Nguyễn Văn Trần
Thế kỷ XXI: Thế kỷ của nhân loại thái bình
Dân chủ và phát triển toàn cầu?
Chúng ta thử nhìn lại thế kỷ vừa qua để thấy thế kỷ ấy đã được kết thúc rất ngoạn mục. Ngày nay, có thể nói trên qui mô toàn thế giới, chúng ta hiện sống trong thời kỳ mà dân chủ đang trên đà tiến tới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tình hình xã hội ở khắp nơi đều nở rộ dân chủ giống như nhau. Ý muốn nói con người ở khắp nơi đều trân quí dân chủ như một ước mơ để áp dụng xây dựng chế độ chánh trị cho đất nước của mình.
Chúng ta thử kiểm điểm. Năm 1989, trật tự Yalta sụp đổ nhường chổ cho một trật tự mới với ngôi bá chủ của Hoa K ỳ.
Có nên lạc quan thế giới sẽ sống chung hòa bình sau khi bức tường Bá Linh không còn nữa?
Ngay trước mắt, chiến tranh lạnh chấm dứt đưa đến hiện tượng nhiều quốc gia mất phương hướng. Nền dân chủ thế giới bị chi phối bởi những ý thức hệ mới: thị trường tài chánh, phân lãi, hối xuất, chỉ số thống kê… không khỏi làm cho nhiều người tự hỏi: “Thế Kỷ XXI sẽ như thế nào?” Cộng đồng thế giới với 191 quốc gia dân chủ, vì có bầu cử, sẽ sống chung như thế nào? Sự phân phối quyền lợi và vai trò của họ như thế nào? Có điều chắc chắn là sẽ có một số quốc gia chi phối nhiều quốc gia khác do ảnh hưởng quyền lực mạnh, trong đó Hoa K ỳ là một cường quốc ngày nay chưa có đối thủ?
Thế kỷ XX được đánh dấu :
– Ngày 22 tháng 01 năm 1901, đế quốc Anh mở rộng bờ cõi trên 5 lục địa, từ Canada qua tận Úc Châu, để mặt trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ của Nữ Hoàng.
– Ngày 01 tháng 08 năm 1914, Đức tuyên chiến với Nga và mở màn Đệ Nhứt Thế Chiến.
– Ngày 06 tháng 11 năm 1917, Hồng Vệ Quân chiếm lâu đài mùa đông ở Petrograd mở đầu cách mạng Bôn-Sơ-Vít.
– Ngày 01 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông khai sanh Cộng Hòa Nhân Dân Trung Qu ốc.
Hai biến cố sau vô cùng trọng đại và thảm hại, đúng hơn, vì đã làm thay đổi nghiêm trọng đời sống loài người trong máu và nước mắt, giết hại cả trăm triệu nhân mạng thuộc thành phần dân chúng dưới sự cai trị của họ.
Trong trào lưu cách mạng đó, ở Việt Nam, ngày 19 tháng 08 năm 1945, toàn dân vùng dậy giành độc lập cho đất nước, nhưng sau đó bị Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam cướp đoạt chánh quyền làm thắng lợi riêng. Từ đó, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng góp thành tích với hai đảng đàn anh giết hơn 3 triệu nhân dân Việt Nam.
– Ngày 25 tháng 06 năm 1945 kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến với sự ra đời của Liên Hiệp Quốc.
– Về khoa học, ngày 21 tháng 07 năm 1969, Hoa K ỳ đưa nhà không gian Amstrong lên cung trăng, mở đầu ngôi vị bá chủ thế giới của Hoa K ỳ về khoa học kỹ thuật.
– Ngày 09 tháng 11 năm 1989, bức tường Bá Linh sụp đổ dẫn đến sự cáo chung khối Cộng sản, không để lại một giá trị khả dĩ ơn ích cho nhơn loại. Một sự sụp đổ sạch trơn cơ hồ như không hề có sau hơn 70 năm chế độ cộng sản trên mặt đất.
Thế kỷ của chúng ta đang sống đã thật sự kết thúc thế kỷ trước với những biến cố quan trọng trên đây.
Thế kỷ XXI đem lại hòa bình, phát triển hay ảo ảnh?
Phim “Cuốn theo chiều gió” và phim “Titanic” thu hút nhiều triệu khán giả. Cả những người đã xem qua hai phim ấy nhiều lần. Phim thành công phi thường vì đã đáp ứng được tâm trạng uẩn khúc của khán giả. Sau khi chiến tranh Nam - Bắc kết thúc, cái gì chờ đợi họ? Tương lai là những tảng băng ngầm trên đại dương chờ đợi mọi người?
Sự hân hoan, phấn khởi của mọi người là sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ sẽ dẫn đến lập tức thời đại hòa bình vĩnh viễn và phát triển kinh tế lâu dài đã tan biến. Từ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chứng kiến hàng chục cuộc chiến cục bộ, địa phương và không thiếu những cuộc chiến xung đột giữa quốc gia với quốc gia. Máu và nước mắt vẫn tiếp tục đổ.
Về mặt phát triển, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ phồn thịnh hay sẽ là thế kỷ mà sự chênh lệch xã hội, giữa giàu nghèo phát triển mạnh hơn nhiều nữa?
Ở thế kỷ qua, chỉ trong vòng hơn một thập niên, từ 1980 đến 1996, có hơn 10 quốc gia thành công phát triển kinh tế ngoạn mục và một phần lớn nhân loại sống tại đây có mức lợi tức tăng khá cao. Đồng thời, số còn lại là 100 quốc gia thì kinh tế đình trệ hoặc tụt hậu dẫn đến cảnh nghèo đói, cơ cực cho hơn 2 tỉ 6 người. Rồi cuộc khủng hoảng ở Á Châu làm cho các quốc gia vừa phát triển bị rơi vào tình trạng thảm hại kéo dài và ảnh hưởng dây chuyền khó tránh cho nhiều địa phương khác lúc bấy giờ.
Nhìn vào thế kỷ XXI, hiện còn hơn 1 tỉ 300 triệu người sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực. Con số này có xu hướng tăng dần với hơn 800 triệu người ngất ngư chờ chết. Hơn 1 tỉ người khỏi chết đói thì lại không được săn sóc sức khỏe, không được đi học qua khỏi trình độ sơ đẳng, và thiếu nước uống trong sạch. Về tiện nghi hiện đại, thì có đến 2 tỉ người chưa được sử dụng điện khí, 4,5 tỉ người chưa biết đến những phương tiện tân tiến của high-tech vốn là chìa khóa cho việc mở mang kiến thức nhân loại ngày nay. Trong đó chắc chắn có Việt nam xã hội chủ nghĩa ta (người dân chưa được trang bị; nhưng nếu may mắn có được, cũng bị Nhà cần quyền cộng sản cấm sử dụng hoặc cướp đoạt).
Nhân loại phát triển chỉ khi nào có công bình, có chia sẻ phải phải phân phân và có đoàn kết. Xã hội ngày nay, trước áp lực của thị trường tiền tệ, sẽ không còn giữ được trật tự cũ nhưng sẽ định hình như thế nào? Theo một qui ước mới nào?
Sự phát triển hiện tại với E-mail, Internet… sẽ tồn tại lâu dài chăng khi mà con người vì phát triển đã tận dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên? Cho nhu cầu tiêu thụ, con người ngày nay, nhất là con người ở Bắc bán cầu, đã tiếm đoạt quá nhiều quyền lực và phúc lợi của con người ở ngày mai.
Khi trái đất thu hẹp nhờ những tiến bộ của con người thì nhiều vấn đề phức tạp không còn bị giới hạn ở khuôn khổ quốc gia nữa. Tiền bạc, ô nhi ễ m, bệnh tật, tội ác có tổ chức đã vượt không gian trở thành những vấn đề chung của toàn nhân loại. Tất cả đều mang thông hành quốc tế hay chứng chỉ vô tổ quốc như giấy thông hành của người Việt Nam tỵ nạn trước đây.
Hội nghị Yalta năm 1945 (Staline, Roosevelt và Churchill) chia đôi thế giới với nhau, đến năm 1989 đã kết thúc. Thế mà ngày nay, chúng ta thấy các quốc gia vẫn thi đua nhau đầu tư vào chiến tranh thay vì đầu tư vào hòa bình nhân loại, đem lại cho mỗi người một mái nhà, nước uống và nhiều thiết bị cơ bản về vệ sinh mà chỉ tốn lối 100 Mỹ kim mỗi năm cho mỗi người. Mà chỉ có lối 1 tỉ 3 người đang trong tình trạng cần được thỏa mãn nhu cầu tối thiểu này!
Hoa Kỳ là một siêu cường vô địch?
Thế giới ngày nay đều cho rằng Hoa K ỳ là anh sen-đầm quốc tế. Hoa K ỳ đạt đến thượng đỉnh quyền lực trên chính trường quốc tế. Là siêu cường còn lại sau khi thế giới phân cực cáo chung, Hoa K ỳ từ đây sẽ tự do định đoạt số phận thế giới hoặc thay đổi bộ mặt thế giới mà không sợ bị có đối thủ gò bó, ngăn chận sự bành trướng của mình.
Nền văn hóa Mc World của B.R. Barber sẽ cho ta cái nhìn chi tiết về sự thống trị của Hoa K ỳ trên thế giới ngày nay. Trước đây, mặt trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ của Nữ Hoàng thì ngày nay, nơi nào có con người sống thì nơi đó có hộp coca-cola và có chiếc quần Jean. Sự hiện diện của nước Hoa K ỳ như một đế quốc mới. Đại để, những giá trị nền tảng của nền văn minh Hoa Kỳ là sự pha trộn tự do và bạo động, sự trội vượt của cá nhân trên tập thể, của khám phá mới trên truyền thống.
Về chánh trị đối ngoại, ở Hoa Th ịnh Đốn ít có người phản đối chánh sách của Hoa K ỳ, mà nhìn nhận đó là một “chánh sách đế quốc”. Mục tiêu của chánh sách đối ngoại mới là nhằm cùng với tác nhân khác chia sẻ chung những ý tưởng giống nhau, cải thiện sự vận hành của thị trường và củng cố sự tôn trọng những qui luật của thị trường. Thuận tình thì tốt, bằng không thì dùng biện pháp cưỡng bách .
Chủ thuyết chánh trị này của Hoa K ỳ được áp dụng để bước vào thế kỷ XXI và đuợc hiểu như đó là điều tự nhiên phải đến với nhân loại ngày nay: “ một nước Mỹ đế quốc kiểu mới xuất hiện”.
Tuy nhiên, những lý thuyết gia ở Hoa Th ịnh Đốn tránh chữ “ đế quốc ”. Họ cho rằng “ đế quốc ” chỉ có ở Âu Châu mà thôi bởi trước kia, chánh trị đế quốc Âu Châu có đặc tính “áp bức và tàn bạo”. Còn “đế quốc” của Hoa kỳ là tư thế lãnh đạo được thế giới thừa nhận qua “sự Mỹ hóa xã hội trong văn hóa và nếp sống hằng ngày” của loài người. Để thực hiện “mục tiêu xâm lược và thống trị mới” , Hoa K ỳ không bao giờ lấy quyết định đơn phương, mà sẽ dùng “mẫu chiến tranh vùng Vịnh” để tránh tốn kém và nguy hiểm. Ở Mỹ có Shérif và Cảnh sát. Shérif chỉ hành động ở trường hợp nhứt định để thuyết phục đối phương phải chấp nhận lẽ phải của mình. Và hành động cùng với một số đối tác Hình ảnh này rất rõ nét trong các phim Westerns của Mỹ. Sự kết thúc chiến tranh lạnh đã làm cho Hoa Th ịnh Đốn càng thêm tin tưởng ở chủ thuyết này vì “ chúng ta đã thắng và đối phương không chỉ thua, mà là giải thể”.
Người Hoa K ỳ nhìn thế kỷ XXI sẽ chắc chắn là “ thế kỷ Hoa Kỳ ” bởi đối với Hoa Kỳ, mục tiêu trung tâm của chánh trị đối ngoại là thời đại thông tin. Hoa K ỳ phải làm chủ được khối lượng thông tin trên toàn thế giới bằng cách kiểm soát những làn sóng như nước Anh xưa kia khống chế được mặt biển.
Nhưng, thật trớ trêu, trong lúc ấy, Hoa K ỳ lại bị liên tiếp những thất bại cũng trên chánh sách đối ngoại về chánh trị. Nhiều nơi chống Mỹ, bài Mỹ xuất hiện. Nếu Hollywood và Silicon Valley có thắng thì Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao thua!
Trên mặt cổ xúy nhân quyền và kinh tế thị trường, chỉ trong năm 1998, bản tổng kết cho thấy ảnh hưởng Hoa K ỳ giảm và ảnh hưởng chống Hoa K ỳ gia tăng và lan rộng. Cụ thể ở các quốc gia Hồi giáo, và cả ở Á Châu.
Qua vụ khủng hoảng tiền tệ ở Á Châu, Hoa K ỳ bị buộc tội trong chánh sách tự do trao đổi. Hồi tháng 11-1998, ở Kuala Lumpur, Phó Tổng Thống Al Gore dạy các nước trong khối Đông Nam Á bài học “tự do dân chủ”, ông liền bị phê bình là đã nặng lời với các nước nhỏ và nhu nhược với nước Tàu. Cách đối xử của Hoa K ỳ với Tàu còn làm tổn thương nghiêm trọng đến tình đồng minh lâu đời đối với Nhật, Đài Loan và mặt khác, làm tổn thương đến mối giao hảo với Ấn Độ.
Hoa K ỳ bước vào thế kỷ XXI với tư thế một siêu cường độc nhất nhưng chỉ được về mặt văn hóa là thế giới sống theo nếp sống “fast food-coca”. Còn về mặt chánh trị thì cả một phần lớn thế giới phản kháng, bài Mỹ tuy họ vẫn nhận tiền của Mỹ hoặc muốn được Mỹ giúp đỡ.
Thế kỷ XXI phải là một biến chuyển hướng về dân chủ toàn cầu.
Thế kỷ XXI sẽ vĩnh viễn chấm dứt những nỗi đau khổ, oan ức, máu và nước mắt chỉ khi nào đạo lý thắng được bạo ngược, dã man, và tinh thần chia xẻ, san sớt vượt trên bản tính cá nhân ích kỷ mù quáng. Một nhà thơ có nói “nơi nào có nguy hiểm là có cứu tinh”. Những vấn đề đã được nhận diện phải có giải pháp: chỉ còn thiếu một ý chí chánh trị để giải quyết.
Sự toàn cầu hóa ngày nay không thể chỉ có trên địa hạt thông tin, thị trường, mà phải đặt ơn ích trên một nền dân chủ tự do toàn cầu mà đối tượng phục vụ là giá trị con người trở thành ưu đẳng. Sau khi thế giới không còn phân cực, công lý phục hồi ngôi vị độc lập nhằm phục vụ con người, không còn là công cụ bảo vệ “chánh nghĩa quốc gia” hay sự “ổn định chánh trị” nữa. Cả thế giới biểu lộ sự đồng tình rằng bảo vệ nhân quyền và tranh đấu cho dân chủ ngày nay đã trở thành “chánh nghĩa cao cả của con người”.
Vụ tướng Pinochet, vụ Suharto, vụ Khmer Đỏ, vụ Fidel Castro bị thưa ra tòa về tội chống nhân loại biểu hiện rỏ một thứ luật toàn cầu, nghĩa là “tính chính thống của cơ chế chính trị - luật pháp xuyên quốc gia”. Bắt đầu là “bổn phận can thiệp nhân đạo” . Năm 1991, LHQ cho phép thành lập khu an toàn cho đám dân Kurdes ở trên lãnh thổ Irak. Sau hơn 45 năm tuân hành mù quáng chủ quyền quốc gia là trên hết, đây là nền tảng của quốc tế pháp trong thời gian qua, thì ngày nay sự tôn trọng những nguyên tắc đạo lý có tính cách phổ quát trở thành một nền luật pháp vượt ra khỏi khuôn khổ giảng đường các trường Đại học.
Pháp lý đã xét xử Pinochet, Fidel Castro, Khmer Đỏ, ngày mai này, sẽ xét xử những người lãnh đạo đảng cộng sản ở Việt Nam, trong các tội ác “long trời lở đất” như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Cải Cách Ruộng Đất, Thảm Sát Mậu Thân ở Huế 68, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Cải Tạo Tập Trung, Kinh Tế Mới, cướp đất nông dân… Trước tiên, đó là một đòi hỏi của luân lý vì những người này ở Hà Nội vi phạm tội chống nhân loại.
Khi quốc tế pháp trừng phạt tội chống nhân loại không vì những quyền lợi kinh tế, tài chánh, ngoại giao. Mà nhân danh những giá trị chung của nhân loại .
Khi luật pháp xét xử Pinochet, Khmer Đỏ, hay Hồ Chí Minh, Đỗ Mười, Lê Đ ức Anh, Lê Kh ả Phiêu, và những đảng viên khác của đảng Cộng sản Hà Nội, không phải luật pháp xét xử những người mang tội cộng sản hay độc tài, mà là xét xử những người phạm tội chống nhân loại . Phải xét xử vì những nạn nhân có quyền đòi hỏi thủ phạm của họ phải được xét xử công minh. Đối với cộng đồng thế giới, xét xử để chứng tỏ cộng đồng thế giới đã không ký kết và ban hành những bản văn về bảo vệ nhân quyền mà hoàn toàn vô nghĩa.
Xét xử tội chống nhân loại còn nói lên khả năng của công lý. Nhiều luật gia quan niệm ngày nay quốc tế pháp đã tạo nên một nguyên tắc công lý phổ quát mang tính toàn cầu.
Nhân loại “toàn cầu hóa” có nghĩa là mọi người sống chung, chia sẻ mỗi ngày ít nhiều tài nguyên và rủi ro của quả địa cầu đã bị thu hẹp. Muốn vậy, chúng ta hãy bắt đầu suy nghĩ, mơ ước và bảo vệ điều thân thiết đó.
Thật ra thì ai cũng muốn có nhiều cách khác nhau quan niệm và thực hiện thế kỷ của giá trị con người toàn cầu để thế giới sẽ trở thành một mái nhà của muôn họ, tài sản chung của mọi người, nhưng tất cả các phương cách ấy đều phải hướng về một thế giới chung duy nhứt. Một thế giới dân chủ!
Nguyễn văn Trần
(Paris, 22-12-2007)