Bùi Văn Đỗ
20 giờ trên một chiến hạm hiện đại
mang tên Mr. Ms. Johan de Witt
Tôi đến căn cứ Quân Sự Hải Quân Den Helder vào lúc 13 giờ 30, ngày 28-10-2008. Sau khi cho xe vào bãi đậu; lấy túi nhỏ hành lý mang theo và thả bộ đi vào hải cảng quân sự, nơi có nhiều tàu chiến của Hải Quân Hoàng Gia đang đậu. Chiến h ạm L-801 Johan de Witt đồ sộ, to và cao như một tòa nhà 11 tầng, đậu ngay ở cảng đã đập vào mắt tôi. Đây là Chiế n h ạm tôi được đi tham quan qua đêm, chạy từ cảng Quân Sự Hải Quân Den Helder, đến cảng Vlissingen. Theo hảo ý của ông Đại Tá Thuyền Trưởng B. Bekkering, trên đường đưa chiến hạm về Vlissingen tu bổ. Các thủy thủ trên tàu được đưa theo một thân nhân cùng đi. Có lẽ ông Thuyền Trưởng muốn giới thiệu về chiến hạm hiện đại hiện nay của Hòa Lan, hay muốn để cho ít là có một thân nhân của các thủy thủ đoàn cảm nhận được những sinh họat ở trên Chiến h ạm qua một đêm giữa biển trời bao la.
Đây là một trong hai chiến hạm lớn nhất của Hòa Lan, Chiến h ạm chị có tên là: Hr. Ms. Rotterdam. Đây là Chiến h ạm Thứ II mang tên Hr. Ms. Johan de Witt.
- Được khởi công vào ngày 18-06-2003.
- Hạ thủy ngày 13-05-2006.
- Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30-11-2007.
- Có chiều cao 176,35 m.
- Chiều ngang 29,20 m .
- 4 máy diesel, (dieselelektrische overbrenging).
- 16.628 PK.
- Tốc độ : 19 nút/giờ (Knopen).
- Thủy thủ đoàn : 113-127 người.
- Quân số mang theo : từ 555 đến tối đa 739 người.
Từ dưới đất bước lên một cầu thang gỗ dốc thoai thoải, để đi lên Chiến h ạm, vừa bước vào cửa ở bên hông, chúng tôi đã được hai quân nhân trên chiến hạn chào hỏi. Sau đó đi theo người hướng dẫn viên là thân nhân của mình, đi đường vòng vo và leo nhiều cầu thang, mới tìm đến phòng của Thượng Sĩ Mart; người chuyên trách sắp xếp chỗ ở cho các quân nhân trên chiến hạm, cũng như cho khách, để nhận chìa khóa phòng ngủ. Tôi được ngủ đêm tại phòng B-27, phòng cho một người. Đây là phòng dành cho cấp sĩ quan ở trên chiến hạm. Trong phòng ngủ có một bàn viết, một ghế quay, trước mặt bàn viết có điện thoại, có chỗ để cắm điện, cắm internet... Phía trên đầu bàn viết là các ngăn tủ để giấy tờ và các dụng cụ linh tinh. Trong phòng còn có một tủ để đựng quần áo, một tủ để đựng đồ. Một băng dài để ngồi. Khi mở chốt khóa ở mặt trên, một gường ngủ được hạ xuống, nằm chồng lên băng dài, phía hông gường bên trên, gắn liền vào tường là một kệ dài, chia thành ba ngăn, để được nhiều thứ đồ linh tinh như các xách tay, túi đựng nho nhỏ. Phía đầu gường có gắn một đèn để đọc sách về đêm trước khi ngủ. Ngay cửa bước vào căn phòng, còn có gắn những phương t iện để treo áo khoác, bên tay phải phí a tr ên cửa bước vào phòng, còn có gắn một loa để nghe nhạc, để nghe thông báo tin tức những khi cần, khi nghỉ ngơi, cần sự yên tĩnh, thì có nút vặn để tắt. Trong phòng ngủ có nhà tắm, bồn rửa mặt, nhà vệ sinh. Nghĩa là một phòng ngủ thật lý tưởng như một phòng ngủ ở khách sạn hạng sang nơi các hotel trên đất liền.
Sau khi nhận phòng ngủ, chúng tôi qua một số cầu thang để lên phòng lái tàu, cả một hệ thống nhiều màn ảnh tivi nhỏ, nhiều đồng hồ, và một cái cần lái nhỏ hơn cần lái xe hơi ở trên đất; nhưng có một chuyên viên mắt nhìn vào các màn hình và đồng hồ gắn lớp nang, điều khiển con tàu chạy theo lộ trình đã định. Đứng ở đây, bạn có thể nhìn xuống biển khơi, nhìn toàn thể chiến hạm cả về chiều dài và chiều rộng. Nhìn dàn ra-đa quay bốn hướng, các hệ thống viễn thông, lá cờ ba màu: đỏ, trắng, xanh đậm của Hòa Lan bay phất phới . Phía đầu tàu là hệ thống súng phòng không, những cột trụ và những dây thừng lớn dùng để neo chiến hạm khi vào cảng.
Trên một giờ ở phòng lái, để chiêm ngưỡng cảnh chiều tà trên biển cả, để gặp gỡ làm quen với những người lần đầu bước lên chiến hạm, thưởng ngoạn quang cảnh buổi chiều, nhất là buổi chiều ngày tháng mười, mau tối chậm sáng của xứ sở nằm cạnh vùng Bắc Âu. Đến 16 giờ, chúng tôi tập trung ở một phòng thuyết trình lớn của chiến hạm, có nhiều màn ảnh gắn trên tường, có nhiều bàn burô, trên mỗi bàn đều có một màn ảnh comptuter nhỏ, một ghế quay , đ ể nghe vị Trung Tá chỉ huy phó của chiến hạm , A. Tas, có lời chào mừng khách được mời đi theo chiến hạm; cũng như giới thiệu về chiến hạm Johan de Witt. Các phương tiện cần đã có trang bị sẵn trên chiến hạm, để sử dụng khi lâm nạn như: cách xử dụng phao cứu cấp, cách mang vào người, cũng như lúc phải thoát khỏi chiến hạm để xuống các thuyền cấp cứu đã được thả xuống mặt nước...
Theo chương trình thì vào lúc 17 giờ, chúng tôi được ăn bữa chiều trên chiến hạm. Theo lệ thường thì bữa trưa là bữa ăn nóng và chính ở trên tàu. Nhưng bữa chiều nay, có lẽ vì có khách cùng ăn với thủy thủ đoàn, nên nhà bếp cho ăn đồ nóng, cũng có kèm bánh mì như thường lệ. Đi vào khu nhà ăn, tự động mỗi người lấy một đĩ a và tự mình chọn món ăn mình khoái khẩu, tự múc lấy theo nhu cầu, cuối cùng có người bỏ lên đĩ a cho một con tôm sốt cà chua đã bóc vỏ. Sau đó bạn tự lấy dao, muỗ ng , nĩa ... và đi vào phòng ăn. Trong phòng ăn, đã có sẵn nhiều dẫy bàn dài trải khăn trắng, bên trên có sẵn nước uống và giấy ăn cùng một đĩ a cà chua tươi và dưa leo. Nhìn thoáng cả phòng ăn tôi thấy, khách và các thủy thủ các cấp ngồi ăn chung và trò truyện với nhau. Theo người hướng dẫn ngồi bên cho biết, hôm nay có khách, thủy thủ đoàn không phân biệt cấp bậc ngồi ăn chung một phòng, còn thường ngày thì có phòng ăn riêng cho Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh sĩ. Nếu có cấp Tướng đi theo thì có phòng ăn riêng cho cấp Tướng.
Sau bữa chiều, thời tiết bên ngoài trời đã tối, vì đã vào cuối tháng mười. Bây giờ là thời gian rảnh, nên tôi được đưa đi tham quan một cách bao quát cả chiến hạm.
Từ phòng lái đi trở xuống tầng kế là tầng thứ 10, các tầng trên cao được thiết kế làm phòng ngủ cho các cấp Sĩ Quan, HSQ và binh sĩ. Gần các khu phòng ngủ là các câu lạc bộ, có quầy bán rượu, bia và những đồ uống, khi chiến hạm cập cảng thì các thủy thủ mới được uống bia, rượu. Ngoài các khu vực phòng ngủ, các tầng kết tiếp là rất nhiều loại phòng khác nhau.
A- Đơn cử các loại phòng
- Phòng làm việc của cấp Tướng khi có cấp Tướng đi theo chiến hạm.
- Phòng ngủ, phòng ăn riêng cho cấp Tướng.
- Phòng họp của cấp Tướng.
- Phòng làm việc của Thuyền Trưởng.
- Phòng làm việc của các Sĩ Quan phụ Tá.
- Phòng làm việc của các Sĩ Quan Trưởng các chuyên ngành.
- Phòng họp các sĩ quan tham mưu.
- Phòng họp chung các s ĩ q uan trên chiến hạm.
- Phòng họp hành quân, khi có chiến tranh.
- Phòng làm việc của ban quân số trên chiến hạm.
- Phòng họp và cũng là phòng sinh hoạt của HSQ, của binh sĩ...
- Phòng nghiên cứu, đọc sách, học tập.
- Phòng dành riêng cho các HSQ và binh sĩ muốn vào mạng internet vào những giờ nghỉ ngơi.
B- Chiến hạm cũng là một bệnh viện dã chiến loại nhỏ, có điều trị y khoa cấp II nên cũng có các loại phòng:
- Phòng tiếp nhận bệnh nhân.
- Phòng khám bệnh.
- Phòng thử máu.
- Phòng chụp quang tuyến.
- Phòng mổ.
- Phòng hậu giải phẫu.
- Phòng để bệnh nhân nằm điều trị, gồm 6 gường, và một gường dành cho bệnh nhân hậu giải phẫu, còn phải thở bằng bình oxyen.
- Phòng làm sạch, khử trùng các dụng cụ phòng mổ.
- Phòng nha sĩ.
C- Khu nhà bếp .
Có một nhà bếp chung cho cả chiến hạm, nhưng có nhiều phòng ăn khác nhau:
- Phòng ăn của cấp Tướng.
- Phòng ăn của s ĩ q uan.
- Phòng ăn của h ạ s ĩ q uan và b inh s ĩ.
- Khu vực làm bánh mì mỗi ngày cho các thủy thủ phục vụ trên chiến hạm.
D- Một phòng giặt ủi lớn , gồm có nhiều máy giặt loại lớn, máy sấy và một giàn máy ủi, để giặt ủi quần áo cho các thủy thủ, khăn trải gường, khăn gối và các loại đồ phải giặt.
Kho chứa các dụng cụ chuyên môn, tiếp liệu chuyên ngành.
E- Chiến hạm còn là bãi đáp trực thăng cho hai chiếc bay lên và đáp xuống cùng một lúc, có sức chứa ở trong hầm được khoảng 6 trực thăng, có đài điều khiển nhỏ ở khu vực này, cho trực thăng lên và xuống, hay đưa vào bãi đậu, có cả phòng họp cho phi hành đoàn, phòng thư giãn và theo dõi tin tức sau khi thi hành xong nhiệm vụ.
G- Chiến hạm còn mang nhiệm vụ chuyên chở các phương tiện chiến tranh như q uân nhu, q uân c ụ, chiến xa, quân xa. Nên hai tầng hầm ở áp dưới cùng còn là bãi đậu cho hàng trăm quân xa và thiết vận xa, đủ loại. Ở tầng hầm này cũng có một trạm điều khiển, để sắp đặt có thứ tự cho các loại xe, được đậu vào đúng vị trí đã ấn định, để khi lên và lúc xuống cảng không bị trở ngại. Thuỷ thủ đoàn tuy không được mang theo xe hơi riêng khi đi công tác xa, nhưng được mang theo xe môtô, hay xe đạp.
H- Tầng cuối cùng, là một hải cảng nhỏ, chứa được bốn tàu loại đổ quân vào bờ cùng một lúc. Khi có chiến tranh, bửng sau của chiến hạm chưa mở, bốn tàu đổ quân đã đậu sẵn sàng trên mặt nước biển. Khi bửng được mở ra thì các tàu đổ quân phóng nhanh, chạy đến địa điểm cần tấn công, hay đổ quân lên bờ. Sau đó trở lại chiến hạm, để tiếp tục công tác theo nhu cầu chiến tranh đòi hỏi. Và khi những quân nhân đã lên bờ chiến đấu, bị bùn đất dính đầy người, khi trở về chiến hạm, họ có phương tiện tắm giặt ngay khi vừa bước từ tàu đổ bộ lên chiến hạm. Vừa bước vào chiến hạm, người quân nhân sẽ đi qua một hệ thống tuần tự:
- Cởi tất cả quần, áo, giầy, v ớ bị bùn đất dính vào, cho vào một cái túi riêng, để có hệ thống chuyển đến bộ phận lo về giặt ủi của chiến hạm, họ sẽ giặt ngay và làm khô để chuyển trở lại cho đương sự sau khoảng 1 giờ.
- Người quân nhân sau khi cởi bỏ hết quần áo, sẽ vào một hệ thống có vòi nước mạnh như ở các phòng tắm dân sự, họ tắm rửa sạch sẽ xong, sẽ bước ra một cái kệ đã có để sẵn đồ mặc cho họ, người quân nhân chỉ việc mặc vào, rồi lên một phòng ấm áp của chiến hạm, ngồi ăn, uống để đợi nhà giặt ủi của chiến hạm làm xong nhiệm vụ, trao lại cho người quân nhân túi đồ vừa mới bị dơ bẩn vì bùn đất khi chiến đấu ở trên cạn.
Đây là lần đầu tiên trong đời, tham quan một chiến hạm có cả ba bộ môn: Hải, Lục và Không Quân, nên mới được thấy tận mắt những thiết kế tối tân, phục vụ trong địa hạt quốc phòng của từng quốc gia.
Chiến hạm thì vĩ đại, cao tầng, thang máy chỉ để phục vụ cho công tác chuyển đồ, tất cả thủy thủ phải dùng thang bộ, nên khi tham quan đên tầng gần chót, tôi đã thấy đuối sức, không còn muốn xuống sâu thêm, để quan sát tầng chứa máy ở bên dưới của chiến hạm, Nhưng theo dõi qua màn ảnh rada r dưới hầm tàu, được thấy những ụ máy thật vĩ đại, nằm ngăn nắp có thứ tự, và tất cả nhất cử nhất động ở bên dưới hầm máy được theo dõi sát nút, qua hai chuyên viên thường trực ngồi đối diện với các màn ảnh.
Ngày 29-10-2008.
Từ 6 giờ 30 sáng, chúng tôi đã được cho ăn điểm tâm; sau khi ăn điểm tâm, trở lại phòng ngủ để thu dọn đồ đạc, rồi trở lên phòng lái ở tầng cao nhất, để thưởng ngoạn cảnh mặt trời mọc buổi sáng giữa trời biển bao la. Chiến hạm khi nằm trong cảng to và đồ sộ bao nhiêu, thì khi rời cảng đi vào đại dương lại cảm thấy nó nhỏ bé lại như một chấm, phết trong biển cả mênh mông. Hồi tưởng về dĩ vãng của phong trào vượt biên, với những chiếc ghe mong manh nhỏ bé khi trốn thoát khỏi chế độ độc tài CSVN , p hải nhìn nhận những người ra đi vượt biển là những người can đảm và anh hùng, họ có khối óc và trái tim thật vĩ đại, mới dám liều thân mình lao vào biển cả mênh mông, chỉ hy vọng một phần mười đến được bến bờ để hưởng cuộc sống ở chân trời Tự Do, chín phần còn lại phó mặc cho những nghịch cảnh của thiên nhiên, của sóng, gió, bão tố, thuyền bị sóng to gió l ớ n đánh bể, hay bị bể vì đụng phải đá ngầm, hỏng máy, hết nước uống và lương thực cũng như nạn hải tặc. Vẫn còn hơn chôn chân trong ngục tù của chế độ CS.
Khoảng 9 giờ, chúng tôi đã thấy mờ mờ từ xa những tháp cao và ánh đèn điện, báo cho biết đã gần tới điểm đến, là cảng Vlissingen, đất liền dần dần hiện ra trước mắt với những nhà cao tầng, những đèn điện, những bãi đậu xe, và cuối cùng là hải cảng, nơi chiến hạm Johan de Witt được đưa đến để tu bổ hoặc kiểm tra về kỹ thuật.
Theo dõi kỹ thuật cho chiến hạm cập vào cảng mới nhận ra những tiến bộ về khoa học được áp dụng vào lãnh vực hàng hải. Chiện hạm lớn lao như vậy, mà chuyên viên cầm lái, cứ theo dõi màn hình rồi cho chiến hạm từ từ cập vào sát bờ, các sợ i dây chão lớn được quăng xuống bãi, cho các nhân viên ở dưới mắc vào những cột trụ, và sau đó một cầu thang được bắc lên từ trên chiến hạm để cho thủy thủ đoàn và khách đi xuống.
Trước khi rời chiến hạm, tất cả khách được tập trung vào một phòng rộng. Đại Tá Thuyền Trưởng B. Bekkering có đôi lời tạm biệt khách, sau một ngày và đêm ở trên chiến hạm. Sau đó vị Trung Tá Phó chiến hạm A. Tas có đôi lời nhắc nhở khách của chiến hạm kiểm tra đồ đạc kẻo quên, cũng như nhớ trao lại chìa khóa phòng ngủ cho người quản lý Thượng Sĩ Mart. Rồi cả hai vị, thuyền trưởng và thuyền phó đứng tại cửa để chào tạm biệt khách khi rời khỏi chiến hạm.
Chúng tôi rời chiến hạm để xuống cảng Vlissingen lúc 11 giờ. Đã có một xe bus chờ sẵn ở bên dưới, xe bus này có nhiệm vụ đưa chúng tôi trở về lại Hải Cảng Quân Sự Den Helder, để từ đó lấy xe trở về nhà. Suốt ba giờ ngồi trên xe bus với khoảng đường dài 300 km, chúng tôi được chiến hạm phục vụ bữa ăn trưa ngay trên xe bus, bằng những túi giấy, ở trong có ba loại bánh mì khác nhau, một trái táo, một cục kẹo sôcôla và hai hộp nước uống nhỏ. Thật là chu đáo cho một cuộc du hành lý thú về đêm trên biển. Cám ơn thuỷ thủ đoàn và vị Hạm Trưởng chiến hạm Johan de Witt. Về đến căn cứ Quân Sự Hải Quân Den Helder là đúng 3 giờ chiều, sau đó chúng tôi lấy xe và trở về nhà.
Những điều trông thấy và niềm vui của 20 giờ trên Chiến Hạm Hr. Ms. Johan de Witt.
Dù mang thân phận lưu lạc vì phải xa quê, xa xứ sở , n hưng được sống dưới những chế dộ Dân Chủ, Tự Do , c ó một nền pháp trị minh bạch, mỗi người dân có bổn phận phải đóng thuế tuỳ theo lợi tức mình làm ra, nhà nước quản lý khá chặt chẽ tài sản quốc gia, nạn tham nhũng, nếu có cũng thật tối thiểu. Do đó quốc gia Hòa Lan được giầu và mạnh, tạo ra được những tài sản có giá trị về khoa học và kỹ thuật, về lâu về dài, mà không phải đi vay mượn, hoặc xin cầu viện của các quốc gia khác n hư đất nước Việt Nam ta hiện giờ. Vì do độc tài, độc đảng, nên tham ô hối lộ từ trên xuống dưới. Cả một guồng máy cai trị đều dối trá, xảo quyệt và ăn cắp của công, ăn cướp của tư, cho nên quốc gia nghèo và đói. Quan thì đi cầu viện, còn dân thì đi xin viện. Ước vọng về một ngày mai của Việt Nam là có Tự Do Dân Chủ, có một nền pháp trị minh mạch, tài sản của quốc gia được quản lý kỹ lưỡng như ở các quốc gia tiên tiến. Để dân tộc Việt có những động sản có tầm mức, có khoa học kỹ thuật về lâu về dài như Chiến Hạm Hr. Ms. Johan de Witt của cái xứ Hòa Lan nhỏ bé, nhỏ đến nỗi thật khó tìm và nhận ra tên, trên bản đồ thế giới này.
Niềm vui hơn nữa là trên chiến hạm hiện đại của Quốc Gia Hòa Lan, cũng có sự hiện diện của một thủy thủ trẻ gốc Việt, 28 tuổi, Đỗ Anh Vũ, là bác sĩ trưởng của chiến hạm, mà 25 năm trước cũng là một thuyền nhân tỵ nạn./
Bùi Văn Đỗ