bỏ xứ mà đi? Tại sao đất nước thống nhất giàu đẹp, Ngụy bỏ đi đã đành, các đảng viên cao cấp cũng tìm cách cho con cái nhập tịch và lập nghiệp ở nước ngoài; dân chúng tìm cách rời bỏ quê hương bằng cách lấy chồng ngoại quốc như Taiwan, Đại Hàn, Trung Hoa lục địa? Trên 1.000 năm bị Trung Hoa đô hộ, gần một thế kỷ bị Pháp xâm chiếm, người Việt Nam vẫn chiến đấu chống kẻ thù và không rời xa quê hương. Tại sao dưới chế độ Cộng Sản số người rời bỏ quê hương quá cao? Trong số đó có cả những người từng hoạt động cho Cộng Sản và những người tán tụng Cộng Sản v.v…

So sánh với các nhà lãnh đạo đã lèo lái đất nước họ vươn lên nhanh chóng, Hồ Chí Minh còn kém xa về học lực, nhiệt huyết, lòng yêu nước và lòng can đảm. Ông chỉ bày tỏ nhiệt huyết với đảng Cộng Sản Quốc Tế để được phong tặng danh hiệu Cominternchik và huân chương Lenin. Ông không yêu nước Việt Nam. Mọi việc làm của ông đều chỉ phục vụ cho đảng Cộng Sản Quốc Tế và Liên Sô. Ông không hề nhắc đến cha mẹ, anh em ông mà chỉ gọi Lenin bằng cha, thầy, cố vấn. Tượng của Lenin ở Hà Nội và sự vắng bóng tượng anh hùng dân tộc xác minh ông không có chất liệu Việt Nam trong tâm. Năm 1924 ông theo lịnh của Stalin đi Guangzhou (Quảng Châu) phục dịch cho Borodin. Khi Chiang Kaishek đàn áp Cộng Sản Trung Hoa, ông chạy về Moscow. Từ Moscow ông lãnh lệnh Stalin đi Âu Châu (1928), sang Xiêm La (1928), sang Hong Kong lập đảng Cộng Sản Việt Nam (1930). Năm 1931 ông bị Anh bắt ở Hong Kong. Được sự giúp đỡ của một luật sư Anh, ông vượt ngục trốn lên Shanghai (Thượng Hải) rồi từ đó ngồi tàu đi Vladivostok (Hải Sâm Uy), rồi dùng xe lửa về Moscow. Năm 1938 ông từ Moscow tìm cách vượt biên giới Sô-Trung để đến chiến khu Yenan (Diên An) của Mao Zedong. Ông bị cầm tù ở Hong Kong năm 1931 và ở Quảng Tây (Guangxi) năm 1942 nhưng ông chưa hề bị cầm tù ở Việt Nam ngày nào.

Còn về can đảm ông có can  đảm diệt thành phần Trí, Phú, Địa, Hào Việt Nam ngay sau khi đảng Cộng Sản Việt Nam vừa thành lập. Ông có can đảm ký tạm ước với Marius Moutet tại giường ngủ của ông nầy khi ông mặc đồ ngủ (1946); chấp nhận sự chia đôi đất nước (1954); mở cuộc chiến tranh tang tóc ở miền Nam (1960-1975). Ông được tiếng anh hùng khi đánh nhau với Pháp rồi Mỹ. Thắng Pháp thì đất nước chia đôi. Phân nửa phần đất phía Bắc chịu ảnh hưởng của Trung Hoa Cộng Sản và Liên Sô. Thống nhất đất nước thì phải dành Cam Ranh cho Liên Sô và xung đột với Trung Hoa Cộng Sản. Sau khi Liên Sô sụp đổ, CHXHCNVN phải tiếp tục hàng phục Trung Hoa Cộng Sản trở lại và chịu mất đất, biển, đảo và có thể mất nước vĩnh viễn!

Về bản lãnh Hồ Chí Minh kém hơn Mao Zedong và Tito rất nhiều Mao lẫn Tito độc lập với Stalin. Tito là người Cộng Sản do Liên Sô đào tạo. Mao thì không. Mao có thành tích kháng Nhật, dám sửa đổi chủ nghĩa Marx-Lenin cho phù hợp với hoàn cảnh của nước ông. Tito có thành tích chống phát xít Đức hữu hiệu trong đệ nhị thế chiến. Liên Hiệp Nam Tư vẫn là nước Cộng Sản nhưng không chấp nhận sự điều khiển của Stalin. Tito có một vị trí vững chắc  trong lòng dân Liên Hiệp Nam Tư và trên thế giới. Cả hai đều thực sự yêu chuộng độc lập. Hồ Chí Minh không có can đảm và bản lãnh của hai vị nói trên trước Stalin và trước Mao Zedong quanh việc qua phân nước Việt Nam năm 1954. Ông là người Cộng Sản giáo điều không có sự sáng tạo nào ngoại trừ việc thu nhận và thừa hành những chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản (Commintern) và những điều đã học năm 1924 và 1934 ở Moscow. Ông khiếp sợ Stalin trong thời kỳ Đại Thanh Trừng ở Liên Sô vào giữa thập niên 1930 và tự ty ngấm ngầm trước Mao Zedong khi đến chiến khu Yenan.

Mao không ưa thích những đảng viên Cộng Sản do Moscow đào luyện hay được Stalin phái đến. Năm 1931 ông thành lập Cộng Hòa Sô Viết Jiangxi (Giang Tây) bằng khả năng riêng của ông và đảng Cộng Sản Trung Hoa chớ không có sự giúp đỡ nào của Liên Sô. Chức chủ tịch đảng Cộng Sản mà ông có được do những thành quả mà ông đạt được và được các đảng viên Cộng Sản Trung Hoa bầu lên. Đó là ẩn dấu bất tuân lịnh của Cộng Sản Trung Hoa đối với Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản do Stalin chỉ huy. Mao là người cao ngạo. Ông ghét Hồ Chí Minh (lúc ấy chưa có bí danh nầy) vì từ Moscow đến và coi thường Hồ vì là công dân một cựu thuộc địa của Trung Hoa. Trong quá trình hoạt động cho Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, Hồ phải tự Hán hóa mình dưới các bí danh Lý Thụy (Li Suie), Vương (Wang), Tống Văn Sơ (Song Wen shu), Vương Sơn Nhị (Wang Shan Yih), Hồ Quang (Hu Quang) và Hồ Chí Minh (Hu Chi Ming), bí danh của Hồ Học Lãm, một nhà cách mạng Việt Nam trong nhóm Việt Nam Quang Phúc Hội của Phan Bội Châu, sau là đại tá trong quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng.

Bác Hồ không vĩ đại như lời đồn nên đừng lấy làm lạ khi thấy các lãnh đạo CHXHCN khép nép trước các lãnh tụ Cộng Sản Trung Hoa.

Người lái tàu an toàn phải mất một số thời gian học tập để có bằng lái. Người lãnh đạo quốc gia cũng thế. Tự cho mình có nhiệt huyết cũng không phải là điều kiện CẦN và ĐỦ để có thể lèo lái con thuyền quốc gia trơn tru, an toàn đến bến Phồn Vinh và Hạnh  Phúc được. Lee Kwan Yew (Lý Quang Diệu) thành công nhanh chóng vì ông có học ở Anh để có nhiều kinh nghiệm quí báu học hỏi từ quốc gia từng là cựu đế quốc có truyền thống thương mại và hàng hải nầy. Hu Shi học ở Hoa Kỳ. Zhou Enlai học ở Nhật rồi Pháp. Chen Duxui học ở Nhật rồi Pháp. Deng Xiaoping học ở Pháp rồi Liên Sô. Li Tenghui của Taiwan học ở Nhật rồi Hoa Kỳ. Pak Chung Hee không thích gì người Nhật, nhưng học hỏi tinh thần kỷ luật, tổ chức và lề lối làm việc kiến hiệu của Nhật để kỹ nghệ hóa và chấn hưng kinh tế Đại Hàn v.v…

Trong Bộ Chánh Trị của đảng Lao Động Việt Nam trước kia chỉ có Võ Nguyên Giáp có chứng chỉ cử nhân mà thôi. Không ai học đại học trong hay ngoài nước. Hồ Chí Minh sống ở ngoại quốc và làm những công việc lao động. Khi học thì ông được Liên Sô dạy kỹ thuật tuyên truyền, tình báo, sách động quần chúng, gieo rắc khủng bố (bắt cóc, ám sát, thủ tiêu...), cướp chánh quyền v.v... để nới rộng lãnh thổ và vùng ảnh hưởng cho Liên Sô bằng xương máu và tài nguyên bản xứ. Tổng bí thơ Nguyễn Phú Trọng là tiến sĩ về chủ nghĩa Marx-Lenin học ở Liên Sô. Ông đi Cuba ‘giảng dạy’ chủ nghĩa Marx-Lenin, một chủ nghĩa mà ông cho là ưu việt nhưng chính quốc gia gốc của nó đã từ bỏ nó từ năm 1991! Tôi không biết Nông Đức Mạnh, tổng bí thơ đảng Cộng Sản Việt Nam, xuất sắc như thế nào lại cúi đầu trước Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào) và tự nhận mình là người Choang (Zhoang) ở Guangxi (Quảng Tây)! Nguyễn Minh Triết là chủ tịch nước kêu gọi đầu tư bằng cách:” Việt Nam có nhiều gái đẹp”. Ông cũng được thế giới lưu ý khi nói đến “Cuba ngủ thì Việt Nam thức”. Người nghe tự hỏi Việt Nam và Cuba canh chừng an ninh cho ai và tại sao lại có nghĩa vụ đó?

So với Bắc Hàn và Cuba, hai nước Cộng Sản có mức độ nghèo đói cao, Việt Nam vẫn bị thua sút. Cuba đào tạo nhiều bác sĩ có khả năng chuyên nghiệp cao đến nỗi tổng thống Hugo Chavez của Venezuela khi bị ung thư phải sang Havana chữa trị. Võ Văn Kiệt bị bịnh phải ngồi máy bay sang Singapore chữa. Về khoa học kỹ thuật, Bắc Hàn sản xuất hỏa tiễn, đóng tàu ngầm, làm bom nguyên tử mặc dù dân chúng không đủ cơm ăn. Kết quả Thế Vận Hội London năm 2012 cho thấy Bắc Hàn được 06 huy chương (04 vàng, 02 đồng) và Cuba được 14 huy chương  (05 vàng, 03 bạc và 06 đồng). Nhìn ảnh chụp những người biểu tình đòi chủ quyền đất nước ít hơn số người biểu tình đòi ban hành luật hôn nhân đồng phái, những người khóc Michael Jackson hay những người ăn nhậu hàng ngày ở Hà Nội và các thành phố khác ở Việt Nam, người xem tự tìm câu kết luận về sự tiến bộ hay thoái hóa tinh thần của những người được gọi là ruồng cột nước nhà dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam?

2. TÂY PHƯƠNG HÓA

Vào thế kỷ XIX và XX canh tân quốc gia đồng nghĩa với Tây Phương hóa. Nhật hoàng Meiji hớt tóc ngắn, mặc Âu phục, mang giày Âu Châu và để râu như hoàng đế Pháp Napoléon III. Quân sĩ mặc Âu phục chứ không mặc hakama cổ truyền. Súng ống thay cho gươm, dao. Ngày nay khắp thế giới đều mặc Âu phục, đội nón, bê-rê chứ không đội khăn đóng hay đội khăn. Nhật Tây phương hóa toàn diện vì nhận thức được ưu điểm của văn minh phương Tây ít ra trên một khía cạnh nào đó. Họ mạnh dạn bỏ Tết Nguyên Đán để cử hành Tết Dương Lịch, bỏ Đông Y để theo Tây Y, dùng Dương Lịch thay cho Âm Lịch và mô phỏng theo Tây phương về kiến trúc, binh bị, giáo dục, hệ thống luật pháp, định chế chánh trị v.v... Sự thành công vĩ đại của Nhật xuất phát từ sự quan tâm, ưu ái của người lãnh đạo với tương lai của dân tộc, đất nước Nhật và sự tin tưởng, tín nhiệm và đồng thanh hưởng ứng của dân đối với người lãnh đạo và chánh sách của họ.

Nga là một quốc gia Âu Châu nhưng nằm về cực đông của lục địa Âu Châu. Nga hoàng Peter Vĩ Đại (1672-1725) từng giả làm thường dân du hành sang các quốc gia Tây Âu để học hỏi về kỹ nghệ, kỹ thuật chiến tranh để cải cách nước Nga. Quân sĩ Nga tham dự cuộc vây hãm Paris thời Napoléon I đã bí mật mang các tác phẩm của Pháp về nước lén lút đọc vì sợ mật vụ Nga hoàng bắt bớ, tra tấn, cầm tù vì lén đọc và phổ biến tư tưởng tự do và lãng mạn giống như người Việt Nam lén nghe đài BBC hay VOA vậy! Lenin học hỏi nhiều nơi Tây Âu, nhất là hai nước Anh và Pháp mà ông từng sống qua trong thời kỳ lưu vong. Ông rất quan tâm đến thuật quản lý và tổ chức của Hoa Kỳ.

Sun Yat-sen (Tôn Đạt Tiến), linh hồn cuộc cách mạng Tân Hội lật đổ nhà Mãn Thanh, Quốc Phụ khai sinh nên Dân Chủ Trung Hoa và cha đẻ của Tam Dân Chủ Nghĩa, là người theo đạo Tin Lành và từng học ở Hawaii, sau học y khoa ở Hong Kong do người Anh cai trị. Chủ nghĩa Tam Dân (San Min Chu I) của ông cho thấy ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng Karl Marx (1818-1883) và Henry George (1839-1897), tác giả Progress and Poverty (Tiến Bộ và Nghèo Khó). Chen Duxui và Hu Shi phát động Phong Trào Tân Văn Hóa bằng cách mạnh dạn tấn công văn hóa cổ truyền dựa trên Khổng Giáo. Mao Zedong không học ở ngoại quốc. Ông thương mẹ nhưng thường hay chống đối cha ông. Cha ông từng trải qua nạn đói nên lúc nào cũng thúc đẩy con cái làm ruộng cật lực để tránh nạn đói. Mao muốn đi du học hơn là làm nghề nông. Trong xã hội thấm nhuần Khổng Giáo việc cưỡng lại lời cha bị lên án là có hành vi bất hiếu. Trong xã hội dân chủ Tây  Phương mọi người không phân biệt tuổi tác hay nam, nữ đều có tự do nói lên cảm nghĩ của mình. Nếu cho rằng Mao bất hiếu thì cũng quá đáng vì một người bất hiếu không thể nào tốt và có tình thương với người thân. Mao Zedong lo cho các em ông và cả người em gái nuôi cũng được ăn học. Tất cả đều thương và kính phục ông. Nhưng khi cầm quyền ông lại thi hành câu vô độc bất trượng phu ! Từ hành động của cha ông, Mao suy diễn cũng như thấy tận mắt sự bóc lột của phú nông đối với bần nông trong tỉnh Hunan (Hồ Nam) nghèo khó của ông nên khi cầm quyền, ông cho tổ chức những cuộc đấu tố, sỉ nhục, đánh đập và hành quyết địa chủ bằng những phương tiện ghê rợn. Zhou Enlai (Châu An Lai), Liu Shaoqi (Lưu Thiếu Kỳ), Deng Xiaoping  (Đặng Tiểu Bình), Zhu De (Chu Đức)... đều có học ở ngoại quốc nên cũng thấy được ưu điểm của văn hóa Tây Phương. Tư tưởng vô sản mà họ thâu nhận từ Karl Marx xuất phát từ phương Tây. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Cộng Sản từ Pháp trước khi được Liên Sô huấn luyện. Ông tự Tây Phương hóa dưới các tên: Paul Tất Thành, Lou Rosa, Lin, Nilovsky, Lucius. Từ văn hóa Tây Phương ông học sự bình đẳng Nam-Nữ và tỏ ra quan tâm đến trẻ em, khác với quan niệm:

Nhất nam viêt́ hữu
Thập nữ viết vô.

*

Trai năm thê, bảy thiếp
Gái chính chuyên một chồng.

*

Kính lão đắc thọ

thường thấy trong xã hội Khổng Giáo. Rất tiếc ông chỉ ‘chánh trị hóa’ nhưng khái niệm nầy để lấy lòng dư luận như một màn kịch chứ thật sự ông không có một tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng nào trong khi ông thụ huấn ở Liên Sô cũng như lúc ông nắm chính quyền. Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm đều có sống ở Tây Phương. Ông Hồ đã tự Hán hóa các bí danh của mình nhiều lần. Ông Ngô Đình Diệm là một tín đồ Thiên Chúa Giáo ngoan đạo nhưng có khuynh hướng lui về truyền thống Khổng Giáo với khăn đóng, áo dài xanh trong ngày Quốc Khánh và nhiều từ Hán-Việt trong diễn văn.

3. VỐN NGƯỜI

Để cho cuộc canh tân thành công phải có nhiều chuyên viên kỹ thuật. Trong những năm đầu canh tân, làm sao trong nước có đủ người giảng dạy để đào tạo những kỹ thuật gia nên phải đưa những học sinh ưu tú ra nước ngoài học tập và nghiên cứu. Những sinh viên tốt nghiệp về nước thực thi những điều học hỏi và xây dựng những trường đào tạo chuyên viên bằng giảng viên bản xứ lẫn giảng viên ngoại quốc do chánh phủ thuê mướn với lương bổng hầu để có những giảng viên xuất sắc và tận tụy. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo vốn người chuyên môn và trong việc xây dựng một ý thức mới trong thang giá trị xã hội và sự phát triển quê hương. Nhật đã thành công khi học hỏi tinh hoa của nhân loại như hàng hải, hải quân, thương mại của Anh; văn chương, luật pháp của Pháp; kỹ thuật, binh bi của ̣Đức; ngành diêm quẹt của Thụy Điển; kinh tế, kỹ nghệ, tổ chức, quản lý của Hoa Kỳ v.v... Đô đốc Togo, người chiến thắng hạm đội Baltic của Nga ở eo biển Tsushima năm 1905 học ở Anh. Ito soạn hiến pháp 1889 đưa vào hiến pháp của Đức thời Bismarck. Thực tế người Nhật học hỏi ít nhiều nơi người Bồ Đào Nha và Hòa Lan ngay từ thế kỷ XVII. Nhưng lúc ấy nhu cầu canh tân chưa cần thiết vì an ninh của Nhật chưa bị đe dọa như những phát đại bác của Perry năm 1853. Điều đáng chú ý là họ Tây Phương hóa toàn diện nhưng không hề mất bản sắc Nhật Bản vì họ có căn bản Thần Giáo (Shintoism) và Zen (Thiền Tông). Thần Giáo cũng có tinh thần kỷ luật, sự trung kiên và tôn kính của họ đối với Thiên Hoàng. Zen rèn luyện nội tâm khiến họ bình tĩnh, dũng cảm và sáng suốt phân biệt điều phải làm và điều không làm.

Bismarck đẩy mạnh sự phát triển kỹ nghệ Đức từ một nước nông nghiệp dưới sự thống trị của đế quốc Áo vì xem trọng giới kỹ thuật gia. Sau năm 1945 Đức bị bại trận và bị chia đôi. Nhiều nhà máy của Đức bị Liên Sô tháo gỡ như một dạng bồi thường những thiệt hại mà Đức đã gây ra trong thời gian xâm lăng Liên Sô. Thế mà không bao lâu kinh tế Tây Đức phát triển vượt bực ở Âu Châu nhờ viện trợ của Hoa Kỳ và sự lãnh đạo kinh tế khéo léo của Ludwig Erhard (1897-1977). Lúc bấy giờ Tây Đức nỗ lực đào tạo nhiều cán bộ trung cấp để nhân số vốn chuyên viên trong nước. Thay vì dồn nỗ lực vào đào tạo kỹ sư, bác sĩ, họ đào tạo nhiều đốc công, cán sự y tế. Song song với công việc đào tạo nầy họ còn phải đào tạo công nhân, y công và kỹ sư, bác sĩ theo công thức thông thường và tùy theo điều kiện của người được đào tạo.

Trường họp của Do Thái có phần khác đôi chút vì đó là một quốc gia tân lập. Vốn người của họ phần lớn sinh, lớn lên và có sự nghiệp ở nước ngoài. Họ mang tất cả kinh nghiệm trên mọi lãnh vực về để xây dựng quê hương non trẻ của họ. Thủ tướng Ben Gurion mời một chuyên viên hàng không đến để bàn việc thành lập một Công Ty Hàng không Do Thái. Người chuyên viên trình bày hàng loạt những điều kiện cần phải có để thành lập một công ty hàng không. Thủ tướng Ben Gurion trả lời ngay rằng: Nếu tôi có đủ các điều kiện bạn trình bày thì tôi không mời bạn đến đây”. Câu nói rất tầm thường nhưng có tác dụng mạnh mẽ vì nhầm nhắc nhở mọi người rằng: Đừng bao giờ than khó mà phải tìm cách vượt khó. Thế là Công Ty Hàng Không Do Thái El Al chào đời sau cuộc nói chuyện ngắn ngủi ấy.

Từ một thế kỷ qua Việt Nam cũng có nhiều sinh viên du học tự túc hay được chánh phủ cấp học bổng vì học xuất sắc. Thời Pháp thuộc việc học rất khó khăn. Việc du học càng quá khó khăn vì quá tốn kém. Chánh phủ thuộc địa cũng không muốn sinh viên Việt Nam sang Pháp nhiều vì Pháp là xứ tự do. Đó là môi trường đấu tranh chánh trị dễ dàng hơn, lại dễ được các nước khác biết đến và yểm trợ. Phần lớn sinh viên Việt Nam du học sang Pháp vào thập niên 1930, 1940 đều học về văn chương, luật học hơn là khoa học kỹ thuật. Bùi Quang Chiêu là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp kỹ sư canh nông ở Pháp vào năm 1897. Nguyễn Văn Xuân là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp trường Polytechnique (1911). Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Trần Văn Chương, Vương Quang Nhường, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Văn Trai, Vũ văn Mẫu, Vũ Quốc Thông, Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Ngọc Huy... đều học luật, kinh tế, chánh trị học. Ông Nguyễn Mạnh Tường và Trần Văn Trai có tiến sĩ luật và văn chương. Ông Trần Đức Thảo, Phan Văn Hùm học triết học. Ngô Đình Nhu học École des Chartres. Các ông Nguyễn Văn Xuân (thủ tướng & trung tướng), Nguyễn Ngọc Bích, Phan Khắc Sửu, Trần Lê Quang, Lê Văn Thới, Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thêm, Phan Quang Chánh, Henriette Bùi Quang Chiêu, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thinh... là kỹ sư, nhà khoa học và bác sĩ tốt nghiệp ở những trường trứ danh ở Pháp v.v... Sự đóng góp của trí thức Việt Nam cho quê hương còn khiêm tốn:

- Lối học cử nghiệp vẫn còn trong tâm não người học dù là Tây học. Thang giá trị Sĩ, Nông, Công, Thương trong xã hội Khổng Giáo vẫn còn lai vãng trong đầu óc nên người ta thích chọn những môn học và những nghề trốn nắng lánh mưa, vừa nhẹ nhàng, không nguy hiểm, không tay lấm chân bùn lại được nhiều học bổng. Thang giá trị SĨ, NÔNG, CÔNG, THƯƠNG ngăn chặn sự phát triển kỹ nghệ và thương nghiệp nội địa lẫn quốc tế với ý niệm hẹp hòi và thiển cận: không học được chữ mới học nghề hay việc buôn bán là công việc của đàn bà! Người Việt Nam có câu:“Văn chương phú lục chẳng hay, Trở về làng cũ học cày cho xong”. Người Pháp cũng có ý tương tự:“Retournez chez vous. Cultivez vos choux. Et marriez-vous”.

- Tự mãn và tự kiêu khi đạt được học vị cao nhất nên không trau dồi kiến thức để cập nhật hóa những tiến bộ trong ngành học. Nhiều vị giáo sư đại học dùng luận án của mình làm giáo trình dạy từ năm nầy sang năm khác. Sinh viên chỉ cần học thuộc lòng như các sĩ tử ngày xưa thuộc nằm lòng những gì Khổng Tử viết và nói là đủ rồi.

- Một số trí thức Tây học tự Pháp hóa hay chịu ảnh hưởng của người Pháp với phương châm ngạo nghễ: Paris et le desert (Paris và sa mạc) để tự hào với học vị và trường học trứ danh của mình với những người trí thức được đào tạo trong nước. Không ít người trí thức Tây học đào sâu sự phản kỵ giữa nông thôn và thành thị với: nhà quê thấy cứt dê hô thuốc tễ hay tranh trào phúng Lý Toét, Xã Xệ v.v... Sự thông hiểu giữa Việt Nam ‘trí thức’ và đại bộ phận quần chúng còn lại không được rốt ráo giống như sự thông hiểu nhau giữa dân chúng ba miền.

- Một số khá lớn sinh viên du học không về nước vì lý do riêng khác nhau.

- Sử triệt hạ Trí, Phú, Địa, Hào do đảng Cộng Sản Việt Nam phát động khi đang mới vừa thành lập (1930). Vào thời bấy giờ được xem là trí thức là người có bằng tiểu học (CEPCI) tức bằng tốt nghiệp lớp 5 bây giờ hay cao hơn là bằng Thành Chung (DEPSI) tức là băng tốt nghiệp lớp 9 bây giờ. Việc giết Trí, Phú, Địa, Hào rất khủng khiếp khi phong trào Sô Viết Nghệ Tĩnh nổ bùng ở các tỉnh miền Trung vào năm 1930. Nó được lập lại trong thời kỳ Nam Kỳ Khởi Nghĩa (1940), cách mạng mùa Thu (1945) ở nông thôn ba miền, trong vùng Việt Minh kiểm soát ở Bắc Bộ (1953) và miền Bắc Việt Nam sau năm 1954.

- Người trí thức bơ vơ lạc lõng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Vì yêu nước nên theo kháng chiến. Cuộc kháng chiến lại do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ông theo chủ nghĩa Cộng Sản nên luôn luôn trù giập  trí thức tiểu tư sản (tts: tạch tạch sè: tiểu tư sản), kẻ thù của giai cấp vô sản (abc: anti-bolcheviste: chống cộng sản). Không theo kháng chiến, ra thành thị bị khinh rẻ và bị gọi là trí thức trùm chăn. Đi theo Pháp để được an ninh thì bi gọi là Việt gian, phản quốc, mãi quốc cầu vinh. Nguyễn Mạnh Hà dùng sự ngưỡng mộ của mình cho Hồ Chí Minh và cha vợ là đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Pháp, nhưng ông không theo Hồ vào chiến khu mà thích ở Hà Nội rồi ở Pháp. Bửu Hội cũng vậy. Về sau Bửu Hội hợp tác với chánh phủ Sài Gòn vì lý do cá nhân hơn là vì lý tưởng.

Việc chửi bới, miệt thị và hành hạ trí thức nghiễm nhiên trở thành sự trả thù giai cấp rất phổ cập trong cả nước. Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo theo Hồ Chí Minh suốt thời kỳ kháng chiến Việt-Pháp. Sau khi Cộng Sản có chánh quyền cả hai đều bị theo dõi. Nguyễn Mạnh Tường sống vất vưởng cho đến ngày chết sau khi phải xé các bộ sách luật để làm bao bì bán kiếm tiền mua gạo. Trần Đức Thảo bị lao động cải tạo đến trở nên điên loạn. Phạm Ngọc Thạch bị đưa vào miền Nam và bị chết vì sốt rét theo nguồn tin của chánh quyền Hà Nội. Đó là cách dùng bom đạn của kẻ thù để diệt những người mà người Cộng Sản gọi là kẻ thù của giai cấp vô sản. Phạm Ngọc Thạch là bác sĩ y khoa giàu có. Mẹ ông là công chúa. Ông có vợ Pháp. Ông là người có công trong Phong Trào Hướng Đạo ở Sài Gòn và Thanh Niên Tiền Phong trong đệ nhị thế chiến. Chính ông dùng lực lượng Thanh Niên Tiền Phong giúp cho Trần Văn Giàu cướp chánh quyền năm 1945. Khi còn ở Pháp ông là một sinh viên thiên tả. Vào thập niên 1940 ông được bí mật kết nạp vào đảng Cộng Sản Đông Dương. Bí mật kết nạp vì ông không thuộc giai cấp công nhân hay bần nông. Ông đóng góp nhiều công lao cho Cộng Sản, nhưng dưới mắt đảng Cộng Sản Việt Nam ông là người có tội: 1- đại tư sản, 2- trí thức, 3- có gốc hoàng tộc, 4- có vợ Pháp. Ông không có địa vị gì trong đảng Cộng Sản Việt Nam. Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Hữu Thọ sau này cũng không thoát khỏi qui luật đối xử dành cho Phạm Ngọc Thạch, người hoạt động trong hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm trước mật thám Pháp và hiến binh kempetai Nhật.

Kết quả của sự triệt tiêu và miệt thị trí thức của đảng Cộng Sản do Hồ Chí Minh thành lập và chỉ đạo là Việt Nam có nhiều kỹ sư, tiến sĩ khoa học nhưng cho đến thế kỷ XXI Việt Nam vẫn chưa làm được một chiếc xe đạp hoàn chỉnh được giới tiêu thụ thế giới ưa chuộng. Việt Nam nổi tiếng với 30 năm chiến tranh sau đệ nhị thế chiến nhưng Việt Nam chưa sản xuất được một cây súng. Du kích Cộng Sản Việt Nam phá sập vô số cầu kỳ và đường sá nhưng Việt Nam chưa tự xây một chiếc cầu nào kiên cố. Thậm chí có những cây cầu chưa xây xong đã sập hay vừa xây xong đã gãy đổ!

Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo nàn và chậm tiến, ít nhân lực chuyên môn. Một điều đáng sợ là trong lịch sử, những người có chút khả năng, đạo đức và có lý tưởng đều bị trù giập phải rũ áo từ quan hay bị ám hại, bắt bớ, cầm tù. Có người mượn cửa Thiền để quên những cay đắng trần gian hay gởi thân ở xứ người như đã xảy ra miền Bắc sau năm 1954 và cả nước sau năm 1975. Chánh phủ chánh trị hóa hay hành chánh hóa trí thức hơn là xử dụng khả năng của họ. Chánh phủ cũng không đủ khả năng kích thích sự hăng say nghiên cứu và phát minh của người trí thức ngoài việc làm cho họ tự mãn với danh chức và lợi quyền hay đẩy họ vào sự thiếu thốn để họ chỉ biết coi trọng miếng ăn và tự thấy mình quá nhỏ nhoi, hèn mọn.

Đảng Cộng Sản Viêt Nam của ông Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước lịch sử khi thẳng tay tiêu diệt vốn nhân lực hữu dụng cho đất nước không khác gì Pôn Pốt tìm cách diệt chủng người Khmer để Cambodia mở rộng cửa đón người Hán vào.

4. NGÔN NGỮ      

Ngôn ngữ là chìa khóa giúp cho các dân tộc thông hiểu và học hỏi lẫn nhau. Trên thế giới có các ngôn ngữ sau đây được nhiều người nói:

Tại sao nên học Anh ngữ mà không học Hoa ngữ? Có nhiều lý do để học Anh ngữ nếu muốn nghiên cứu và học hỏi làm sao cho đất nước vươn mình:

1- Tiếng Anh là ngôn ngữ được phổ biến khắp thế giới vì trong quá khứ Anh là một quốc gia hàng hải, thương mại quan trọng và là một đế quốc rộng lớn trên thế giới đến nổi có câu: Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh. Ngay cả Liên Hiệp Âu Châu cũng phải dùng tiếng Anh làm chuyển ngữ.

2- Tiếng Anh tương đối giản dị hơn cả tiếng Pháp hay các ngôn ngữ Âu Châu khác. Trái lại Hoa ngữ dễ nói nhưng khó học vì mẫu tự rườm rà.

3- Các nước nói tiếng Anh, đặc biệt là Anh và Hoa Kỳ, là những nước có nền kinh tế, kỹ nghệ, thương mại và giáo dục nổi tiếng mà ta cần phải học hỏi. Hoa Kỳ và Anh là hai nước đoạt nhiều giải thưởng Nobel nhất thế giới. Từ ngày có giải Nobel đến nay, Hoa Kỳ chiếm 331 giải, Anh: 114, Đức: 102, Pháp: 64, Nhật: 19, Trung Hoa Cộng Sản: 2 (về văn chương và hòa bình, nhưng một người tỵ nạn ở Pháp vừa rồi mới được giải và một người được giải khi nằm trong tù). Có nhiều nhà khoa học gốc Trung Hoa được giải thưởng Nobel nhưng dưới quốc tịch khác. Trung Hoa không có gì để học, lại nổi tiếng giấu nghề, chế tác kỹ thuật và nháy hàng sản xuất của các nước khác, nhất là hàng của Nhật và Hoa Kỳ. Sự phát triển của Trung Hoa Cộng Sản ngày nay đều do học hỏi và chế tác kỹ thuật của Hoa Kỳ chớ không do sự phát kiến của họ. Việt Nam có Lê Đức Thọ được chia nửa giải Nobel Hòa Bình năm 1973, nhưng ông không lãnh vì ông thừa biết không có hòa bình ở Nam Việt Nam sau ngày ký kết hiệp định Paris.

Sự tiếp xúc không trông đợi với người Pháp vô tình giúp cho Việt Nam có chữ viết dựa theo mẫu tự La Tinh. Đó là chữ quốc ngữ hiện hành, một công trình nghiên cứu của Alexandre de Rhodes. Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia là hai quốc gia Hồi Giáo đã La Tinh hóa chữ viết của họ. Nhật và Đại Hàn vẫn còn giữ chữ viết, nhưng hai quốc gia nầy rất quan tâm đến việc dạy Anh ngữ cho trẻ em ngay từ nhỏ và tìm cách thuê giáo viên Anh, Mỹ để cho giọng nói được chuẩn như người Anh hay Mỹ. Biết tiếng Anh thì có thể đọc tác phẩm tiếng Anh của bất cứ tác giả thuộc bất cứ quốc tịch nào. Thư viện Library of Congress của Hoa Kỳ có tất cả những tác phẩm quan trọng trên thế giới.

Người Do Thái sống khắp nơi trên thế giới nên nói và hiểu rành mạch văn hóa của các quốc gia mà họ sống. Họ không ngại bức tường ngôn ngữ. Trái lại khi về nước, họ phải học tiếng Hebrew khó khăn và phức tạp hơn những ngôn ngữ mà họ thông thạo rất nhiều. Các đại học của họ đều đạt tiêu chuẩn quốc tế.

5. DÂN CHỦ VÀ KINH TẾ TỰ DO

Các quốc gia phát triển trên thế giới đều là những quốc gia dân chủ theo kinh tế tự do. Anh, Pháp, Hoa Kỳ đều là những quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời, nơi dân chúng được hưởng trọn vẹn quyền làm người. Bù lại họ hoàn tất mọi nghĩa vụ tốt đẹp cho xã hội và quốc gia. Khi có tự do thì có thảo luận và có nhiều sáng kiến đặc biệt. Anh là một quốc gia dân chủ có truyền thống dân chủ lâu đời mặc dù Anh không có Hiến Pháp thành văn như Hoa Kỳ và Pháp. Những ngày từ thế kỷ XIII Anh đã có bản Đại Hiến Chương Magna Carta  dành cho các nhà quí tộc và dân chúng những quyền căn bản. Chế độ đại nghị lớn mạnh ở Anh vào thế kỷ XVIII song song với cuộc cách mạng kỹ nghệ. Anh sớm tách ra khỏi Giáo Hội Thiên Chúa Giáo. Cách mạng 1789 ở Pháp tách rời tôn giáo ra khỏi quốc gia nhưng không có nghĩa là hai quốc gia trên là vô thần. Bên kia bờ Đại Tây Dương Hoa Kỳ lập quốc sau khi đánh bại quân Anh để dành độc lập. Hoa Kỳ là một nước Cộng Hòa có Hiến Pháp tôn trọng nguyên tắc tam quyền phân lập và hệ thống luật hoàn chỉnh. Một nền giáo dục thế tục và dân chủ giúp cho các quốc gia dân chủ đào luyện nhiều nhà khoa học và kỹ thuật gia có thực tài để đẩy mạnh việc kỹ nghệ hóa xứ sở.

Các quốc gia tiên tiến đều là những quốc gia dân chủ theo kinh tế tự do. Trong các quốc gia Á Châu Tây Phương hóa, Nhật Bản tiến xa hơn Thổ Nhĩ Kỳ và Xiêm La vì đã dân chủ hóa sinh hoạt chánh trị trong nước với Hiến Pháp 1889 tuy rằng Hiến Pháp nầy không do Quốc Hội Lập Hiến soạn mà do một ủy ban soạn thảo Hiến Pháp do Thiên hoàng chỉ định. Mãi đến năm 1921 Thổ Nhĩ Kỳ mới có Hiến Pháp. Năm 1932 Hiến Pháp ban hành ở Xiêm (Thái Lan). Sau khi bại trận Nhật có Hiến Pháp dân chủ hơn Hiến Pháp 1889 mặc dù Hiến Pháp mới do các luật gia Hoa Kỳ soạn thảo. Nên dân chủ Nhật rất ổn định từ khi thi hành Hiến Pháp mới từ năm 1947 đến nay.

Các quốc gia độc tài thường có một nền kinh tế èo uột vì dân chúng mất hứng thú làm việc; người có sáng kiến vắng bóng vì không được ai quan tâm mà còn có thể gặp tai họa. Các quốc gia theo chế độ Cộng Sản và kinh tế chỉ huy càng tệ hại hơn.

Chủ nghĩa Marx-Lenin thành công trong việc kích động đấu tranh giai cấp; tạo thù hận xã hội giữa giàu-nghèo, có học và không học, công nhân-nông dân, dân nông thôn và dân thành thị; huy động đa số người nghèo khổ không may mắn được đi học ở những quốc gia phong kiến, thuộc địa chậm tiến, thối nát và thất nhân tâm. Nhưng chủ nghĩa ấy không thành công trong việc mang tự do, no ấm, công bằng xã hội cho dân chúng và sự phồn vinh cho xứ sở khi vận dụng vào thực tế sau khi cướp chánh quyền. Liên Sô có tiến bộ trong công cuộc kỹ nghệ hóa, mạnh về quân sự như đã thấy trong đệ nhị thế chiến nhưng dân chúng Nga vẫn thiếu tự do và hạnh phúc. CHNDTH, VNDCCH cũng theo con đường tương tự: thành công trong bạo lực đấu tranh nhưng thất bại trong việc chấn hưng kinh tế và đem tự do, hạnh phúc cho dân. Điều nầy cũng dễ hiểu vì:

a- tính không tưởng của chủ nghĩa Cộng Sản. Trong xã hội loài người lúc nào cũng có giai cấp. Xã hội nước Pháp trước cách mạng 1789 có: tăng lữ, quí tộc và đệ tam giai cấp tức thảo dân còn lại. Ấn Độ có giai cấp: Brahmins (tu sĩ), Ksatrya (giới cầm quyền), Vaishya (thương gia, nông gia), Shudra (lao động nghèo khổ). Giai cấp mà chúng ta đề cập ở đây có tính cố định. Người sinh trong gia đình quí tộc đương nhiên thuộc giai cấp quí tộc. Trong thảo dân có đủ loại người làm đủ nghề nghiệp. Có người giàu, có người nghèo. Dù giàu đến đâu con cháu họ vẫn thuộc đệ tam giai cấp (tiers état) chớ không phải vì giàu mà trở thành quí tộc. Hôn nhân giữa những người không cùng giai cấp bị cấm chỉ.

Dưới chánh thể Cộng Hòa các giai cấp kia không còn nữa nhưng trong xã hội lúc nào cũng có người giàu, người nghèo, người cai trị và người bị trị, người làm nghề nông (nông dân), người làm việc trong nhà máy kỹ nghệ (công nhân) v.v... Cho rằng có một xã hội không giai cấp là điều không thể có được. Sau khi người Cộng Sản lật đổ xã hội tư sản thì xã hội vô sản ra đời trong do người vô sản (hoặc thuộc giai cấp công nhân hoặc thuộc thành phần bần nông nhiều đời) trở thành giai cấp thống trị, quyền uy và giàu có. Đảng viên có quyền hành thì được giàu có. Hôn nhân giữa người Cộng Sản (giai cấp thống trị) và người phi Cộng Sản (tức giai cấp bị trị hay thành phần bị gọi là phản động) bị cấm chỉ. Hoa Kỳ thành công nhờ tính dân chủ, nhân bản và óc thực dụng. Họ dị ứng với những triết lý cao siêu khó vận dụng vào thực tế. Đối với họ người tốt là người mượn nợ và trả nợ sòng phẳng. Họ không nhân danh tôn giáo, đạo đức hay chủ nghĩa gì để trở nên khắt khe và vô cảm với người không cùng chung quan điểm với họ kể cả người phạm tội.

b- Chủ nghĩa Cộng Sản không thích hợp với bản chất tự nhiên của loài người. Con người cũng có óc vinh quang và muốn có cái riêng tư của mình. Đó là động lực làm cho con người hăng hái trong công việc làm của mình. Vất bỏ quyền tư hữu tức là chặt đứt sự hăng say hoạt  động  của con người. Người học trò siêng năng, chăm chỉ vì muốn có thứ hạng cao trong lớp để được tuyên dương, đỗ đạt trong kỳ thi và có một cuộc sống ấm no sau này. Người làm nghề nông làm lụng cực nhọc để được trúng mùa và có nhiều tiền. Nếu có tiền bạc rộng rãi anh ta cũng nghĩ đến việc mua thêm đất đai, ruộng nương và xây nhà cửa to lớn và tiện nghi để vui hưởng thành quả lao động cực nhọc của mình. Óc tư hữu là ước vọng tự nhiên của con người tại sao lại trở thành cái tội?

Vào thế kỷ XIX, dưới thời Nga hoàng, nước Nga là nước xuất cảng lúa mì ở Châu Âu. Chánh sách phong tỏa lục địa Âu Châu của Napoléon I gây thiệt hại xuất cảng lúa mì của Nga. Dưới chế độ Cộng Sản Liên Sô lại xảy ra nạn đói không phải vì đất đai cằn cỗi hay thời tiết khắc nghiệt mà vì chánh sách tập thể hóa nông nghiệp của tân chế độ. Trước năm 1959 Cuba là quốc gia xuất cảng đường mía quan trọng trên thế giới. Dưới chế độ Cộng Sản mức sản xuất mía đường của đảo quốc này không đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước. Trong hai thập niên qua Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là hai quốc gia Cộng Sản có những tiến bộ kinh tế, dân chúng được ấm no hơn. Kinh tế CHNDTQ vượt Nhật và đứng sau Hoa Kỳ. Chẳng những thế CHNDTQ còn là chủ nợ của Hoa Kỳ. Hai quốc gia Cộng Sản này thoát khỏi tình trạng nghèo đói là nhờ theo kinh tế thị trường, nghĩa là từ bỏ kinh tế chỉ huy đặc thù trong chế độ Cộng Sản. Nhờ hội nhập vào kinh tế tự do, họ được các quốc gia khác đầu tư vì họ có khối nhân lực to lớn và rẻ tiền. Đến đây họ rơi vào mâu thuẫn trầm trọng vì kinh tế tự do phải đi đôi với một nền chánh trị tự do và dân chủ. CHXHCNVN quan tâm đến Singapore và Đại Hàn để an ủi rằng đó là hai quốc gia độc tài nhưng vẫn phát triển kinh tế trơn tru.

Singapore có luật pháp rất nghiêm như phạt rất nặng những người xả rác trên đường phố hay làm dơ bẩn thành phố như trường hợp một thanh niên Hoa Kỳ (Micheal Fay) bị xử đánh bằng roi vì xịt sơn vào xe hơi chẳng hạn. Singapore là một xứ Cộng Hòa với những định chế chánh trị dân chủ đại nghị. Đảng cầm quyền là đảng Nhân Dân Hành Động. Nhưng bên cạnh đảng Nhân Dân Hành Động có trên 20 đảng phái chánh trị khác nên không thể xem đảng Nhân Dân Hành Động là đảng cán bộ, XHCN có khuynh hướng độc tài được. Đảng nầy cầm quyền từ ngày đầu lập quốc đến nay qua những cuộc bầu cử tự do và trong sạch.

Đại Hàn có Hiến Pháp từ năm 1948. Từ năm 1963 đến 1979 Đại Hàn đặt dưới chế độ độc tài quân sự do Pak Chung Hee đứng đầu. Dù vậy dưới thời Pak Chung Hee vẫn có các đảng Tân Dân Chủ (1967-1980), Độc Lập Triều Tiên (1945-1969), Tự Do (1951-1970), Dân Chủ Cộng Hòa (1960-1981). Hiến Pháp được tu chỉnh năm 1987 chấm dứt hiệu lực của Hiến Pháp Yusin 1972. Nhưng cho đến năm 1993 Đại Hàn mới bầu vị tổng thống dân sự đầu tiên: Kim Young Sam. Dưới thời Pak Chung Hee vẫn có ứng cử viên đối lập ra tranh cử tổng thống. Điều không thể phủ nhận là kinh tế và kỹ nghệ Đại Hàn khởi sắc dưới thời Pak Chung Hee. Ông là độc tài quân sự, cứng rắn và khó khăn. Nhưng không có dấu hiệu cho thấy Pak Chung Hee là người tham nhũng. Người ta công nhận sự khắc khổ của ông qua nét mặt và sự bình tĩnh của ông khi một tay súng bắn ông nhưng lại trúng vợ ông. Người ta lo cho xác vợ ông rời khỏi hội trường giữa lúc ông tiếp tục đọc diễn văn trước vũng máu của vợ ông.

Như vậy xem Singapore và Đại Hàn là hai quốc gia độc tài giống như CHXHCN thì không ổn lắm. Hoàn cảnh của CHXHCNVN bây giờ là một bản sao của CHNDTQ, nghĩa là kết hợp gượng gạo những yếu tố không thể đi đôi: kinh tế tự do và chánh trị phi dân chủ.

c- Sáng kiến cá nhân bị dập tắt: Trong chế độ Cộng Sản mới thành lập, mọi thắng lợi đều có sự chỉ đạo ‘sáng suốt’ của đảng Cộng Sản mà ra. Sáng kiến cá nhân bị phủ nhận. Vậy tại sao họ phát triển kỹ nghệ quốc phòng được? Nhờ bắt các nhà bác học Đức và gián điệp trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ. Liên Sô sản xuất bom nguyên tử sau khi xảy ra vụ gián điệp tài liệu nguyên tử: vụ án Klaus Fuchs (1911-1988). Fuchs là nhà vật lý người Đức có quốc tịch Anh. Ông là đảng viên đảng Cộng Sản Đức bỏ Đức sang Anh năm 1933 khi Hitler nắm chánh quyền. Trong đệ nhị thế chiến Anh nghi ngờ ông vì là người Đức nên đưa ông sang Canada. Ông là khoa học gia Canada trong nhóm nguyên cứu bom nguyên tử cho Hoa Kỳ. Fuchs bị tiết lộ làm gián điệp nguyên tử cho Liên Sô vì năm 1945 có một mật vụ KGB Liên Sô bỏ hàng ngũ và khai báo có nhiều gián điệp Liên Sô ở Canada. Fuchs được đưa về Anh và bị xử 14 năm tù. Ông bị tước quốc tịch Anh. Năm 1959 ông được Anh đưa về Đông Đức. Ông tiếp tục nghiên cứu khoa học cho Đông Đức và mất ở đó năm 1988. Người ta tin rằng Fuchs phụ đạo cho các nhà vật lý Trung Hoa để làm bom nguyên tử thành công năm 1964. Một điều mâu thuẫn đáng lưu ý là Liên Sô và Trung Hoa Cộng Sản khuyến khích các nước đàn em triệt hạ trí thức, trong khi đó họ dày công đào luyện khoa học gia và kỹ thuật gia để phát triển quốc gia ít ra về phương diện kỹ nghệ.

d- Tính ngụy biện của chủ nghĩa Cộng Sản: Người Cộng Sản phủ nhận Thượng Đế và tự hào vế tính vô thần của mình, nhưng họ tin mãnh liệt rằng thủy tổ của loài người là con vượn người qua quá trình lao động trở thành người. Tôi hơi tò mò muốn biết có vị nào có gia phả nói về ông tổ của mình là con vượn thành người vào năm nào không? Nếu có, xin cho tôi mượn để tìm hiểu. Hàng năm tôi đi thăm sở thú và thấy con vượn vẫn như vậy, nghĩa là cũng là con vượn mà tôi đã thấy những năm trước đó. Không biết bao lâu nó thành người để đi học?

Người Cộng Sản cho biết mỗi chế độ chánh trị tương ứng với một thời kỳ phát triển kinh tế. Chế độ chiếm hữu nô lệ tương ứng với thời kỳ hái quả trong rừng và bắt cá dưới mương rãnh. Chế độ quân chủ tương ứng với sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Chế độ Cộng Hòa tương ứng với thời kỳ hoàng kim của khoa học kỹ thuật và phồn vinh kinh tế. Như vậy kinh tế và khoa học kỹ thuật của các nước Cộng Sản như Việt Nam, Cuba, Albania, Lào, Cambodia sau năm 1975 bỏ xa kinh tế và khoa học kỹ thuật của Anh, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Điển, Nhật Bản,... vì những nước nầy còn theo chế độ quân chủ! Các nước Cộng Sản đó cũng bỏ xa Hoa Kỳ trong việc phát triển chế độ chánh trị từ chế độ quân chủ, phong kiến tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa kinh qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa!

Không cần mất thì gì nghiền ngẫm những triết lý cao xa, đối với ta chỉ cần ghi nhận vài điểm sau đây để tạm thời tìm ra một kết luận khả tín:

1. Nếu chế độ Cộng Sản ưu việt và mang lại hạnh phúc cho nhân loại tại sao chỉ thấy người ở nước Cộng Sản bỏ trốn sang các nước khác chớ không thấy người nước khác chạy sang xứ Cộng Sản để tìm tự do và lẽ sống? Có phải chăng những người đó là những người bất thường vì đã bỏ ‘thiên đường’ để đi tìm ‘địa ngục’? Nếu họ là người bình thường thì chúng ta phải điều chỉnh lại suy nghĩ của mình để sự ĐÚNG và SAI được phân minh và cái TẠI SAO của mọi sự việc được rõ ràng hơn.

2. Việt Nam có quá khứ thuộc địa lâu dài. Nhưng suốt trên 1.000 năm Bắc thuộc và gần một thế kỷ Pháp thuộc không có những làn sóng người ồ ạt bỏ nơi sinh quán và quê hương của mình để đi nơi khác như đã xảy ra khi Cộng Sản nắm quyền ở miền Bắc năm 1954 và cả nước Việt Nam năm 1975. Như vậy người Cộng Sản Việt Nam cai trị còn độc hại hơn ngoại nhân thời thuộc địa sao? Nếu không vậy phải giải thích thế nào cho ổn vì trong số những người này có người từng theo Cộng Sản hay ngấm ngầm hoạt động cho Cộng Sản hay có khuynh hướng thân Cộng Sản?

3. Nước Việt Nam và người Việt Nam được gì khi Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Cộng Sản và thành lập chế độ Cộng Sản ở Việt Nam? Câu trả lời là đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương sự tàn sát trí, phú địa, hào, gây chiến tranh đẫm máu, gây sự qua phân đất nước, gây tang thương chết chóc và hận thù giữa người đồng chủng và đồng bào, gây sự đổ vỡ đoàn kết dân tộc, phá vỡ lòng yêu nước và lý tưởng quê hương của thanh niên, tạo một xã hội lấy sự tàn bạo, độc ác, gian xảo làm phương châm sống v.v…

Xã hội phong kiến và thuộc địa đưa đất nước vào tình trạng chậm tiến. Vì:

Làm nhiều, nhiều tội,
Làm ít, ít tội.
Không làm thì vô tội!

Đó là xã hội mặc nhiên khuyến khích kẻ lười biếng.

Xã hội Cộng Sản còn tồi tệ hơn vì:

Làm nhiều thì đói,
Nói nhiều thì no.
Khéo bò thì sướng,
Buông thì chết.

Xã hội Cộng Sản chẳng những đào tạo nhiều người lười biếng, lầm lỗi xu nịnh, gian xảo và phản trắc để được no. Nó tiêu diệt ý chí của người can đảm bảo vệ công lý và công bằng xã hội để tạo người HÈN vì khéo bò thì sướngbuông thì chết.

Chế độ Cộng Sản cần rút khỏi sân khấu chánh trị Việt Nam vì không mang lợi ích gì cho quê hương và dân tộc giữa lúc các quốc gia đồng đẳng và đồng cảnh ngộ với Việt Nam trong quá khứ đang tiến thì Việt Nam trong tình trạng giật lùi hay dậm chân tại chỗ.

***

Trong các nhà cách mạng khả kính của Việt Nam vào thế kỷ XX, Phan Châu Trinh có nhiều viễn kiến đặc biệt đáng lưu ý:

1. Ông chủ trương duy tân và bất bạo động giữa lúc không cần thiết phải hao tốn xương máu một khi ta còn thua kém Pháp rất nhiều về phương diện quân sự. Khi dân trí cao, kinh tế vững mạnh thì việc thâu hồi độc lập không phải là việc khó khăn nữa.

2. Ông ưa chuộng nền dân chủ Tây Phương và không tin tưởng vào chế độ quân chủ với giải pháp Cường Để mà nhà cách mạng Phan Bội Châu chủ trương. Khi đến Nhật, ông lớn tiếng chỉ trích cung cách của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Năm 1922 khi vua Khải Định sang Pháp cùng hoàng tử Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại sau nầy, ông viết thơ đã kích Khải Định thậm tệ.

3. Phan Châu Trinh không chủ trương cầu viện đệ tam quốc gia để đánh đuổi Pháp. Sau khi thành công mình sẽ là nạn nhân của kẻ mà mình cầu viện vì đó cũng là một đế quốc. Giữa Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu có sự dị biệt lớn về vấn đề nầy khi nhà cách mạng Phan Bội Châu chủ trương nhờ Nhật giúp đỡ trong công cuộc giải phóng xứ sở với niềm tin đơn giản: Nhật là quốc gia da vàng đồng châu với Việt Nam. Năm 1940 Nhật tiến vào Bắc Bộ rồi Trung Bộ và Nam Bộ nhưng Kỳ Ngoại Hầu Cường Để vẫn không được đưa về Việt Nam. Nhật bắt tay với Pháp và dựng guồng máy cai trị sẵn có của Pháp bóc lột người Việt Nam để cung ứng cho nhu cầu chiến tranh của Nhật ở Đông Nam Á. Sau nầy Hồ Chí Minh nhận viện trợ và cố vấn chánh trị của Trung Hoa Cộng Sản trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp nên phải trả một giá rất đắt: chấp nhận chia đôi đất nước và tiếp tục chiến tranh khiến cho đất nước lâm vào cảnh suy vong và nô dịch như ngày nay trước thôn tính của Trung Hoa Cộng Sản.

4. So với các nho gia và trí thức Tây học, Phan Châu Trinh có vẻ sáng suốt hơn. Những vị này hoặc chịu ảnh hưởng của Trung Hoa hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng Marxist và cách mạng vô sản Nga. Phan Châu Trinh đậu phó bảng Hán học nhưng ông không quan tâm nhiều đến văn hóa Trung Hoa và cách mạng Tân Hợi. Qua ảnh chụp ta thấy ông hớt tóc ngắn, để râu như Napoléon III, mặc Âu phục có cà-vạt và mang giày da như người Âu Châu hơn là một nho gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Việc ông đả kích thái độ vua chúa của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ở Nhật và gởi thơ chỉ trích vua Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo cho thấy ông không ưa chuộng sùng bái quan quyền mà Khổng Giáo đề cao với khẩu hiệu Trung Quân Ái Quốc như khẩu hiệu hiện hành của Cộng Sản Việt Nam: Trung với Đảng hay Yêu Xã Hội Chủ Nghĩa Yêu Nước v.v... Việc ông từ bỏ chức hành khiển bộ Lễ cho thấy ông không thán phụcvua, quan triều đình Huế trước các nhà cai trị Pháp. Ông đã sống ở Paris, nơi dư âm của Công Xã Paris, tư tưởng của Karl Marx và cách mạng vô sản Nga không ngớt được báo chí truyền tụng, nhưng ông không hề để ý đến. Sự rạn nứt giữa ông và Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) bắt đầu sau khi vị lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam sau này gia nhập vào đảng Cộng Sản Pháp. Phan Châu Trinh chủ trương bất bạo động. Hồ Chí Minh chủ trương bạo động. Đó là dị biệt căn bản của hai người. Duy tân là tự tạo sức mạnh tinh thần và vật chất cho chính mình để Pháp phải trao trả độc lập chớ không trông đợi sự giúp đỡ của quốc gia nào. Đó là lập trường của Phan Châu Trinh. Hồ Chí Minh tin Lenin và bản luận cương của ông nầy về vấn đề giải phóng thuộc địa.

Phan Châu Trinh trung kiên với chương trình duy tân, xây dựng dân chủbất bạo động. Nhà cách mạng Phan Bội Châu phải thay đổi lập trường tranh đấu của ông từ quân chủ lập hiến với vai trò của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để đến Cộng Hòa sau khi thành lập Việt Nam Quang Phục Hội (1912). Những cuộc bạo động lẻ tẻ của Việt Nam Quang Phục Hội đều thất bại. Việc cầu viện Nhật rồi Trung Hoa Quốc Dân Đảng đều không thành cho đến ngày ông bị Pháp bắt đưa về Hà Nội xử tử hình (1925). Vì học sinh biểu tình rầm rộ, bản án tử hình bị hủy bỏ. Nhà cách mạng khả kính của chúng ta bị an trí ở Huế. Do ảnh hưởng của nhà cách mạng duy tân Phan Châu Trinh trong tỉnh Quãng Nam, sinh quán của ông có nhiều nhà kinh doanh, lý tài và kỹ nghệ gia nổi tiếng trong nước. NẾU đường lối của Phan Châu Trinh được thực thi đất nước ta vẫn được độc lập mà không có chiến tranh đẫm máu và tàn phá khủng khiếp; dân tâm, dân trí, dân sinh cao; đoàn kết dân tộc không bị sứt mẻ; đất nước được phồn vinh.

Dưới chế độ Cộng Sản, người người tiến ta lại lùi; đất nước trên bờ vực suy vong. Đó là sự bất hạnh lớn lao mà đất nước và dân tộc Việt Nam phải gánh chịu.

 

Phạm Đình Lân, F.A.B.I.

 


Cái Đình - 2013