Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Hội nghị thượng đỉnh trong tương lai không phải G20 (1), mà là G1
Mỹ có thể sẽ quên đi ưu thế chia xẻ với Trung Quốc. Trung Quốc cũng đe dọa giống như Nhật trong thời kỳ phát triển kinh tế tột bực.
Điều đó sẽ không đến nỗi nào. Hầu hết người Mỹ đều nghĩ như thế. Sai lầm, một kinh tế gia uy tín đã nói.
Trung Quốc hiện đã chiếm vị trí ưu thế trong nền kinh tế toàn cầu hơn là Mỹ. Khi người Mỹ nghĩ rằng tự mình có thể khống chế được quyền lực trội vượt của Trung Quốc trong tương lai thì họ đã lầm lẩn. Thế giới sẽ không chuyển hướng về phía G2 – Sự lãnh đạo được phân chia giữa Mỹ và Trung Quốc – mà về phía G1, một thế giới chỉ do Trung Quốc ngự trị. Điều đó sẽ đến qua sự biểu lộ của vị trí đồng bạc Trung Quốc – đồng nhân dân tệ (renminbi), và nó sẽ lấn áp đồng dollar – như đồng tiền dự trữ của thế giới – trong vòng mười năm.
Các luận điểm có tính cách gây hấn trên được kinh tế gia người Mỹ gốc Ấn Độ Arvind Subranian đưa ra trong tác phẩm vừa xuất bản của ông, Eclipse (có nghĩa che khuất đồng thời cũng có nghĩa át hẳn, làm lu mờ). Ông đã phác họa trong quyển sách nói trên rằng Trung Quốc sẽ ngự trị phần còn lại của thế giới như thế nào. Trên bìa sách là ảnh chụp tổng thống Mỹ Obama đang cười rạng rỡ cúi mình phía sau thủ tướng Trung Quốc Hu đang cười mỉm. Chú thích bên dưới về bức hình như sau: "Sống trong bóng mát của ưu thế kinh tế Trung Quốc".
Ông Subramanian, 51 tuổi, chuyên gia của viện nghiên cứu độc lập Peterson Institute for International Economics ở Washhington, và cũng là giáo sư của trường đại học Johns Hopkins University. Sau khi đỗ bằng tiến sĩ ở viện đại học Oxford, ông đã thực hiện một chuyến du hành quốc tế xuyên qua La Mã, Genève, Ai Cập, nơi ông đã là đại diện cho cơ quan IMF (Quỹ Tiền Tệ Thế Giới). Kể từ năm 1997 ông định cư ở Washington, nơi ông đã đạt được danh tiếng là người chuyên đặt hình ảnh của các quốc gia đang phát triển kinh tế trên toàn cầu cho giới lãnh đạo chính trị của Mỹ nhìn vào. Với gốc Ấn Độ ông đủ tư cách để gây tin tưởng trong vấn đề này.
Sự gia tăng quan tâm cho viễn ảnh đó được ông nhiều lần phổ biến, ngoài các tác phẩm của ông, trên các cột báo của The Wall Street Journal, The New York Times và Financial Times.
Người bị ông đả kích nhiều nhất là Lary Summers, cố vấn quan trọng nhất của tổng thống Obama gần đây. Ông này đã tiếp cận quyền lợi của các quốc gia đang phát triển kinh tế như sau: "Sự suy thoái của Mỹ nó đã xưa cũ như nền cộng hòa của chúng ta", theo lời ông Summers để ám chỉ đến những dự đoán cho rằng Sô Viết (vào cuối thập niên năm mươi), và Nhật (cuối thập niên tám mươi) sẽ vượt qua Mỹ. Nhưng Mỹ vẫn là "một xã hội tháo vát nhất mà cả thế giới đã từng thấy" và "những ngày huy hoàng nhất của chúng ta hãy còn nằm phía trước".
Sự ngạo mạn đó đã kích thích Subramanian để khai triển một kiểu mẫu cho các ưu thế kinh tế của các quốc gia. Ngay sau khi tác phẩm của ông được phát hành ở Mỹ, ông đã viếng thăm Brussel, thủ đô của Liên Âu, nơi ông hướng dẫn một nhóm viên chức Âu Châu, các nhà ngoại giao, các ký giả với một tốc độ chớp nhoáng qua các nhận định quan trọng nhất của ông. Ngôn ngữ của ông hầu như không theo kịp đà trôi chảy của tư tưởng ông.
Được xem là có ưu thế kinh tế thì một quốc gia phải có đủ khả năng đặt ý chí của mình lên một quốc gia khác, ông đã giảng như thế. Lợi tức quốc gia là một trong ba tiêu chuẩn. Ngoài ra một quốc gia như thế qua chi thu là một quốc gia đang mang nợ (debiteur) hay là một quốc gia chủ nợ (crediteur), và số cổ phần của quốc gia đó trong thương mại thế giới lớn bao nhiêu? Thử áp dụng các tiêu chuẩn trên cho các cường quốc và rõ ràng là Trung Quốc vào năm 2010 đã vượt qua Mỹ như là một quốc gia có ưu thế kinh tế trên toàn cầu. Sự trội vượt của kinh tế Trung Quốc cũng sẽ tạo khoảng cách với Mỹ và Liên Âu vào năm 2030 tương tự như bước nhảy vọt của Mỹ vào thập niên bảy mươi với phần còn lại của thế giới.
"Rằng Mỹ có khả năng để vẫn có thể là quốc gia kinh tế lớn nhất như Summers đã gợi lên thì thật là vô lý. Ngay cả nếu bạn dè dặt thông qua điều đó thì mức thu nhập quốc gia của Mỹ vẫn không hơn mức thu nhập quốc gia của Trung Quốc".
Các trìệu chứng
Trong sự chiết tính của ông, Subramanian cho rằng sự tăng trưởng của Trung Quốc trong thời gian tới vào khoảng 7% mỗi năm – thấp hơn nhiều so với con số 10% của thập niên qua. Những trở ngại như sự xẹp xuống của các quả bong bóng nước bất động sản ở Trung Quốc cũng đã được tính vào. Cho trường hợp của Mỹ, ông dự trù sự tăng trưởng trung bình khoảng 2,5% , tương đối lạc quan so với năm năm vừa qua (0,7% giữa năm 2006 và 2011). Khoảng cách đó không thể nào lấp đầy, ông Sabramania kết luận, với hậu quả là sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc.
Về quyền lực đó , ông đã phát họa các triệu chứng khác nhau. Ông chỉ thẳng vào sự dễ dàng mà Trung Quốc đã cố giữ giá trị đồng bạc thấp một cách ngụy tạo trong thời gian dài mặc cho những chỉ trích quốc tế trong nhiều năm qua. "Phần còn lại của thế giới, ngay cả Mỹ, không thể làm gì được".
Các triệu chứng khác: Trung Quốc yêu sách các xí nghiệp Tây Phương phải chuyển giao khoa học kỹ thuật để bù lại sự được phép gia nhập vào thị trường Trung Quốc; sự ngăn chận thị trường đó, nếu sự cạnh tranh nước ngoài khôngcó kết quả, và sự đóng cửa các sứ quán của Đài Loan (Taiwan) trong một số quốc gia Phi Châu lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. "Ưu thế Trung Quốc đã biểu lộ ra rõ ràng hơn là nhiều người thấu hiểu", Subramanian kết luện.
Sự nguy hiểm sẽ như thế nào khi Trung Quốc sử dụng quyền lực kinh tế cho các mục tiêu chánh trị? Chúng ta phải sợ hãi sự ngự trị của Trung Quốc trên nền kinh tế toàn cầu? Trong tư cách kinh tế gia quốc tế, Subramania nhìn điều căn bản đó như là một vấn đề thương mại tự do. "Tôi không tin rằng chúng ta phải sợ sự ảnh hưởng đó trên hệ thống mở ngõ của chúng ta. Trung Quốc hầu như có lợi nhất trong cơ chế nầy. Cho khuôn mẩu kinh tế của Trung Quốc, đặt căn bản trên xuất cảng, thì tự do thương mãi là một điều kiện sống còn".
Ngây thơ
Tuy thế phần còn lại của thế giới phải đề phòng để không ngây thơ – sự lợi dụng vị thế quyền lực luôn luôn rình rập, vì vậy điều khôn ngoan là phải tìm sự bảo đảm để chống trả lại. Điều đó có thể thực hiện qua các cơ chế đa phương như WTO (Tổ Chức Thương Mại Thế Giới) và IMF (Quỹ Tiền Tệ Thế giới). "Nhưng người Mỹ không nên nghĩ rằng mình có thể giải quyết sự đối trọng đó một mình hay qua liên hệ song phương với Trung Quốc. Mỹ không đủ sức mạnh để làm điều đó. Mới đây trong cuộc họp của Thượng Nghị Viện Mỹ, tôi đã gắng thuyết phục rằng Mỹ phải nổ lực trên chủ nghĩa đa phương".
Subramanian đã kết toán sự tiếp cận quen thuộc về vấn đề tiến bộ của Trung Quốc – sự ám chỉ về Nhật. Lập luận đó ngắn gọn như sau: Cuối thập niên tám mươi đã có vô số các dự đoán vể ưu thế của Nhật trên nền kinh tế thế giới. Giờ đây chẳng ai còn nghe điều đó cả, như thế nó cũng sẽ không đến nỗi nào trong trường hợp Trung Quốc. "Nhưng điều mà mọi người không nhìn thấy là Nhật trong thời kỳ đó đã đạt đến tột đỉnh kinh tế, lợi tức thu nhập đầu người của Nhật gần bằng của Mỹ. Trong khi lợi tức của người Trung Quốc còn cách rất xa. Theo sự tính toán của tôi, bạn đã có thể nói về G1, một thế giới bị ngự trị bởi Trung Quốc khi mức sống của người Trung Quốc chi đạt đến khoảng phân nửa so với mức sống của Mỹ. Bởi vì dân số Trung Quốc nhiều hơn dân số của Mỹ đến bốn lần."
G1 ngụ ý rằng hình ảnh tương lai của một thế giới đa cực, với sự xê xích ít nhiểu về bình đảng, sẽ không trở thành một thực tại. Subramanian nói ngắn gọn về điều này: "Điều đơn giản là các con số đã chỉ về hướng khác". Liên Âu vào năm 2030 sẽ đạt được sức mạnh kinh tế ngang như của Mỹ – Cả hai đều hãy còn cách Trung Quốc quá xa, ông đã tính như thế.
Ông không nhìn thấy vai trò nào quan trọng cho quê mẹ Ấn Độ của ông.Người khác có thể cho rằng Ấn Độ với dân số trẻ có một tương lai như một thách thức quan trọng với quốc gia Trung Quốc già nua hơn. Subramanian không tin điều đó: "Quốc gia Ấn Độ rất yếu. Hệ thống chính trị ngăn trở không cho các quyết định được biểu quyết. Vì thế Ấn Độ không có khả năng để thực thi quyền lực, trong nội bô cũng như trên đấu trường thế giới. Tôi thấy rằng sẽ không có gì thay đổi trong vòng 25 năm tới".
Một quốc gia mạnh, hữu hiệu – trên quan điểm theo ông mà Trung Quốc và các quốc gia Tây Phương khác biệt với phần còn loại của thế giới. "Thả lỏng thị trường tự do là điều mọi người có thể làm được. Nhưng khó hơn là kết hợp điều đó với một quốc gia mạnh. Đó là nhân tố của sự thành công của kiểu mẫu kinh tế Trung Quốc. Và điều này khó mà sao lại nguyên bản".
Nhưng các tính toán dài dòng của ông không bị các vấn đề nội tại của Trung Quốc làm suy giảm nghiêm trọng? Một cuộc khủng hoảng tài chánh như hậu quả của bong bóng nước bất động sản có thể tưởng tượng được, cũng như sự hỗn loạn chính trị do các đòi hỏi dân chủ hóa? "Thực sự điều đó có thể xảy ra. Sự tiến bộ của Trung Quốc sẽ khi tăng khi giảm. Bạn có thể tiên đoán thoải mái rằng hệ thống tài chánh của họ sẽ nhận một cú xốc trong vòng năm năm tới. Điều muốn nói là: Trung Quốc có thể vượt qua được không? Với một quốc gia mạnh và hữu hiệu như Trung Quốc thì cơ hội vượt qua rất lớn".
Một quốc gia mạnh đang thực hiện chức năng như thế vẫn được Subramanian luôn nhìn thấy trong thế giới Tây Phương, mặc dù khủng hoảng nợ nần mà Âu Châu và Mỹ đang gặp phải. Quan điểm quần chúng Âu Châu có thể khích động về các chính trị gia chậm chạp của họ trong cuộc khủng hoảng đồng Âu kim, nhưng không nên lầm lẫn điều đó với một quốc gia yếu. "Dĩ nhiên ở đây, cũng như ở Mỹ, bạn có thể đặt những nhận xét nơi sự chậm trễ trong phong cách quyết định. Tuy nhiên, vấn đề nợ nần của Tây Phương không phải là vấn đề một quốc gia yếu, mà nó thuộc về một nền kinh tế và dân chủ trưởng thành".
Về sự chấm dứt khủng hoảng đồng Âu kim thì ông không dám có những dự đoán. Hay có thể có một dự đoán. Nó minh hoạ thêm một lần nữa lập luận của ông rằng vị trí quyền lực Trung Quốc đã là một sự kiện. Trung Quốc là "người bạn tốt nhất của chúng ta", thủ tướng Tây Ban Nha Zapatero đã một lần nói như thế trong một giây phút vô ý. Đó có phải là sự lễ độ hay không thì không biết, nhưng Subramanian cảm thấy rằng sự tuyên bố đó có đầy ý nghĩa. "Nếu thật sự thất bại và khu vực Âu kim tan rã, các quốc gia Âu Châu sẽ không hướng vể Mỹ để tìm sự giúp đỡ mà sẽ hướng về Trung Quốc", ông đã dự đoán như thế.
Nguyên tác: Straks is de wereldtop geen G20, maar G1…, Fokke Obbema
(De Volkskrant – 02.11.2011)
Nguyễn Thị Quỳnh Anh dịch
___________
Chú thích:
(1) G20 bao gồm các quốc gia có nền kinh tế ảnh hưởng hàng đầu trên thế giới và đại diện các lục địa. G (Group/Groupe/Groep/Nhóm) 20 gồm Mỹ, Canada, Argentina, Ba Tây, Mexico, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Á Rập Saoudi, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Nam Dương, Úc, Nam Phi và Liên Hiệp Âu Châu. G20 được chính thức thành lập vào năm 1999. Các thành viên chính thức của G20 gồm các bộ trưởng tài chánh của các quốc gia, các thống đốc ngân hàng của các ngân hàng trung ương, chủ tịch Liên Âu. G20 không có tổng thư ký với ban điều hành thường trực. Trong thời điểm này G20 đang họp hội nghị ở Cannes, Pháp để bàn thảo về các vấn đề khủng hoảng tài chánh Âu Châu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới, cải tổ tài chánh quốc tế, vấn đề trốn và gian lận thuế, vấn đề thực phẩm, vấn đề thay đổi khí hậu, vấn đề Trung Đông,...
(2) Arvind Subramanian
1959
sinh vào ngày 7 tháng 6 ở Trichy, Ấn Độ
1974-1979:
Học môn Kinh Tế ở Dehli, Ấn Độ
1981-1987:
Học và nhận bằng tiến sĩ ở Đại Học Oxford
1987-1988:
Làm việc cho Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, La Mã
1988-1992:
Tổ Chức Thương Mại Thế giới, GATT, Genève
1992-1995:
Chuyên gia kinh tế của IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ), Washington
1995-1997:
IMF ở Ai Cập
2000-2007:
Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô, IMF
2007: Chuyên gia thuộc Peterson Institude for International Economics ở Washington, giáo sư nghiên cứu đại học Johns Hopkins.
Tác phẩm mới xuất bản: Eclipse do Perterson Institude for International Economics phát hành, ISBN 978 0 88132 606 2.