Nguyên Trầ̀n


Tưởng niệm 100 năm Ngày Chiến Sĩ Trận Vong (Remembrance Day 1/11/1918 - 1/11/2018)

Lest we forget – Chúng ta đừng bao giờ quên

.

Hằng năm, cứ đúng 11:00 giờ sáng ngày 11 tháng 11(At the 11th hour on the 11th day of the 11th month), một buổi lễ tưởng niệm các chiến sĩ trận vong được long trọng tổ chức tại các quốc gia đồng minh trong thế chiến thứ nhất 1914-1918 như: các nước trong khối Liên Hiệp Anh (Anh, Canada, Úc, Tân Tây Lan, South Africa, Bermuda…), Mỹ, Pháp, Hòa Lan, Bỉ…, lẽ dĩ nhiên là trừ Việt Cộng, Tàu Cộng, Nga Cộng và những quốc gia độc tài chuyên tàn sát giết người. Lý do là những chiến sĩ hy sinh vì lý tưởng tự do là kể thù của bọn chúng

Remembrance Day - Poppy worn on lapel

Vì tính cách thiêng liêng trang trọng nhân bản nên ngày này được quốc tế tuyên dương là ngày Remembrance Day (Ngày Tưởng Niệm) hoặc là ngày Poppy Day (Ngày Hoa Anh Túc), cũng còn có nhiều tên là Armistice Day (Ngày Đình Chiến) vì đúng 11:00 giờ sáng ngày 11 tháng 11 năm 1918, một hiệp ước đình chiến được ký kết trên toa xe lửa ở ngoại ô thành phố Compiège-Pháp giữa hai phe Đồng Minh và Trục chấm dứt thế chiến thứ nhất). Sau cùng ngày lễ nầy ở Mỹ cũng còn gọi là Veterans Day (Ngày Cựu Chiến Binh).

Ngày Remembrance Day bây giờ được cả thế giới tự do xem như là ngày nhớ ơn tất cả các chiến sĩ từ mọi chiến trường đã hy sinh cho lý tưởng tự do và hòa bình từ bất cứ không gian nào chứ không riêng gì thế chiến thứ nhất .

Nhưng dù cho tổ chức ở nơi đâu thì biểu tượng thiêng liêng cao quý cho ngày Remembrance vẫn là hình ảnh đóa hoa poppy (anh túc) màu đỏ thẫm mà nhiều người vẫn trang trọng đeo ở ngực trong dịp này.

Sở dĩ hoa poppy được gắn liền với ngày Remembrance, thậm chí còn được đặt tên là The Poppy Day vì một xuất xứ tuy đau buồn nhưng không kém phần thi vị. Câu chuyện bắt đầu trên các bãi chiến trường tại Pháp lúc bấy giờ là mùa của những cánh đồng hoa anh túc bạt ngàn nở rộ đỏ thẳm. Nếu năm 1948, cái chết thương tâm của người vợ trẻ đã làm nhà thơ Hữu Loan cảm đề “Màu tím hoa sim” mà trang trải niềm thương tiếc qua vần thơ bâng khuâng trữ tình:

Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đồi hoa sim, những đồi hoa sim
Màu tím hoa sim… tím cả chiều hoang biền biệt….

thì trước đó vào ngày xa xưa 3 tháng 4 năm 1915, trong một trận chiến kinh hoàng khốc liệt tại hạt Flanders (Belgium) gần biên giới Pháp, xác binh sĩ đồng minh nằm chất chồng lên trên cánh đồng đầy rẫy hoa poppy anh túc, máu người hòa lẫn màu đỏ thẳm của loài hoa tạo nên bức tranh tang tóc thê lương trước mắt Trung Tá Quân Y Sĩ John McCrae (sinh quán Guelp, Ontario, Canada), là một trong số 100.000 quân nhân Canada tham chiến. Trong phút giây cảm khái chạnh lòng, John vội vàng lấy một mảnh giấy vụn từ trong túi áo treillis ra rồi viết như sợ không kịp viết nên một bài thơ bất hủ đi vào lịch sử văn học vĩ đại của thế giới trước sự chứng kiến của binh nhì Cyrill Allison. Bài thơ mang tên: In Flanders Fields” mà khi Allison đọc xong anh không khỏi bàng hoàng xúc động và rơi lệ khi cảm nhận rằng cảnh vật chung quanh cánh đồng mênh mông hiu quạnh lúc bấy giờ thật sự nhuốm mùi tử khí đúng y hệt như những dòng thơ trác tuyệt diễn đạt qua tình thương nhân loại bao la của vị bác sĩ tài hoa. Tính ra từ lúc Trung Tá Thi Sĩ John McCrae phóng bút cho tới lúc hoàn tất bài thơ bất hủ lưu danh hậu thế thời gian không quá 8 phút, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu.

Khu tưởng niệm ngoại ô Luân Đôn (Mỗi thánh giá đều gắn một hoa poppy)

IN FLANDERS' FIELDS - JOHN ALEXANDER McCRAE

Lieutenant Colonel MD. John Alexander McCrae,
(November 30, 1872 – January 28, 1918)

In the trenches amongst the horrific wreckage of the Battle of Ypres in France, Lieutenant-Colonel John McCrae, dirty and hunched over, scribbled pensively on scrap paper to create the poem, In Flanders Fields on April 3, 1915. The day before, McCrae tragically witnessed the killing and burial of fellow Canadian

Nguyên văn bài thơ:

In Flanders’ Fields

In Flanders’ Fields the poppies blow
Between the crosses, row and row
That mark our place, and in the sky
The larks still bravely singing fly
Scarce heard amidst the guns below
We are the dead, short days ago
We lived, felt dawn, saw sunset glow
Loved and were loved, and now we lie in Flanders’ Fields
Take up our quarrel with the foe
To you from falling hands we throw
The torch-be yours to hold it high
If ye break faith with us who die
We shall not sleep though poppies grow in Flanders’Fields

Flanders April 3, 1915
John McCrae

Medical Military Lt. Colonel

Là con người có tâm hồn “thương vay khóc mướn”, tôi thấy rất xúc động với bài thơ này nên xin mạo muội phỏng dịch dưới đây:

Cánh đồng Flanders

Poppies nở rộ trên Flanders
Thánh giá chen nhau mọc hững hờ
Đánh dấu chỗ ta trên xứ lạ
Sơn ca vẫn hát điệu mong chờ
Tiếng chim cùng tiếng súng bay cao
Có mấy người nghe tại chiến hào
Chàng lính kiêu hùng vừa gục ngã
Ta người ở lại nuốt thương đau
Bình minh bừng dậy nắng hoàng hôn
Đang tuổi yêu nhau sống dập dồn
Một sớm Flanders người giã biệt
Tự do, ta đứng thẳng không sờn
Ánh đuốc trên tay bạn sáng ngời
Chiếu niềm tin rực rỡ muôn nơi
Một lòng chiến đấu theo đường bạn
Tiêu diệt giặc dù thân xác phơi

(Lời người ra đi)
Nếu mất niềm tin trong chúng tôi
Những người nằm xuống dạ bồi hồi
Dù Flanders nở hoa anh túc
Vẫn phải ngàn năm thức giấc thôi

Nguyên Trần

Bài thơ In Flanders’ Fields đã có vinh dự được chính phủ Canada chọn in vào tiền banknote $10. Trên ấn bản tiền giấy nầy, một mặt là hình của cố Thủ Tướng đầu tiên John McDonald còn mặt kia là 5 câu đầu của bài thơ vừa chữ Anh vừa chữ Pháp với tên tác giả John McCrae 1872-1918 bên cạnh những đóa poppy đỏ thẫm cùng hàng chữ N’ OUBLIONS JAMAIS LEST WE FORGET.

Một mặt của tiền giấy $ Can10 có in hình hoa anh túc và bài thơ In Flanders’ Fields của Trung Tá Quân Y John McCrae 

Cánh đồng hoa anh túc bạt ngàn ở Normandie

Từng câu thơ u buồn sâu sắc nhẹ nhàng nhưng đã lắng sâu vào lòng mọi người yêu chuộng tự do hòa bình nhân bản khắp nơi trên thế giới một cách thắm thía bùi ngùi và cùng nhau công nhận hoa poppy là biểu tượng ngày Remembrance Day. Tưởng cũng nên nói thêm là vị y sĩ tài hoa John McCrae đã vĩnh viễn ra đi vào ngày thứNăm28 tháng Giêng năm 1918 vì chứng bệnh sưng phổi và lao màn óc tại bệnh viên số 14 British Genareal Hospital thị trấn Wimereux, quận hạt Pas de Calais Pháp hưởng dương 4̀̀5 tuổi.  John ra đi để lại cho chiến hữu và người đời bao thương tiếc và hình ảnh CÁNH HOA POPPY TỰ DO CHO NHÂN LOẠI vô cùng thiêng liêng trìu mến. Đám tang John đã được tổ chức trọng thể với đầy đủ nghi thức danh dự tại nghĩa trang quốc gia Wimereux. Trong thời gian còn nằm bệnh viện, trước khi nhắm mắt, John đã đọc hai câu thơ cuối của bài thơ:

If ye break faith with us who die
We shall not sleep, though poppies grow in Flanders Fields

Phải rồi thiên tài nhân bản John McCrae ơi! Cho dù ngàn hoa anh túc nở rộ muôn hồng nghìn tía bên cánh đồng Flanders nhưng làm sao những người lính vừa nằm xuống có thể an giấc ngàn thu nếu những người ở lại đánh mất niềm tin trong công cuộc chiến đấu bảo vệ tự do công chính trên thế giới. Vậy riêng John cũng hãy yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng nhé! Vì Người không cô đơn, không bao giờ cô đơn trong ý nghĩ đầy ắp tình yêu tha nhân rạt rào.

Tùy theo từng quốc gia tổ chức, thời gian mặc niệm thường kéo dài từ

2 hay 3 phút nhưng mục đích chung là cùng để tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh vì lý tưởng tự do hòa bình cho nhân loại. Và lẽ dĩ nhiên trong buổi lễ tôn nghiêm cảm động này, mọi người tham dự đều mang một cành hoa poppy trước ngực mà mỗi bông hoa tiêu biểu cho một linh hồn nào đó đã nằm xuống tại một chiến trường hoàn toàn xa lạ vì sứ mạng thiêng liêng bảo vệ tư do dân chủ và hòa bình trên thế giới.

Nhân nhắc tới ngày Chiến Sĩ Trận Vong nơi xứ người mà chạnh lòng nhớ tới những người lính chiến Vị Quốc Vong Thân của QLVNCH. Đối với đa số người lính Đồng Minh đều được mồ yên mả đẹp và được quốc gia họ, đồng bào họ và cả thế giới nhân bản tự do tưởng niệm và vinh danh thường xuyên còn những tử sĩ bạc phần của chúng ta hôm nay thì ngay cả chính nơi an nghiỉ cuối cùng cũng bị cầy nát bởi bè lũ cai trị vô lương mất hết tính người khiến oan hồn họ phải vất vưởng lang thang. Và hơn thế nữa, các chiến hữu và đồng bào Việt Nam quốc gia của chúng ta cũng lâm cảnh vong gia thất thổ, phiêu bạt xứ người cho nên dù muốn thì những người Việt ly hương cũng chỉ biết khắc ghi nỗi tiếc nhớ trong lòng hay hơn thế nữa là có những phút mặc niệm lồng trong các buổi lễ của cộng đồng chứ ít khi có dịp tổ chức trang trọng riêng hẳn một lễ tưởng niệm cho xứng đáng với sự hy sinh lớn lao của họ.

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh nhân trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn

Chinh Phụ Ngâm – Đặng Trần Côn

Có thể nói Chinh Phụ Ngâm là tuyệt phẩm tôi thích thứ hai sau truyện Kiều.

.

Toronto 1/11/2018
Nguyên Trần
Tưởng niệm Ngày Chiến Sĩ Trận Vong thứ 100

Hoa Poppy (Anh Túc)


Cái Đình - 2018