Nguyễn Văn Trần


Cuộc vận động cho ngọn cờ Chính Thống Dân Chủ

 

1. Chính thống dân chủ

Nói một cách ngắn gọn thì chính thống dân chủ là việc quản lý đất nước phải do dân quyết định, và mục đích của công quyền là để phục vụ đời sống của người dân. Chính thống dân chủ thay thế cho chính thống quân chủ, trong đó, quyến lực cai trị nằm trong tay nhà vua và do mệnh trời trao phó. Chính thống dân chủ cũng bác bỏ mọi thứ “chính thống” tự phong do cá nhân hoặc một nhóm người tranh đoạt được chính quyền bằng bạo lực. Không có sự chấp thuận của người dân, không được đa số dân bầu ra một cách tự do và công bằng thì mọi hình thức tiếm đoạt công quyền đều là phi chính thống và bất hợp pháp. Vào đầu thiên niên kỷ thứ ba này, một chính quyền dùng bạo lực để chiếm quyền và bảo vệ quyền lực chính trị, đàn áp mọi tiếng nói đối lập, tước đoạt của dân chúng những quyền chính trị và dân sự căn bản nhất, là một chính quyền phi chính thống.

Để đưa dân tộc Việt cất cánh vào thời đại mới cần phất cao ngọn cờ Chính Thống Dân Chủ, tạo môi trường và điều kiện xã hội, văn hóa và chính trị để thiết lập chế độ dân chủ pháp trị, toàn dân và chân chính, chấm dứt vĩnh viễn chế độ độc tài dưới mọi hình thái.

2. Chính thống dân chủ tại Việt Nam

Từ thế kỷ trước, dân tộc Việt Nam đã biểu lộ và bắt đầu thực hiện nguyện vọng thay đổi cách phân công xã hội, từ phương thức nông-sĩ bước sang phương thức dân-chủ. Ý nghĩa chính trị và pháp lý của biến chuyển này là việc quản trị đất nước từ nay không còn dành riêng cho đẳng cấp sĩ phu như thủa xưa nữa mà là trách nhiêm chung - trên nguyên tắc - của toàn dân. Chính thống quân chủ (làm vua là do mệnh trời) phải chuyển sang chính thống dân chủ (lãnh đạo đât nước là do người dân quyết định). Nhưng ngoại xâm và nội chiến đã cản trở việc thực hiện thành công cuộc chuyển hóa này. Việt Nam đã bỏ lỡ hai cơ hội để xác lập nền c hính thống dân chủ chân chính và vững chắc, cả trên mặt chính quyền và trong sinh hoạt xã hội.

Lần thứ nhất vào năm 1946. Tháng 8 năm 1945, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, với bản Hiến pháp 1946, là cơ hội đầu tiên để nguời dân Việt Nam thiết lập một chính quyền hợp pháp, có tính chính thống dân chủ. Nhưng phe cộng sản đã mượn danh nghĩa kháng chiến giành độc lập để từng bước bóp chết bào thai dân chủ trước khi nó đủ điều kiện xuất hiện dưới dạng định chế dân chủ. Vì thế nền chính thống 1946 chỉ là một nền chính thống thực tế (de facto) và nó đã mất khi Đảng Cộng sản mượn danh nghĩa kháng chiến để bắt đầu tiến trình 34 năm từng bước xóa bỏ hẳn dân chủ, tiêu diệt phe quốc gia không cộng sản, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

Lần thứ hai chính thống dân chủ lại bi mất ở Việt Nam là vào giai đọan đầu thập niên 1960 . Sau khi Hiệp Định Genève 1954 được ký kết, Việt Nam Cộng Hòa ra đời ở miền Nam . Miền Nam vào thời điểm này có thể nói là điểm hẹn của các xu thế dân chủ. Nhân dân miền Nam trong một cuộc trưng cầu dân ý đã gần như đồng thanh lựa chọn thể chế dân chủ. Việt Nam Cộng Hòa ra đời năm 1956 có đầy đủ tính chính thống của một nước dân chủ. Tiếc thay vì tham vọng cá nhân và vì tình trạng chiến tranh, nền chính thống dân chủ non trẻ lại một lần nữa bị chết yểu.

Năm 1975, đảng cộng sản đã dùng bạo lực vũ trang ngang nhiên tự đưa mình lên địa vị chủ nhân ông trên toàn đất nước dưới ngọn cờ độc tài toàn trị. 31 năm đã trôi qua kể từ khi tiếng súng ngưng nổ trên cả nước mà đảng độc tài này vẫn còn tại chức. Nhờ ở nơi nó từ đầu (1945), cố tình đặt sai chính thống dân chủ rồi lập mưu sang đoạt dân chủ để tiếp tục cầm quyền toàn trị . Trong khi đó, phe chống đối, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, cũng đã không xây dựng và phát huy được chính thống dân chủ, mà đi vào con đường dân chủ chỉ trên danh nghĩa nhưng thiếu thực chất.

Từ đầu thập niên 1990, do nhu cầu tồn tại của chế độ chuyên chính vô sản trước sự tan vỡ của khối cộng sản quốc tế, đảng CSVN đã phải phục hồi trở lại nền kinh tế tư nhân, hội nhập nền kinh tế tư bản toàn cầu, nhưng vẫn chưa chấp nhận nền dân chủ pháp trị. Kết quả là tuy kinh tế có phát triển nhưng văn hóa và đạo đức suy thoái, chính quyền tham nhũng, và độc đoán. Nhân quyền và dân quyền bị chà đạp thô bạo. Người dân bị tước đoạt quyền quyết định vận mệnh quốc gia, và quyền chọn lựa người lãnh đạo đất nước. Chính thống dân chủ vẫn chưa được phục hồi.

Rất may là làn sóng toàn cầu hóa đang từng bước giải phóng cho dân chúng đồng thời đang dồn tập đoàn cầm quyền cộng sản vào chân tường. Đây là cơ hội cho các chinh đảng quốc gia cùng các hội đoàn tranh đấu nhân quyền và dân chủ ở hải ngoại tiêp tay với các chính đảng quốc gia và dân chủ ở trong nước mở cuộc phản công chính trị, chuyển hóa độc tài sang dân chủ. Và đây cũng là cơ hội để các chính đảng và tổ chức tranh đấu này gột rửa tâm lý trông chờ cường quốc, ý thức cho chính xác chức năng xã hội của mình, liên kết trên cơ sở chức năng này với dân chúng, hình thành lực lượng dân chủ có khả năng đánh bại độc tài. Đây là cơ hội cho những người Việt yêu nước phục hồi lại, trên danh nghĩa và trong thực tế, nền chính thống dân chủ đã sớm bị tước đoạt.

3. Vận động dân chủ là vận động cho chính thống dân chủ

Kinh nghiệm cho thấy trong quá khứ, người ta thường cho rằng tranh đấu dân chủ hóa Việt Nam là phải ưu tiên tranh đấu cho chế độ đa đảng. Dĩ nhiên không thể có được dân chủ nếu sinh hoạt chính trị của một nước hoàn toàn bị đặt dưới sự chi phối của một đảng độc quyền cai trị. Nhưng, một là, dân chủ không phải chỉ là đa đảng, và hai là, lấy quyền lực đảng làm mục tiêu đánh chiếm hàng đầu là tìm giải pháp ở trên ngọn và như vậy sau cùng đã dọn đường cho đảng tri, không phải cho dân chủ. Điều này hơn nửa thế kỷ cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam đã chứng minh. Bởi vậy, trong vận hội mới hiện nay, phải thay đổi thứ tự ưu tiên, lấy dân - thay vì đảng - làm mục tiêu chiến lược. Vận đông dân chủ hóa, trong thực chất, là giúp người dân lấy lại quyền chủ động đời sống riêng của mình và vận mệnh chung của đất nước. Chính thống dân chủ, trong thực chất, là người dân vừa là động lực vùa là cứu cánh của chính quyền và xã hội. Do đó mọi cuộc vận động văn hóa-xã hội và chính trị không thể thiếu người dân mà có chính nghĩa và chính thống được.

Hơn thế nữa, đem dân vào cuộc đối đầu với độc tài cũng là đi đúng hướng thời đại đồng thời thỏa mãn nhu cầu cơ bản của đất nước là thăng tiến người dân lên địa vi chủ thể của luật quốc nội cũng như luật quốc tế về nhân quyền, tạo điều kiện cho người dân đóng vai tác nhân của lịch sử. Lấy dân chính là để củng cố nền tảng chân thực và bền vững cho nền chính thống dân chủ. Lấy dân cũng là để xây dựng lại và củng cố sự thống nhất dân tộc trên nửa thế kỷ đã bị chủ trương đấu tranh giai cấp kịch liệt phá vỡ. Về điểm này, một bộ phận mới của dân tộc, trên ba triệu người, đã ra đời ở hải ngọai - một lãnh thổ mở rộng về mặt văn hóa và xã hội của một nước Việt Nam mới. Nhân xã Việt mới này là một tiềm lực đang góp sức về mọi mặt với chủ lực dân chủ ở trong nước để dương cao ngọn cờ dân chủ, xiết chặt vòng vây độc tài trong một cuộc thử sức thư hùng loại độc tài ra khỏi vũ đài chính trị Việt Nam .

Để bắt đầu cuộc vận động chính thống dân chủ cần phải đặt lại vấn đề chính thống dân chủ cho đúng chính nghĩa. Trước hết phải bác bỏ những luận điểm sai lầm vế chính thống của chính quyền cộng sản.

Cho tới nay Hà Nội một mực chủ trì rằng chính quyền cộng sản có tính chính thống đương nhiên , khỏi cần phải biện minh. Vì mấy lý do sau đây. Thứ nhất, Đảng cộng sản đã đánh thắng mấy đế quốc để giành độc lập cho đất nước. Thứ nhì, chính quyền cộng sản hiện nay là bước quá độ trong tiến trình đi lên xã hội chủ nghĩa do chủ nghĩa Mác-Lê-nin - chân lý tuyệt đối của thời đại, xu thế tiến bộ tất yếu của loài người - dự liệu và Đảng cộng sản Việt Nam đang thực hiện. Thứ ba, tuyệt đại đa số dân chúng đã chấp nhận quyền cai trị của Đảng cộng sản. Thứ tư, Đảng này đã cai trị bằng luật pháp để tạo dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những luận điểm này không có cơ sở để đứng vững.

Trước hết, cuộc chiến tranh thu hồi độc lập là công lao của toàn dân, Đảng cộng sản đã tiêu diệt tất cả những thành phần yêu nước không cộng sản để giành lấy cho riêng mình ngọn cờ độc lập. Hơn nữa, trong các nước dân chủ, rất nhiều nhà lãnh đạo tài giỏi, chiến thắng trong chiến tranh nhưng thất bại trong các cuộc bầu cử dân chủ. Đâu có phải hễ chiến thắng là đương nhiên được phép cầm quyền, nếu không được đa số dân tín nhiệm. Lập luận mượn chủ nghĩa Mác Lê-nin để biện minh cho tính chính thông đã bị bác bỏ bởi sự xụp đổ của chủ nghĩa này ngay tại trung tâm quyền lực quốc tế của nó. Bước sang địa hạt pháp lý, tất cả những chính quyền cộng sản nối tiếp nhau cai trị đất nước từ 1945 đến nay đều dựa vào bầu cử độc diễn và gian lận. Và để đương nhiên cầm quyền, đảng cộng sản đã dùng bạo lực khủng bố kìm kẹp dân chúng, áp đặt chế độ độc tài toàn trị. Chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa chí có một tính chính thống như tên gọi của nó: đó là chính thống độc tài cộng sản, đã hoàn toàn bị lthế giới và thời đại bác bỏ, cùng với các thứ chính thống fát xít và quân phiệt.

Không phải chỉ riêng những người cộng sản mới đặt sai vấn đề chính thống dân chủ. Những người thuộc hàng ngũ quốc gia - ở đây chỉ bàn riêng về người Việt ở hải ngọai - cũng cần phải xét lại quan điểm của mình về vấn đề này. Trong những năm trước đây, khi cuộc chiến tranh lạnh chưa hoàn toàn chấm dứt, đương nhiên những người tranh đấu cho dân chủ phải giữ vững lập trường chống cộng. Nhưng bây giờ, chiến tranh lạnh đã nhường bước cho toàn cầu hóa thì “chống” phải đi đôi với “xây” và “xây”, trên nguyên tắc, có thế quyết định hơn “chống”. Nói cách khác, trong hiện tình, chủ trương chống độc tài cộng sản để thay thế bằng các thứ dân chủ hạn chế - dân chủ quân nhân trị hay độc tài không cộng sản - không còn là giải pháp thích hợp nữa. Chỉ có con đường dân chủ thực sự, dân chủ trên nền tảng có sự tham gia của người dân, mới hy vọng chiến thắng độc tài cộng sản để đưa đất nước ra khỏi thảm trạng nghèo túng, chậm tiến, toàn trị mất nhân phẩm và ngày càng tụt hậu.

4. Chiều hướng vận động phục hồi chính thống dân chủ ở Việt Nam

Trước hết, để phục hồi được chính thống dân chủ, dân chủ phải được thực thi, bởi chính những người đang vận động cho dân chủ. Những bài học “ chính thống ” và “ không chính thống ” trong quá khứ ở Việt Nam đã mang lại cho người tranh đấu dân chủ hiện nay những kinh nghiệm vận động mới. Muốn có tính chính thống dân chủ trước hết phải chấm dứt được nạn dân chủ giả mạo, tức là nạn độc tài đội lốt dân chủ. Khác với những cuộc vận động trước, cuộc vận động chinh thống dân chủ hậu toàn trị phải nhằm đạt được bốn mục tiêu:

Một, chính thống dân chủ đòi hỏi dân chủ thực sự, ở đây và ngay bây giờ, không nhân nhượng và đình hoãn. Hai, dân chủ bây giờ là dân chủ gắn liền với “dân” chứ không phải với “đảng”, bất cứ là đảng nào. Dân vừa là đối tượng của dân chủ vừa là tác nhân tạo ra dân chủ. Ba, có được chính thống rồi còn phải tiếp tục chính thống hóa thường xuyên thì mới duy trì được tính chính thống đã có. Chính thống hóa có nghĩa là cách cai trị phải là sự thể hiện dân chủ, là thể chế hóa và cơ cấu hóa dân chủ. Bốn, vì toàn dân không thể trực tiếp đứng ra cai tri cho nên phải cử đại diện, do đó quyền tư do lựa chọn phải được tuyệt đối tôn trọng thông qua những cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu, tổ chức trong khuôn khổ tự do tranh cử. Quyền tự do tranh cử là quyền dân chủ cơ bản và để thực thi quyền này cần phải có một loạt những quyền tự do phụ trợ khác như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội, lập đảng, tự do đi lại v.v…nói tóm lại những nhân quyền, dân quyền đã được luật quốc tế về nhân quyền công nhận, liệt kê và bảo đảm.

Tính chính thống của một chế độ không những là tư tưởng trên bình diện khái niệm trừu tượng mà còn phải là định chế được thiết lập trong thực tiễn để đích thực có dân chủ.

*

Để vận động phục hồi chính thống dân chủ cần có những người thấy được nhu cầu, tự nguyện đứng ra tích cực cổ võ cho công cuộc này, những người đã từng thăng trầm theo đất nước, suốt dọc dài lịch sử dân tộc trong nửa thế kỷ qua, nay cùng nhau vận động cho ngọn cờ Chính Thống Dân Chủ với mục tiêu cụ thể là thiết lập chế độ dân chủ pháp trị tại Việt Nam. Cuộc vận động này nhằm tập họp mọi cá nhân quan tâm và muốn đóng góp vào việc xây dựng một nước Việt dân chủ và tiến bộ trong thế kỳ XXI, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, có tinh thần tự chủ dân tộc, không bị lệ thuộc vào bất kỳ một thế lực chinh trị quốc gia hay quốc tế nào. Cuộc vận động nhằm biểu hiện được ý nguyện của người dân và nó chỉ muốn phục vu quyền lợi của dân. Những người tham gia cuộc vận động không tự cho mình quyền đại diện cho chính thống dân chủ, không nại ra chính thống dân chủ này để đòi hỏi bất cứ một thẩm quyền chính trị nào. Họ hoạt động trong tinh thần bất vụ lợi, thiết lập quan hệ hỗ trợ với mọi cá nhân hay tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam .

Cuộc vận động CTDC sẽ không mang mầu sắc chính trị đảng phái vì thực chất của nó là văn hóa, nhắm chủ đích sát cánh cùng toàn dân xây dựng một nền văn hóa chính trị mới, với những đặc tính nhân bản, dân tộc, dân chủ, nhân loại. Tuy chỉ là một cuộc vận động văn hóa, cuộc vận động CTDC mang đầy ý nghĩa chính trị. Nó là một cuộc vận động văn hóa-chính trị. Nó cổ võ thiết lập nền văn hóa dân chủ và chế độ dân chủ pháp trị để thay thế văn hóa độc quyền, tinh thần đảng tranh và chế độ độc tài đảng trị, một cách ôn hòa, lấy tinh thần pháp trị điều giải các tranh chấp quyền lực bằng bạo lực. Trong chiều hướng này, nó mang ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp tranh đấu của cả dân tộc, trên hơn một thế kỷ, đã bắt đầu lựa chọn dân chủ như một thể thức phân công xã hội mới, phản ánh tiến bộ chung của nhân loại trên tiến trình thực hiện nhân phẩm và tự do cho mỗi con người, cho các dân tộc và cho cả loài người. Lịch sử đã đặt ra cho người Việt Nam thách đố dân chủ hóa từ nửa thế kỷ XX. Đầu thế kỷ XXI, người Việt Nam vẫn còn đối diện với thách đố ấy, nhưng trong bối cảnh nhân loại toàn cầu, có nhiều triển vọng vượt qua mọi trở lực để đi tới.

Chúng tôi đưa ra sáng kiến thực hiện cuộc vận động Chính Thống Dân Chủ để lập lại chính nghĩa quốc gia dân tộc, phục hưng lại niềm tự tin dân tộc trong thời đại mới, gắn liền độc lập dân tộc vào thời đại dân chủ, đem lại nền độc lập toàn diện cho dân tộc, cả trên kinh tế, văn hóa và chính trị, thoát khỏi mọi hình thức lệ thuộc vào mọi thế lực và ý thức hệ ngoại lai. Chúng tôi kêu gọi mọi người Việt yêu nước hãy cùng bắt tay nhau phục hồi chính thống dân chủ để mở đường cho dân tộc Việt bước vào thời đại phục hưng mới trong thiên niên kỷ thứ ba.

 

Nguyễn Văn Trần
Việt Nam Hải Ngoại, 1 Tết Đinh Hợi, 2007

 


Cái Đình - 2007