Xương Lê


Năm Thánh, báo hiệu sự hợp nhất tôn giáo toàn cầu?

 

1 - Khái luận.

Để đọc bài này, xin được nêu lên vài vấn đề sau theo quan điểm cá nhân liên quan đến chủ đề được trình bày hôm nay.

Thứ nhất: từ ngữ Công Giáo được xử dụng tại nước ta thường gây ngộ nhận đối với một số người Việt ít quen với lịch sử tôn giáo nói chung, nên thường mặc nhiên coi Công Giáo đồng nghĩa với Quốc Giáo. Cách nhìn này xuất phát từ thời Pháp Thuộc khi quyền lực chính trị, kinh tế, tôn giáo do Pháp áp đặt lên nước ta. Lịch sử các mối quan hệ lâu dài giữa các nhánh theo Thiên Chúa Giáo khác hẳn với những gì mà người Việt Nam không theo Thiên Chúa Giáo suy nghĩ. Từ ngữ Công Giáo được các tu sỹ người Việt xử dụng như danh xưng chính thức để ám chỉ khối tín đồ tuân thủ các giáo điều do Tòa Thánh La Mã giải thích từ các lời truyền dạy trực tiếp từ Chúa Jesus, hoặc thông qua các Tông Đồ tiên khởi của Chúa, hoặc thông qua những vị được Giáo Hội nhìn nhận là Thánh đã đóng góp vào việc giải thích các tín điều của Chúa Jesus một cách chính đáng nhất.

Như thế, từ ngữ Công Giáo được các giáo hữu Việt Nam nói đến trước tiên và trên hết để phân biệt với hệ phái Anh Giáo hay Tin Lành Giáo nói chung. cũng như với Chính Thống Giáo Phương Đông hiện rất thịnh hành tại Nga, Hy Lạp và một vài vùng thuộc Nam Âu khác. Như vậy từ ngữ Công Giáo hoàn toàn không phải là quốc giáo như ta quen ngộ nhận. Để tránh các hiểu lầm như vậy, đúng ra ta nên gọi là Thiên Chúa Giáo La Mã, để phân biệt với Chính Thống Giáo hay Tin Lành nói chung; nhưng cũng đồng thời tránh những ngộ nhận nhiều khi vẫn cố tình viện dẫn do một ai đó cố tình không tìm hiểu vấn đề đến nơi đến chốn để xuyên tạc dễ gây hiểu lầm giữa nhân dân với nhau. Nhưng khi xử dụng từ ngữ Thiên Chúa Giáo thì tên gọi ấy tự nó đã bao gồm cả ba hệ phái cùng theo đạo do chúa Jesus đề ra như đã nêu trên.

Thứ hai: Tôn Giáo và Triết Học rất khác nhau đối với văn minh Phương Tây. Triết học thực sự ít được coi trọng nơi các Viện Đại Học Anh Mỹ, tiếc thay triết Tây lại là môn học mà những trí thức Việt Nam thường lại rất hay sính và coi là thước đo trí tuệ của các trí thức khoa bảng Việt Nam. Tại các Viện Đại Học Anh Mỹ, nghiên cứu về lịch sử Tôn Giáo học là môn học rất quan trọng đối với bất cứ những ai nghiên cứu về khoa học lịch sử cũng như chính trị học nói chung. Tôn giáo vốn là chủ đề tế nhị dễ gây va chạm, việc giải quyết vấn đề tôn giáo trên phạm vi thế giới là cả một tiến trình dài và đầy bất trắc.

Thứ ba: Ở Phương Đông thì Tôn Giáo với Triết Học tổng hòa làm một để trở thành Đạo. Đạo tuy ít gây mâu thuẫn trong nhân dân, đạo có thể tổng hòa mọi thứ khác biệt trong tổng thể duy nhất. Nhưng Đạo lại rất khó thúc đẩy xã hội tiến nhanh về phía trước được. Đạo thường có khuynh hướng biến thành tập quán xã hội cũng rất khó đổi thay và dễ đi đến chỗ mê hoặc dân chúng, xã hội Đông Phương tuy già nhưng chậm tiến là vậy. Một xã hội không chấp nhận tiến bộ trong khi con người vẫn sinh sôi nảy nở thì điều này tự nó cũng đủ báo hiệu ngày suy tàn vậy. Như vậy sự hiểu biết về Đạo cần được cách tân sao cho phù hợp với hướng đi của nhân loại nói chung.

Đạo học Phương Đông không hình thành Tông Quyền, trong khi tôn giáo phương Tây hình thành Tông Quyền một cách chặt chẽ. Nhiều người mạnh mẽ lên án việc này vì cho đó là đầu mối của chiến tranh do phương Tây gây ra cho thế giới. Nhưng cũng ít ai phủ nhận được rằng nhờ tính tông quyền đó mà phương Tây biết đặt nặng vấn đề tổ chức và nhân sự, biết và dám đấu tranh cho điều mà một ai đó cho là đúng để phủ nhận cái cũ. Họ tiến lên mau chóng, trong khi phương Đông trụ lại một chỗ.

Sự tách rời đạo hay tôn giáo ra khỏi chính trị được phương Tây chủ trương (hiện trở thành hướng đi toàn cầu) đã thúc đẩy xã hội phương Tây cải tiến xã hội một cách có hệ thống, để từng bước hình thành xã hội dân chủ, thị trường tự do dựa trên sáng kiến cá nhân. Xã hội hiện đại nay bao gồm giới chủ và giới thợ thuyền là hai thế lực tiêu biểu cho xã hội, luôn đấu tranh cho quyền lợi riêng của mỗi phía, nhưng cuối cùng vẫn phải đi đến sự dung hòa quyền lợi để cùng tồn tại. Tôn giáo tuy không biến mất, nhưng phải thay đổi để thích nghi với các tiến bộ khoa học tự nhiên cũng như xã hội. Từ đấy hình thành động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ không ngừng để dẫn đến chiều hướng hợp nhất nhân loại như ta đang chứng kiến hôm nay. Điều đó cho thấy, cả Đạo Học lẫn Tôn Giáo đều cần thay đổi cách nhìn nhận thế giới khách quan để đặt nền tảng cho thế giới tương lai.

Chính hướng đi đó, được lập căn trên sự tổng hòa văn minh Đông Tây, sẽ giúp cho con người vừa tiến vững trãi về phía trước vừa đủ khôn ngoan để gạt ra một bên các khác biệt giữa Đạo theo cách nhìn của Phương Đông với Tôn Giáo theo cách nhìn của Phương Tây.

Thứ tư: Bây giờ không phải lúc trách cứ lỗi lầm xưa dù xuất phát từ đông hay tây; do các lỗi lầm ấy mà loài người tiến bộ, hợp nhất nhân loại về một mối. Hợp nhất nhân loại là một tiến trình dài và là hướng đi tất yếu không thể đảo ngược được. Chiến tranh, đô hộ, đồng hóa không bao giờ tự nó giải quyết tối hậu các vấn nạn toàn cầu được. Vũ lực chỉ là phương tiện thuyết phục tối hậu để đặt căn bản cho sự hợp nhất để hình thành một cái mới mang tính tổng hòa. Tôn Giáo cũng không đi ra ngoài quy luật khách quan ấy được. Cốt tủy của tôn giáo là hoàn thiện con người với những suy tư mang nặng tính người dựa trên sự cổ vũ thiện căn nơi mỗi con người trong đà tiến của khoa học khách quan mà con người đạt được. Như thế, những gì mà thế giới ngày nay coi là lỗi thời lạc hậu cần mạnh dạn dẹp bỏ, để chỉ giữ lại những gì mà con người ngày nay chấp nhận như những chân lý vĩnh cửu là phục vụ con người. Mọi tôn giáo cũng không thể đi ra ngoài quy luật đó được.

Cứ nhìn những vấn đề mà trí thức một quốc gia đang tranh luận để biết tương lai của quốc gia đó trong 100 năm tới. Xem xét các vấn đề mà người Viêt hải ngoại cũng như quốc nội đang tranh luận cũng đủ cho thấy tương lai nước Việt trong thế kỷ 21 này không thể coi thường được.

Thứ năm: Cá nhân tôi là người theo Thiên Chúa Giáo nhưng thực ra hiểu biết rất ít về kinh sách của Đạo Chúa Jesus. Tôi sống trong cái nôi Phật Giáo, nên cũng có một số hiểu biết về Phật Giáo hoặc Đạo Học so với nhiều người khác theo Thiên Chúa Giáo. Dĩ nhiên một số tu sỹ Thiên Chúa Giáo cũng có nhiều vị khá am tường về Phật Pháp, nhưng dường như rất hiếm tăng sỹ Phật Giáo hiểu biết về Đạo Chúa Jesus chủ trương bình đẳng, bác ái. Nên nhiều người cứ nghĩ rẳng Công Giáo là tôn giáo xâm lăng, thực ra đó là hành vi của người lợi dụng Đạo Chúa. Xâm lăng xảy ra khi Phương Tây biết rằng họ mạnh hơn ta, họ văn minh hơn ta. Dù mức độ cộng thông có khác nhau, nhưng có lẽ nhiều vị cũng đồng ý rằng, một số tín điều trong Thiên Chúa Giáo cần được điều chỉnh lại sao cho hợp với thế giới toàn cầu hóa đương đại, sao cho phù hợp với các văn hóa khác nhau; việc này đòi hỏi thời gian lâu dài ở phía trước. Điều này cũng đúng với nhiều tôn giáo khác như Hồi Giáo hay Phật Giáo hoặc Ấn Giáo. Như thế bài viết này chủ yếu bàn về khía cạnh lịch sử dựa trên sự quan sát những gì đã và đang xảy ra ở nước ta và thế giới, chứ không phải khía cạnh tín lý đối với bất cứ tôn giáo nào. Đất nước ta nếu muốn xây dựng đến nơi đến chốn cần hình thành hẳn một quan niệm rất mới mẻ và hiện đại về thế giới, về tôn giáo, về văn minh mới được.

 

2.- Bối cảnh.

Trên chiều hướng đó để xem xét về Đại Hội Năm Thánh, kéo dài trong ba năm kể từ ngày 23-11-2009 đến năm 2012. Nhưng thực tế chính là khía cạnh liên quan đến tình hình chính trị của đất nước khi Hán Tộc đang dồn mọi nỗ lực xâm lăng mềm nước ta về mọi mặt. Nếu không hiểu thấu nguy cơ này, nhiều người sẽ dễ dàng nghĩ rằng: “Năm Thánh báo hiệu việc gia tăng ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo La Mã ở nước ta”. Chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng các hiểm họa hiện nay trực tiếp từ Hán, cùng với chiều hướng mà dân tộc ta cần dứt khoát chọn lựa hướng đi trong tương lai. Chọn lựa duy nhất bây giờ là: “cần dứt khoát Phương Tây hóa càng nhanh càng tốt, càng sâu rộng càng hay, nhưng vẫn cần giữ lại bản sắc dân tộc”. Quốc gia, chế độ chính trị có thể thay đổi, nhưng dân tộc vẫn là một.

Không thiếu người nghĩ rằng, cần đánh cả Mỹ, Tầu, Cộng sản Việt Nam trong nước, cũng như các Tổng Đàn Hội Kín chủ trương Toàn Cầu Hóa. Chỉ nghĩ như thế đã là viển vông thái quá rồi. Nương theo cái thế của thế giới đang đi là sự chọn lựa khôn ngoan nhất hiện nay. Nhưng ngay cả khi muốn làm được như vậy cũng phải có một cái thế nào đó tối thiểu mới được, để từ đó mới vận dụng được các thế khác có lợi chung cho ta phù hợp với chủ trương thế giới. Việc này Đảng Cộng sản chẳng thể làm được, chẳng cá nhân người Việt nào có thể làm được, như Tiến Sỹ Phan Đình Diệm đã trình bày trên trang Toàn Cầu Hóa: “chúng ta (Hội Kín) xây dựng cả hai phía để chúng lao vào chiến tranh thì mới lập trật tự thế giới mới được”. Sự hiểu biết về các kế hoạch toàn cầu được các Hội Kín Toàn Cầu thi hành sẽ giúp ta thấy được những việc cần làm vào mỗi thời điểm nhất định.

Như thế trước các Tổng Đàn thì Cộng sản dù nước nào cũng chỉ là công cụ thi hành một chương trình trong ngắn hoặc trung hạn mà thôi; trong một kế hoạch tổng thể kéo dài hàng trăm năm thì đúng lúc cần giải quyết thì họ giải quyết thôi. Chúng ta cần hiểu thấu đáo thực tế ấy, nếu không lại bị đá văng ra ngoài không thương tiếc bởi lịch sử vì sự dốt nát của ta. Trong toàn cảnh như vậy, quyền lực toàn cầu sẽ tiếp tục chọn hậu thân của Đảng Cộng sản để họ hỗ trợ vì nhóm này dù sao dễ bảo hơn và biết làm chính trị hơn so với các nhóm khác. Tình huống như vậy xảy ra sẽ là bất hạnh cho dân tộc, vì thời gian hiện nay đối với dân tộc Việt là rất cấp bách, khi các lân bang của ta nói chung được ổn định và xây dựng trong suốt mấy chục năm trước ta rồi.

Thế giới hôm nay đã quá khác biệt với thời kỳ cách nay hơn hai thế kỷ. Không một quốc gia nào trên thế giới này có độc lập toàn diện theo kiểu cũ để tự tung tự tác trong các chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình. Tất cả đều bị chi phối theo những cách khác nhau đối với tập quán quốc tế mà họ đã cam kết. Đừng bao giờ nghĩ rằng một quốc gia chậm tiến, phân hóa như nước ta có thể tự mình quyết định về tương lai của mình được mà không cần biết đến thế giới xung quanh ta. Mỗi quốc gia có một ngõ riêng để hành xử quyền của mình trong cái siêu xa lộ mà loài người đang đi. Chúng ta nhất thiết phải biết hội nhập vào siêu xa lộ toàn cầu đó cùng với loài người, nhưng cũng phải biết cái ngõ hẹp ấy để đi, để xây dựng lại nước nhà trong tương lai.

Những tồn tại của thế giới hiện tác động đến mối liên hệ giữa ta với các lân bang không phải là vấn đề mới lạ gì. Việc này do lịch sử hàng ngàn năm để lại quyện chặt với các mưu chước mà quyền lực toàn cầu đã giăng mắc trong gần thế kỷ qua đã làm cho dân ta nghi ngờ mọi thứ, nên không tin tưởng gì vào tương lai. Đấu tranh mà không biết đấu tranh cho cái gì và vì cái gì? không biết xác định ưu tiên trong sách lược, chẳng biết chọn đồng minh ngay cả khi vừa mới đây đồng minh mà ta tin cậy cũng chơi ta nhiều cú đắng cay cũng chỉ vì kế sách toàn diện lâu dài của họ mà họ không thể thông báo cho ta được.

 

3.- Chọn ai?

Giữa Tầu và Phương Tây ta chọn ai? đó là câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát. Không thể đu dây dựa trên ước tính rất hão huyền là: ta lấy thế nọ để kềm chế thế kia, hoặc tổng hợp đông - tây một cách phiếm diện được. Yếu tố “ĐÔNG” đã nằm sẵn trong con người ta rồi, đâu cần phải dung hòa với Tầu vốn là kẻ thù truyền thống của dân ta suốt mấy ngàn năm nay. Thiếu thốn chính yếu của ta chính là yếu tố “TÂY”. Rất cám ơn T/S Phan Đình Diệm đã cung cấp các sự hiểu biết khá sâu rộng về các Tổng Đàn Hội Kín (Bàn Tròn, Illuminati, Cựu Dòng Tên) là thế lực trong bóng tối đã giàn dựng mọi bến cố trên thế giới trong gần bốn thế kỷ đã qua. Các hiểu biết như vậy là rất quan trọng và rất đúng để ta không có gì để trách cứ người Mỹ về những gì họ đã làm ở nước ta trong thời gian qua nhân danh sự tồn tại của thế giới này.

Quá trình giải quyết vấn đề Tầu cũng như chủ nghĩa bành trướng Hồi Giáo là một tiến trình dài, sẽ trải qua nhiều bước khác nhau. Tiến trình tàn phá vẫn phải tiếp tục, nhưng tiến trình củng cố những gì đã xây dựng được vẫn phải coi là quan trọng. Chiến tranh sẽ xảy ra ở vùng nào cũng đã được định rồi, vùng nào cần chuẩn bị cho thời kỳ mới đang được tiến hành ráo riết. Việt Nam ta nằm trong tiến trình chuẩn bị cho thời kỳ mới, nhưng nét tế nhị chính là Việt Nam ta nằm ngay trên tuyến đường xâm lăng của Hán xuống Phương Nam nên mọi việc trở nên phức tạp hơn so với suy nghĩ của nhiều người. Việc này phải tính đến nhiều tình huống (Options) khác nhau. Đó là bối cảnh của Năm Thánh tại Việt Nam vậy.

Bất cứ cường quốc nào coi chiến tranh là phương tiện duy nhất nhằm đạt được mục tiêu tối hậu đều thất bại ê chề và dễ đi đến chỗ tự tan rã. Chiến tranh cận đại chỉ được dùng như biện pháp gây áp lực nhằm đạt được mục tiêu trung gian nào đó trong cả một tiến trình dài nhằm sắp xếp lại trật tự được các bên chấp nhận. Như thế, vũ lực chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc thuyết phục. Nhưng thế giới Toàn Cầu Hóa như hiện nay, các quốc gia nhỏ có thể mau chóng bị anh khổng lồ nuốt trửng dễ dàng do sức mạnh kinh tế cũng như kỹ thuật và thị trường của họ. Mọi truyện rất phù hợp với luật pháp quốc tế, nước khác không thể viện dẫn bất cứ công ước quốc tế nào để phản bác. Như vậy thế giới toàn cầu hóa đặt các nước nhỏ trong sự chọn lựa rốt ráo để tìm cách tồn tại ít ra là bản sắc dân tộc mình. Cũng cần lưu ý rằng: thế giới này không đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, quân sự không thôi, chính yếu còn vấn đề kinh tế nữa. Cho nên tiến trình giải quyết các vấn đề thế giới cùng một lúc đặt ra nhiều mục tiêu đối với mỗi vùng khác nhau. Vùng chín mùi để thay đổi, để xây dựng; vùng cần bị tàn phá để trên đống tro tàn ấy, mầm mới sẽ sinh trưởng để dặt căn bản cho tiến trình xây dựng lại thế giới trong tương lai; như những làn sóng văn minh được điều tiết từ một trung tâm duy nhất của cả nhân loại, cứ từng bước lan đến các vùng khác nhau của thế giới này. Việc này nói ra thì chẳng ai tin đâu, nhưng sự thực là vậy. Ta cần biết để thấy ngọn nguồn kế hoạch toàn cầu đang được khai triển trên thế giới này một cách thống nhất và quyết liệt, cũng như các kế hoạch liên hệ đến tài chánh, kỹ thuật, viện trợ, thị trường đối với từng quốc gia.

Theo cách nhìn đó những gì mà Bắc Kinh chủ trương mang tính phá hoại chứ không hề xây dựng, khi Bắc Kinh ỷ thế thị trường lớn của mình để gây áp lực với các công ty Đa Quốc đã làm ăn với Bắc Kinh thì không được làm ăn với nước khác trong vùng Đông Nam Á nhất là Việt Nam, vốn được coi là cửa ngõ xuống Đông Nam Á cũng như ra biển Đông đến Ấn Độ Dương. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của Bắc kinh đã lộ rõ ngay từ thời Tôn Văn trước cách mạng Tân Hợi, được Mao, Đặng thúc đẩy trong thời gian qua.

Đối diện với đà xâm lăng ấy thế giới làm gì? Nếu Hán muốn chiến tranh trên biển Đông hay trên đất liền ở Đông Dương hay Đông Nam Á thì Hoa Kỳ sẵn sàng đáp ứng. Đó là các tín hiệu mà Hoa Kỳ đã đưa ra cho Hán một cách cụ thể và minh bạch qua các phiên họp của APEC cũng như ASEAN cũng như các lời tuyên bố của nhiều giới chức quân sự Mỹ trong vùng. Hán tin ở kế hoạch tầm ăn dâu của mình nên thỉnh thoảng quấy rối trong vùng như cách gây áp lực với lân bang đặc biệt là Việt NamCộng sản để nhắn gửi đến Việt NamCộng sản là: “không được kết thân với Mỹ quá đáng”. Mỹ biết từ lâu các âm mưu của Hán. Nhưng Mỹ và Hán vẫn cần nhau trong việc giữ cho kinh tế thế giới ổn định tương đối khi Hán có thể cung cấp cho giới tiêu thụ Mỹ mọi loại hàng hóa với giá rẻ để dân Mỹ tiêu xài (3/4 Tổng sản lượng Quốc gia Mỹ do khu vực dịch vụ đem lại). Mặt khác Mỹ cũng còn bị kẹt vì các lời cam kết khi xưa (như R. Nixon với Mao năm 1972 chẳng hạn) Do thế, có những việc Mỹ làm được, nhưng có nhiều việc Mỹ phải nhường cho thế lực khác làm thì hay hơn.

Vùng duyên hải Á Châu Thái Bình Dương là nơi thế giới đã bỏ nhiều công sức xây dựng, từ Nam Triều Tiên xuống đến Indonesia, thế giới không muốn bị tàn phá vì chiến tranh. Hán chắc cũng nhìn thấy như vậy. Tàn phá thì dễ, xây dựng mới khó. Có những vùng tuy chưa xây dựng đến nơi đến chốn thì cần rốt ráo chuẩn bị về các mặt cho thời kỳ mới. Các chuẩn bị như vậy rất vi diệu, người ngoài cuộc hoặc ít am hiểu tình hình khó có thể thấy ngọn nguồn. Nói chung, các trở ngại do các thế lực quốc nội có thể gây ra trong tương lai cần được thẳng tay gạt bỏ; thực tế các thế lực như vậy đã bị gạt bỏ trong suốt trên 40 năm qua, nay vẫn tiếp tục theo chiều hướng chung như vậy để chuẩn bị cho giới lãnh đạo trong tương lai. Đó là vấn đề thuộc về quy luật của chính trị.

Khi thế giới không muốn xáo trộn trong vùng, rõ ràng là thế giới muốn nhìn thấy các thế lực chính trị quốc nội thực hiện chủ trương “Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc” như tín hiệu mà thế giới đã chuyển đến cho nhân loại theo Hiệp Định Ba Lê về Việt Nam năm 1973. Việc này, thực tế đang xảy ra ở nhiều nơi khác nhau, như tại Pakistan hình thành chính quyền Liên Hiệp giữa ba đảng chính trị chính yếu, Afghanistan thì Tổng Thống Hamid Kazai sẵn sàng nói truyện với Taliban... Tại Việt Nam, như lời T/S Phan Đình Diệm viết trong thư ngỏ mới đây đăng trên trang Toàn Cầu Hóa khi bàn về chuyến viếng thăm của Nguyễn Minh Triết đến Rome đã nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam hãy đối thoại với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trước khi đi Rome bệ kiến Đức Giáo Hoàng (điều này bao hàm ý là đối thoại với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam như tiền đề để đối thoại với cả dân tộc Việt). Thực tế thì Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang bị Bắc Kinh kềm chặt về mọi mặt, nên chẳng thể nói truyện giữa người Việt với nhau trên đất nước Việt được.

Cũng trên trang Toàn Cầu Hóa, T/S Diệm nêu ra một vấn đề rất quan trọng đối với tương lai của nước Việt người Việt là: các Tổng Đàn Hội Kín Thế Giới đã quyết định giao trả lại quyền độc lập tự quyết cho người Việt. Như thế mặc nhiên nhìn nhận rằng trong suốt thời gian dài đã qua, thực tế ta chẳng có độc lập gì cả. Vấn đề quan yếu là Bắc Kinh có chịu từ bỏ tham vọng của mình hay không? Như lịch sử đã để lại, Bắc Kinh chẳng bao giờ từ bỏ tham vọng của mình. Điều quan trọng hơn nữa là Cộng Đảng ở Hà Nội có nhận biết sự thay đổi cực kỳ quan trọng đối với quyết định của các Hội Kín thế giới hay không để hành động cho đúng hướng, để trao trả lại quyền điều hành đất nước cho nhân dân. Sau hết chính là nhân dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận chế độ Cộng sản, quyết liệt chống kẻ thù bắc phương sẽ hành động thế nào trong tình hình mới như hiện nay?

Trước các câu hỏi nêu trên, thiển nghĩ cũng nên tìm hiểu đôi điều liên quan đến các thế lực chính trị trong nước. Trong hoàn cảnh này thì chỉ trong nước mới quyết định được mà thôi, hải ngoại chỉ có cơ hội đóng góp sau này khi đất nước bước vào giai đoạn xây dựng.

 

4.- Thực tế của đất nước.

Các đảng chính trị cánh hữu Việt Nam thực tế đã bị tàn phá nặng nề trong hơn 60 năm qua, đã bị phân năm xẻ bảy, mọi nỗ lực nhằm cố thống nhất lại xem ra là vô vọng. Tầng lớp trí thức đã không được đào tạo đến nơi đến chốn do các biến động của tình hình, nên không thể thống nhất trong một hệ thống có tổ chức để có thể đứng lên gánh vác việc nước đến nơi đến chốn được. Đa số các trí thức đều đã dính líu vào tổ chức chính trị này nọ, thường bới ý đồ muốn xoay chuyển tổ chức ấy theo ý riêng của phe nhóm với hy vọng rằng sẽ nắm lấy quyền lực vào lúc nào đó khi ngọn gió đổi chiều. Đa số thiếu hẳn uy tín với nhân dân cũng như với quốc tế. Tình trạng sứ quân, cá nhân chủ nghĩa phổ biến đã làm giới trẻ cảm thấy thất vọng ê chề, giới trẻ hiện chẳng tin một ai, chẳng tin vào tiền đồ dân tộc, quay lưng lại với trách nhiệm với đất nước mặc cho con tạo xoay vần. Cũng chẳng thiếu tổ chức phong chức tước Tỉnh Trưởng, Bộ trưởng cho các thành viên tham gia cứ y như là họ sẽ nắm lấy quyền lực như lấy đồ trong túi.

Tôn giáo là chỗ dựa chính của dân tộc trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài như hiện nay, như đã từng diễn biến trong lịch sử lâu dài của dân tộc. Tiếc thay trong quá khứ và cả hiện tại quá nhiều người muốn lợi dụng tôn giáo để mưu cầu quyền lực chứ không phải nhằm phục vụ xứ sở. Họ không hề biết rằng, trong quá khứ các bậc tiền nhân ta hoàn toàn độc lập trong sách lược chống Tầu Bắc Phương, vì vào thời điểm ấy chưa có sự can thiệp của Phương Tây vào các vấn đề của Á Châu và cũng chẳng có Toàn Cầu Hóa như hiện nay. Khi Tầu xâm lăng ta ồ ạt bằng quân sự, ta dễ dàng đánh bại chúng trên lãnh thổ ta nhờ vào hệ thống thôn xã đã hình thành hàng ngàn năm như những pháo đài bất khả xâm nhập từ bên ngoài. Nhờ thế liên hoàn các pháo đài như vậy nên ta tồn tại được sau ngàn năm đô hộ giặc Tầu. Vả lại, Phật Giáo đâu xuất phát từ nước ta. Sức mạnh của ta nằm nơi Đạo Học, xin cứ xem các Vua nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên Mông ba hiệp làm cho nhà Nguyên kinh hồn bạt vía cũng đủ cho thấy tầm quan trọng của Trúc Lâm Thiền Viện trong việc hình thành sách lược đánh Nguyên Mông. Từ Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt hay Quang Trung đánh thắng Tầu cũng không đi ra ngoài quy luật ấy.

Quan sát hệ thống các chùa ở nước ta cho thấy rất rõ là Phật thờ phía trước, Thần thờ ở phía sau. Mọi sinh hoạt liên quan đến việc nước hay địa phương đều được bàn luận trong hậu điện. Nền tảng vững mạnh của xã hội ta trước thời Hậu Lê là Đạo Học nắm vai trò chủ đạo, chỉ đến đời Hậu Lê trở về sau – nhất là nhà Nguyễn – thì ảnh hưởng của Khổng Học mới gia tăng ở nước ta mà thôi. Như thế cũng đủ cho thấy Đạo Học Bách Việt chính là mối dây nối kết Tam Giáo lại nhằm phục vụ cho lợi ích của Quốc Gia, nhưng vai trò lãnh đạo vẫn chính là “Đạo”. Thật rõ ràng là tổ tiên ta đã biết du nhập cái hay của Phật Pháp vào sinh hoạt quốc gia nhưng ta không để mất bản sắc của mình, luôn nắm quyền chủ động lãnh đạo. Khổng Học chẳng thể coi là tôn giáo hay đạo được, đó là ngụy thuyết của Hán áp đặt lên dân ta. Việc du nhập Thiên Chúa Giáo La Mã vào nước ta cũng chẳng thể đi ra ngoài quy luật ấy được. Từ khi rời xa gốc đạo, ta bị sáo trộn triền miên, xã hội ngày càng suy đồi, không biết thích nghi với thế giới mới.

Danh Tướng Ngô Quyền, Thiền Sư Vạn Hạnh, Thái Sư Trần Thủ Độ chắc hẳn là những vị nắm rất vững môn học bí truyền của dân tộc nên mới tạo được những chiến thắng lẫy lừng thời Lý, Trần trong lịch sử nước ta được. Mật Tông và Phật Giáo tưởng là một, nhưng thực tế khác nhau trong cách ứng xử với khách quan, trong cách sống, trong cách tiến hóa cũng như ứng dụng tiến bộ vào đời sống. Đạo học mới là cốt lõi của dân tộc, mọi tôn giáo chỉ là vỏ bọc bề ngoài mà thôi. Vỏ bọc có thể thay đổi theo thời gian nhằm thích nghi với khách quan, nhưng cái lõi phải nắm vững chắc thì ta chẳng sợ thay đổi hay tiếp cận các khuynh hướng khác. Con người hay một thế lực xã hội dễ trở nên bảo thủ do sự sợ hãi mà ra, sợ hãi lại bắt nguồn từ trí tuệ đã không nắm được cái gốc của nhân loại cũng như dân tộc; nên không dám đổi thay, trở nên bảo thủ, trở thành cản trở đối với đà tiến chung của nhân loại, cuối cùng bị đào thải.

Lý tưởng mà các vị khai sáng ra các tôn giáo đề ra không đạt được qua các lời khấn cầu nơi thờ phượng, mà chỉ đạt được thông qua các nỗ lực của xã hội loài người nói chung. Con người phải trải qua biết bao mất mát mới hiểu được rằng: “muốn đạt được lẽ công chính, đời sống ấm no hạnh phúc, sự an bình trong tâm hồn thì con người phải đấu tranh với chính mình cũng như với khách quan để từng bước hoàn thiện xã hội loài người dựa trên các bước phát triển mà chính con người đạt được trong quá trình đấu tranh đó”. Như lời T/S Diệm đã ghi lại nơi trang Toàn Cầu Hóa “in gods we trust”. Gods ở đây không phải là Thượng Đế mà là “Trí Tuệ, là Huệ Nhãn”. Phải, ánh sáng khoa học mới hướng dẫn con người đi đến cõi phúc về cả hai mặt vật chất cũng như tinh thần. Phải tốn đến mấy ngàn năm thì một phần nhân loại mới thấy được cõi phúc đó khi nhân quyền, tự do, dân chủ, bình đẳng được tôn trọng và đề cao. Phần còn lại của nhân loại vẫn chưa có cơ hội tiếp cận các giá trị phổ quát đó; nên nhân loại vẫn cần tiếp tục đấu tranh cho phần còn lại của nhân loại ấy, bất chấp các cản trở do các nhóm bảo thủ trong các xã hội cổ ấy gây ra. Đó là những gì đang diễn biến trên thế giới trong suốt thế kỷ 20 đã qua.

Chiến tranh lan tràn trên cả nước trên 60 năm qua đã đẩy đất nước đến chỗ khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt. Mất mát lớn nhất là nền tảng Đạo Học đã bị làm hoen ố bởi các tham vọng chính trị của một nhóm tín đồ muốn mưu cầu quyền lực riêng tư. Thay vì tu trì nghiêm mật thì lại lấy mưu đồ chính trị làm chính để cố biến Phật Giáo thành Quốc Giáo. Toan tính như vậy là muốn trở lại với thời trung cổ bên Âu Châu, hoặc muốn hành động như Hồi Giáo. Như thế là hoàn toàn đi ngược lại với hướng đi chung của thế giới đương đại. Chủ trương này trở nên rất nguy hiểm đối với Phật Giáo ở nước ta khi quyền lực Toàn Cầu nắm quyền dàn dựng mọi biến cố lớn nhỏ tại Việt Nam kể từ trước ngày 19-8-45 đến giờ. Họ chỉ cần tương kế tựu kế biến những người chủ trương như vậy thành phương tiện thi hành đường lối ngắn hạn của họ mà thôi, những ai chủ trương như vậy dễ dàng trở thành công cụ cho tình báo quốc tế.

Toan tính như vậy hoàn toàn đi ngược với Phật Pháp với 8400 Pháp Môn không có Tông Quyền. Quan sát nghiêm túc chùa ở Miền Bắc trước năm 1954 cho thấy, cả vùng rộng lớn chỉ có một Sư Tổ là người đức cao đạo trọng được các vị sư khác cũng như dân trong vùng kính trọng, chẳng có Thượng Tọa, Đại Đức hay Tăng Thống. Trật tự xã hội ấy thật hay, chẳng bầu bán gì cả, chẳng quyền lực gì cả nhưng ai cũng phải kính trọng. Sư Tổ làng tôi cũng là toàn vùng đó chết khoảng năm 1950 khi chiến tranh lan rộng trong vùng, chẳng ngày nào tôi không đến chơi trong sân chùa, vì trường học sát bên. Có lẽ đó là vị Sư Tổ cuối cùng còn sót lại chăng? vì sau đó chỉ khoảng 10 năm, tại Miền Nam Tông Quyền Phật Giáo bắt đầu được hình thành. Những người chủ trương Tông Quyền đã đi ngược lại với truyền thống Phật Giáo, làm đảo lộn và suy đồi Phật Giáo rất nhiều trong thời gian hơn 40 năm qua tại nước ta (tại Miền Bắc Cộng sản phá chùa, hủy diệt tu sỹ các tôn giáo là điều ai cũng đã biết). Vấn đề là tại Miền Nam, chính những người tự nhận lãnh đạo Phật Giáo lại là những vị phá hoại Phật Giáo nghiêm trọng nhất. Nay ta chẳng thể tái tạo lại các Vị Sư Tổ đức cao đạo trọng như vậy nữa. Một nỗ lực như vậy phải tốn nhiều chục năm, thậm chí có thể cả một thế kỷ. Tôi vẫn hằng tin rằng, trong nhân dân vẫn còn hiện diện những vị Đức cao Đạo trọng như vậy.

Một bậc tu trì để lộ tham vọng muốn trở thành Quốc Sư, muốn biến Phật Giáo thành Quốc Giáo, trong điều kiện chiến tranh ba chiều trên đất nước ta thì tất yếu sẽ bị các thế lực tình báo quốc tế lợi dụng để biến thành công cụ chính trị. Tiến trình tự tàn phá như vậy bắt đầu từ lâu trước năm 1963, và vẫn còn tiếp tục đến hôm nay. (xin cứ xem các bài viết trên mạng thì đủ thấy). Tôi không phủ nhận sự kiện là sau năm 1960 Phật Giáo Việt Nam có xuất bản một số sách có giá trị liên quan đến Phật Giáo từ nguyên bản chữ Phạn. Nhưng tôi chưa hề thấy bất cứ tài liệu nào nghiên cứu đánh giá các hoạt động của Phật Giáo Việt Nam nhằm tìm một hướng đi đúng đắn cho Phật Giáo nước nhà nói chung. Đó là chưa kể đến có kẻ chẳng biết gì về Thiền mà dám tự nhận là Thiền Sư hoặc Vô Thượng Sư, điều đó cho thấy sự suy đồi của Phật Giáo nước ta nói chung. Tôi rất buồn về việc ấy.

Xin hãy lấy trường hợp Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sống lưu vong từ 1959 đến nay bên Ấn Độ, ngài đã đi thuyết giảng khắp nơi trên thế giới, đã gặp rất nhiều lãnh tụ các cường quốc chính trên thế giới, ngài là lãnh tụ tinh thần tối cao của chính phủ Tây Tạng Lưu Vong bên Ấn Độ, thế mà ngài cũng chưa thể khôi phục lại quyền tự trị tối thiểu cho Tây Tạng quê hương của Ngài. Bắc Kinh đang đẩy đà Hán Hóa trên quy mô lớn trong vùng này cũng như Tân Cương. Thực tế mà so sánh Phật Giáo hai xứ Tây Tạng và Việt Nam, ta sẽ thấy hai nước quá khác biệt nhau về mọi mặt, nhất là về mặt chiến lược đối với toàn vùng.

Giải quyết vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam không dễ như nhiều người mộng tưởng. Chỉ người Việt không thôi không thể giải quyết được khi Bắc Kinh ngày càng gia tăng nỗ lực xâm lăng mềm nước ta. Phật Giáo không thể giải quyết được vấn đề vì thực tế đã mất quyền lãnh đạo nhân dân trong điều kiện thế giới thay đổi toàn diện so với quá khứ của dân tộc. Chẳng tổ chức nào hay cá nhân người Việt nào đủ uy tín quốc tế, tầm cỡ như kiểu Ông Nelson Mandela của Nam Phi để nói truyện với chính quyền Apartheid cả. Vả lại Cộng sản Việt Nam không phải là Apartheid. Ông Mandela cũng được phương Tây dàn dựng để chờ cho tình hình chín mùi để Apartheid phải nhượng bộ mà thôi. Chúng ta cũng chẳng có một Lech Walecha của Ba Lan, mà nói cho cùng ra thì Walecha cũng là người được Mỹ phối hợp với Giáo Hoàng J. Paul II xây dựng để nói truyện với Đảng Cộng Sản Ba Lan, nhưng cũng phải chờ đến khi Ông Goorbachev lên cầm quyền thì việc ấy mới xảy ra được, để dẫn đến việc bức tường Bá Linh sụp đổ.

Cộng sản Việt Nam cũng có các toan tính của họ như họ sợ bị Mỹ lật lọng như đối với Việt Nam Cộng Hòa trước đây, họ cần một bảo đảm đủ sức mạnh để bảo đảm lối thoát an toàn cho họ khi ngọn gió đổi chiều, họ nhìn nhận các áp lực liên tục từ Tầu trong khi Mỹ cũng như Âu Châu xem ra vẫn đi hàng hai với Tầu cũng như với các lân bang của Tầu. Đó là bối cảnh chi phối các suy nghĩ hiện nay của Hà Nội. Chính đó là lý do khiến Hà Nội tìm cách tiếp cận Tòa Thánh La Mã để tìm một bảo đảm. Ai đứng sắp xếp các cuộc tiếp súc này thì tôi không biết cụ thể, chắc chắn qua rất nhiều đường dây khác nhau.

Tổ chức xã hội duy nhất còn lại là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Như mọi tôn giáo trong chế độ Cộng sản vô thần, tôn giáo là thuốc phiện nên phải là mục tiêu thanh toán đầu tiên để củng cố chế độ chuyên chính vô sản bất chấp sự tàn phá đối với đất nước. Trước đây, không thiếu Phật tử nghĩ rằng Giáo Hội Thiên Chúa Giáo đã được thực dân Pháp ưu đãi cho chiếm cứ nhiều đất đai để làm giầu. Nhưng xin lưu ý là thời Pháp thuộc của cải vào tay người Tầu nhiều hơn hẳn so với Giáo Hội Thiên Chúa Giáo; vấn đề là Giáo Hội Thiên Chúa Giáo biết bảo toàn và làm cho phong phú thêm khi mở rộng hệ thống giáo dục, nhất là tại Miền Nam sau năm 1954. Sự đóng góp ấy không nhỏ trong việc xây dựng đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam sau này. Khi Cộng sản chiếm Miền Nam thì mọi thứ bị cào bằng hết, bị tước đoạt hết, bị bỏ tù tối đa hàng giáo phẩm các tôn giáo chứ chẳng riêng gì Thiên Chúa Giáo. Nhưng rõ ràng là Giáo sỹ thuộc Thiên Chúa Giáo bị nặng hơn rất nhiều so với các tôn giáo khác.

Trong điều kiện như vậy tổ chức tôn giáo nào vững trãi hơn thì sức chịu đựng dẻo dai hơn và khả năng vực dậy mau hơn. Việc này còn tùy thuộc vào hậu thuẫn quốc tế nữa. Công Giáo Việt Nam có đủ hai yếu tố này, mặc dù tổng số giáo dân chỉ khoảng 8% dân số cả nước hiện lên trên 85 triệu người. Nhưng 8% dân số ấy có tổ chức kỷ luật được lãnh đạo chặt chẽ ở mọi cấp (không phải là không có Cộng sản gài vô đâu, nhưng Giáo Hội kiểm soát được tình hình), thời gian qua được coi là thời gian thử thách đức vâng lời của hàng giáo phẩm cũng như giáo dân, nhất là tại Miền Bắc vốn đã sống dưới gông cùm Cộng sản từ năm 1954 đến giờ. Tình hình quốc tế cũng như quốc nội đặt Đảng Cộng sản Việt Nam phải chọn người để nói truyện. Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam tất cũng hiểu rõ rằng, vấn đề không đơn giản chỉ là Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn liên hệ đến chủ trương xâm lăng của Tầu nữa, hai vấn đề ấy kết hợp để hình thành Năm Thánh tại Việt Nam kéo dài trong ba năm kể từ 23-11-2009 đến năm 2012.

 

5.- Thông điệp từ Năm Thánh.

Hẳn nhiên Giáo Hội Công Giáo La Mã, với lịch sử gần 1700 năm, tích lũy biết bao kinh nghiệm hiểu biết về thế giới cũng thấy rõ vị trí chiến lược của Việt Nam, biết rõ Việt Nam mới thực là cái nôi của văn minh Bách Việt còn sót lại và cũng là của Phương Đông nói chung. Giáo Hội cũng hiểu rằng Đông Dương chính là Linh Địa, cho nên cần thực hiện Hòa Hợp Tôn Giáo ngay trên đất địa này, nơi giao thoa giữa mọi tôn giáo trên trái đất này. Sự chọn lựa như vậy thật là uyên thâm. Các tôn giáo khác thực không có gì để e ngại về sự kiện này, vì đạo học của tổ tiên mới là gốc, tôn giáo nào thì rồi cũng về với Đạo làm người thôi. Hoàn cảnh của đất nước hiện nay đòi hỏi ta cần có một nỗ lực chủ yếu để nói truyện với Đảng Cộng sản (chỉ là một phần) cũng như nói truyện với thế giới về nhiều vấn đề của đất nước trong hiện tại cũng như tương lai. Sẽ chẳng bao giờ có một Đảng chính trị Thiên Chúa Giáo ở nước ta đâu, hàng giáo phẩm tự khắc biết: “chính trị vào tôn giáo thì xã hội loạn”. Thế giới cũng như Giáo Luật chẳng chấp nhận việc ấy.

Sự kiện Năm Thánh kéo dài ba năm là điều thật đáng để ta quan tâm. Nhưng nghi thức khai mạc Năm Thánh mới thực thâm sâu đáng để ta suy ngẫm.

Năm Thánh được khởi đầu tại Sở Kiện. Lễ nghi chính là nghi thức dâng hương vái lạy tổ tiên Vua Hùng với đầy đủ nghi thức cổ truyền trong xã hội ta cũ, áo mão cân đai đúng như tế lễ vua Hùng thuở nào. Lá cờ được kéo lên là cờ của dân tộc nhưng với thánh giá ở giữa, việc này cho thấy, Thiên Chúa Giáo Việt Nam luôn ở trong lòng dân tộc Việt Nam. Nghi thức tôn giáo với ba vị Hồng Y cùng với 40 Giám Mục, gần 4000 linh mục và khoảng 100.000 giáo dân đại diện cho khoảng gần 7 triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo là một biến cố trọng đại đối với lịch sử đất nước vào thời điểm này.

Câu hỏi là: “qua năm thánh, Giáo Hội ở La Mã cũng như ở Việt Nam muốn chuyển thông điệp gì đến cho thế giới?”. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề rất rõ là: “nhân dân sẵn sàng đối thoại ôn hòa với Đảng Cộng sản nhằm tìm một giải pháp tốt đẹp cho dân tộc, mọi phía đều có chỗ đứng trong lòng dân tộc”. Đối với Bắc Kinh, Giáo Hội muốn chuyển đến cho Bắc Kinh một tín hiệu rõ rệt “đất nước này có chủ quyền được minh thị bởi lịch sử cũng như Công Pháp Quốc tế, chúng tôi sẵn sàng đối thoại ôn hòa, nếu Bắc Kinh quyết xâm lăng, dân tộc này sẽ đánh trả quyết liệt”. Đối với thế giới, Giáo Hội La Mã chuyển đến một thông điệp cụ thể là “Hợp nhất tôn giáo là hướng đi của thế giới hiện nay, Giáo Hội tôn trọng mọi khác biệt về văn hóa, như đã được minh thị trình bày trong Vaticano II trước đây”.

Quan sát lịch sử nước nhà trong hơn 60 năm qua cho thấy, tình hình ngày càng tồi tệ hơn chứ không thấy bất cứ dấu hiệu tích cực nào. Quá nhiều người trở thành “hoài cổ” theo một cách nào đó, với tham vọng muốn khôi phục lại quyền lực theo tầm nhìn chủ quan của phe nhóm mà không hề hiểu rằng thế giới đã đổi thay quá nhiều. Họ không thể thích nghi được với tình thế mới khi các hội kín toàn cầu đã công khai nói thẳng là: hội kín đã, đang và vẫn tiếp tục xúc tiến kế hoạch toàn cầu hóa bất chấp các chống đối từ bất cứ phía nào. Các chủ trương cụ thể đã được Tiến Sỹ Phan Đình Diệm trình bày rất rõ trên trang Toàn Cầu Hóa như hướng đi trong tương lai của thế giới và cũng của nước Việt ta.

Chúng ta cần xử biến tòng quyền trong giai đoạn cực kỳ tế nhị này. Một nhóm người chẳng làm được gì cho dân tộc đâu, phải tổng hợp sức mạnh cả dân tộc mới hy vọng giải quyết được tình hình hiện nay để đặt nền móng cho tương lai. Chúng ta hiểu rằng làn sóng văn minh đang chuyển về phương Đông trong quá trình hợp nhất nhân loại. Các đợt sóng xâm lăng trước đây chỉ là các đợt sóng lót đường mà thôi. Đợt sóng kể từ ngày 23-11-2009 mới là đợt sóng đánh dấu khúc rẽ quan trọng. Thời kỳ mới của Việt Nam và lân bang bắt đầu từ đây chăng?

 

Xương Lê
12-06-2009

 


Cái Đình - 2010