Phạm đức Thân


 Thuyết Âm Mưu (Conspiracy Theory)

   

Thời hiện đại đầy rẫy những tin giả, sự thật nửa vời và âm mưu... với những liên kết, quan hệ bí mật chồng chéo. Nhờ internet chúng phổ cập trong đại chúng, không như trước đây chỉ có một số người biết. Mạng lưới thông tin như mớ bòng bong làm người ta nghi ngờ, lo âu, không chắc thật giả. Và thuyết âm mưu tràn lan. Có thể bảo đây là Thời Đại Thông Tin Sai Lệch, Thời Đại Thuyết Âm Mưu.

Thuyết âm mưu (conspiracy theory) ở đây không có nghĩa một hệ thống lý thuyết chặt chẽ như thuyết tương đối (Einstein), thuyết duy vật sử quan (Marx) mà chỉ có nghĩa là giải thích, đồn đãi về biến cố, sự kiện mà người ta nghi là có âm mưu đàng sau và muốn vạch trần sự thật bị che giấu. Đa số là về chính trị, đưa ra giải thích mới để bác bỏ giải thích chính thức của chính quyền. Thật ra danh từ “giả thuyết” (hypothesis) có vẻ chính xác hơn.

Một số người biết được thuyết âm mưu này không tin, cho là xạo, bỏ qua thì không thành vấn đề. Và động thái này dần dần tạo nên một kiểu nói trong ngôn ngữ bình thường: muốn bác bỏ ý kiến ai không cần tranh luận thì chỉ việc bảo: “Chỉ là thuyết âm mưu!”. Tuy nhiên một số người khác với não trạng duy âm mưu (conspiracism) tin thuyết này, hoặc bán tín bán nghi, hoặc không ý kiến nhưng cứ lập lại, phát tán tiếp thì vô hình trung cũng trở thành thuyết giả âm mưu (conspiracist hoặc conspiracy theorist), khác với người có dự phần trong âm mưu đề cập, gọi là kẻ âm mưu (conspirator). Triết gia, học giả nghiên cứu thuyết âm mưu, cố gắng giải thích, phân tích đặc điểm, xếp loại chúng thì được gọi là thuyết gia thuyết âm mưu (conspiracy theory theorist)

Có cả trăm thuyết âm mưu trên net, độc giả dễ dàng tham khảo trên mạng. Chỉ xin nêu 1 ví dụ ai cũng biết, đó là biến cố 911 (11 tháng 9/2001) làm sụp đổ tháp đôi WTC ở New York. Chính quyền Mỹ cho là khủng bố tự sát của nhóm Hồi Giáo al-Queda của bin-Laden. Nhưng có nhiều thuyết âm mưu nghi ngờ kết luận trên và đưa ra những giải thích trái ngược:

Toàn là giải thích, giả thuyết không thể kiểm chứng hoặc bác bỏ. Tin hay không tùy não trạng mỗi người.

Người duy âm mưu thường có vài đặc điểm dễ nhận biết. Mặt tâm lý, họ hoang tưởng, nghi ngờ, lo âu, sợ sệt... (conspiranoia là não trạng nghi ngờ quá đáng người khác, tin rằng họ đang âm mưu đề làm chuyện phi pháp, xấu ác...). Nhất là nhiều lần chính quyền đã nói dối. Ví dụ: VC bắn tầu Mỹ ở vịnh Bắc Bộ, vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) của Iraq. Đa số tâm thần lêch lạc, suy nghĩ bất hợp lý, kỳ quặc. Mặt xã hội, họ thuộc giới bình dân, lợi tức thấp, bị đối xử cách biệt, ác cảm với kẻ có quyền hành thế lực, địa vị. Mặt nhận thức, họ cả tin, thiếu sáng suốt, suy nghĩ viển vông, cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

Tuy nhiên vẫn có những trí thức, học giả, giới giầu sang quyền thế tin vào thuyết âm mưu. Để giải đáp, khoa học về bộ óc gần đây cho thấy chúng ta tùy thuộc vào tác dụng của hàng tỉ tế bào thần kinh (neuron) để có ý thức suy nghĩ và hành động. Nhưng cũng còn có tiềm thức (subconsciousness) quan trọng không kém mà ta không biết. Một số tế bào tai quái trong ngõ khuất của óc đã định hình cho tư duy và hành động. Thuyết âm mưu cho thấy cái bản ngã bí mật. Chúng đánh thức những thiên kiến, ngõ tắt và gõ vào những ước vọng, hãi sợ, thế giới quan thầm kín. Nghĩa là chúng ta bẩm sinh có não trạng nghi ngờ và dễ dàng trở thành thuyết gia âm mưu. Thuyết âm mưu rất hấp dẫn. Hễ tin 1 rồi là tiếp tục tin nữa. Thảo nào chúng phổ cập, tràn lan trên net.

Thiên hạ thường tự cho mình thông minh tài giỏi hơn người, có khi còn biết hơn cả chuyên gia, sẵn sàng đón nhận thuyết âm mưu, coi như là dịp để trổ tài đánh giá đúng sai. Lại hay dựa vào những kinh nghiệm khuôn mẫu tương tự trong quá khứ để kết luận nhanh gọn. Ví dụ: Chuyện ám sát hụt một lãnh tụ thì không quan tâm mấy. Nếu ông chết thì cho ngay là có âm mưu to lớn đen tối đằng sau. Định kiến cho rằng luôn luôn có âm mưu đằng sau biến cố nên cố gắng tìm kiếm động cơ ẩn giấu, đôi khi chỉ vô ích vì sự thật là tự nhiên đúng như vậy, không có âm mưu nào cả. Thành thử người duy âm mưu cần cảnh giác những thói tật dưới đây để tránh rơi vào thuyết âm mưu không đáng:

  1. Người ta ít khách quan, mà thường chỉ để ý đến cái gì hợp tin tưởng, định kiến của mình. Ghét chính quyền thường chỉ tìm chuyện gì vạch trần cái xấu của chính quyền, để xác định, củng cố định kiến.
  2. Nếu gặp chứng cứ nghịch với thuyết âm mưu mình tin thì cố tìm chứng cứ khác thuận lợi để bác bỏ.
  3. Thói quen chỉ nhớ cái gì đúng, hợp ý dù nhỏ nhặt, và quên cái gì sai, bất ưng dù lớn lao, khiến nhận thức có thể sai lạc. Xem phim Kennedy bị ám sát nhớ rõ đầu bật ra sau và về phía trái thì nghĩ ngay là xạ thủ đứng ở mô đất trồng cỏ nằm ở phía trước và bên phải của Kennedy. Trong khi thật ra vật bị bắn thường ngả về phía trúng đạn vì khi đạn chạm vào đích có ít sức cản mà khi đạn ra thì bung mạnh khiến mục tiêu bật ngược lại. Có nghĩa là xạ thủ bắn từ đàng sau Kennedy.
  4. Ba thói quen trên khiến khi tranh luận người ta thường vô tinh hoặc hữu ý gạt bỏ ra ngoài chứng cứ bất lợi. Ví dụ: Thật ra độ nóng của 2 máy bay cháy đủ làm sắt mềm yếu khiến tháp đôi WTC bị sụp đổ.

Người duy âm mưu thường có thế giới quan đặc điểm như sau:

  1. Không có gì xẩy ra tự nhiên, tình cờ mà phải có mục đích. Có thể đưa tới một thái cực là coi thế giới mọi thứ phải hợp lý sít sao, trong khi thực tế không như vậy.
  2. Thấy vậy mà không phải vậy. Bởi vì sự việc bình thường, trông tự nhiên, hợp lý chỉ là bình phong, mà đằng sau thường có những âm mưu đen tối.
  3. Mọi sự kiện đều không đơn lẻ, mà có những liên hệ, cấu kết, cần phải tìm hiểu vạch trần. Thành thử thường thấy một sự kiện có thể cho ra vài thuyết âm mưu liên hệ với nhau.
  4. Thế giới chỉ có 2 mặt đối nghịch: thiện tốt / ác xấu. Cái ác xấu đầy rẫy, nhan nhản, phải luôn luôn cảnh giác, không nên nhẹ dạ cả tin bề mặt của sự kiện. Thật ra thế giới không đơn giản như vậy.
  5. Kẻ âm mưu có khả năng quyền lực rất lớn, kiểm soát mọi sự, thực hiện thành công dự án. Trong khi thật ra con người có thể sai lầm khi hành động hoặc gặp trở ngại bất ngờ không thể dự liệu (shit happens).

Âm mưu là kế hoạch của một nhóm ít nhất 2 người (1 người thì không thể âm mưu, mà chỉ toan tính, dự mưu đơn độc) hoạt động bí mật để đạt mục tiêu nào đó (thường là xấu, tai hại, nên mới phải giữ bí mật). Nếu có bí mật tuyệt đối thì chẳng ai biết, vậy làm sao có thể bảo có âm mưu. Trên thực tế kết hợp bí mật và công khai trong lý lịch và hoạt động của nhóm cho thấy có 4 loại nhóm:

  1. Nhóm bí mật và hoạt động cũng bí mật, được coi như quyền lực rất lớn. Vô hình đối với công chúng và bị rất ít người phát hiện, cho nên thuyết âm mưu về họ ít và có tính cách chung chung, thiếu chi tiết rõ ràng. Ví dụ: Hội kín Illuminati bị chính quyền nghi ngờ nên trước đây tự giải tán, song vẫn sống bí mật tới ngày nay.
  2. Nhóm giấu lý lịch trước công chúng nhưng hoạt động công khai. Ví dụ: Những nhà từ thiện ẩn danh, có ảnh hưởng rất mạnh đối với tổ chức nhận tặng dữ. Nhóm này nằm ngoài thuyết âm mưu.
  3. Nhóm có 2 mặt. Mặt trước công khai vô hại nhưng mặt sau hoạt động mờ ám tác hại. Ví dụ: CIA, Hội Tam Điểm, Ủy Ban Ba Bên (Trilateral Commission). Nhóm này là nguồn phát khởi nhiều thuyết âm mưu.
  4. Nhóm hoặc hội đoàn, tổ chức công khai phát triển mạnh trong xã hội dân chủ. Ví dụ: Đảng chính trị, nhóm quyền lợi, nhóm tài trợ ứng cử (PAC, AIPAC), nhóm vận động (lobbyist) tại hành lang Quốc Hội. Nhóm Do Thái thường là mục tiêu của thuyết âm mưu, bị vạch trần chuyện hối lộ các dân biểu nghị sĩ để biểu quyết có lợi cho họ. Ngay cả tổng thống cũng bị nhóm Do Thái lung lạc.

Thuyết âm mưu cũng có thể phân loại theo tầm vóc âm mưu: liên quan trực tiếp 1 sự kiện đơn lẻ, giới hạn hay có tầm vóc lớn rộng tạo thành cả một thế giới quan của những người liên hệ:

  1. Âm mưu sự kiện: Liên hệ đến 1 sự kiện với mục tiêu giới hạn, nhưng có thể tạo ra nhiều thuyết (cùng chủ đề) Ví dụ: Vụ 9/11 cho ra rất nhiều thuyết âm mưu liên hệ.
  2. Âm mưu hệ thống: Liên quan đến mục tiêu lớn rộng, nhằm bảo đảm kiểm soát một vùng, một nước, có khi toàn thế giới. Nhưng hoạt động thường nhỏ hơn, liên quan đến tổ chức, cơ quan, định chế. Ví dụ: Vạch trần cái xấu của Hội Tam Điểm, Illuminati, Do Thái, Hồi giáo, Vatican, cộng sản, tư bản quốc tế.
  3. Siêu âm mưu: Âm mưu phân cấp theo tầng và cao nhất là quyền lực tối cao, hoạt động bí mật, cấu trúc phức tạp, liên hệ chồng chéo kiểm soát các âm mưu cấp thấp..

Thuyết âm mưu bao trùm nhiều lãnh vực tôn giáo, văn hóa, xã hội, nhất là chính trị. Đảng phái thường lợi dụng để tấn công đối phương. Ví dụ: Danh sách người bị Clinton thủ tiêu, tiệm Pizza Ấu dâm ở DC, QAnon... Nhiều thuyết cũng liên quan đến các người nổi tiếng. Ví dụ: Diana, Kissinger, E. Presley, M. Jackson, O.J. Simpson... Một loại thường gặp là thuyết âm mưu nghịch lại với giải thích của chính quyền, dựa vào dữ kiện bị cố ý bỏ sót hay sai lầm nhỏ nhặt để phản bác. Tóm lại chúng rất đa dạng, phức tạp, chưa một học giả nào nắm hết vấn đề. Lại nữa, không thể chứng minh chúng sai hay đúng, vì chứng cớ đưa ra mạnh đến mấy cũng bị bác là “Ôi dào! lại cũng chỉ là công cụ của thuyết âm mưu mà thôi!”. Chưa kể ai cũng có thể giỡn chơi, tùy tưởng tượng phát tán thuyết âm mưu trên net để người khác hùa theo, khiến mất ý nghĩa ban đầu là phải có ít nhất 2 người âm mưu và trong vòng bí mật.

Thành thử có thể bảo thuyết âm mưu là vấn đề không bao giờ có giải đáp, câu trả lời. Ngoài một số có tầm vóc quan trọng đáng kể, có nhiều thuyết chỉ được coi như đồn đãi, chuyện ngồi lê đôi mách. Độc giả có thể tìm xem trên mạng vô số thuyết lớn nhỏ để hiểu biết cũng như giải trí vì chúng rất hấp dẫn đáng đọc. Ví dụ: Trái đất là phẳng, chứ không phải hình cầu, Tắc kè ngoài hành tinh (Alien Lizards) đang làm chủ thế giới. Còn tin hay không tùy não trạng mỗi người, chứ khó có thể phán đoán theo lý luận.

Nhân cuộc chiến Trung Đông hiện tại, sau đây người viết xin trình bầy một thuyết âm mưu lâu đời và quan trọng, may ra có thể giúp hiểu tại sao một nước nhỏ bé như Israel lại có thể coi thường các nghị quyết của LHQ, cũng như lưu ý về diệt chủng của Tòa Án Quốc Tế, bất chấp lên án của hầu như toàn thế giới; tại sao Mỹ và Âu Tây phải cam chịu tai tiếng là đồng lõa diệt chủng khi hậu thuẫn cho Israel tiền bạc, kỹ thuật và quân sự. Chiến tranh Trung Đông phơi bầy nhiều bỉ ổi trước đây khuất lấp, vạch trần bộ mặt giả hình nhân đạo, nhân quyền.

Đó là quyển sách nhỏ Nghị Định Thư của Trưởng Lão Do Thái (Protocols of the Elders of Zion), một thuyết âm mưu bài Do Thái có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử.

Dân Do Thái trước khi lập quốc năm 1948 tại đất Palestine, hiện diện rải rác khắp các nước, nhưng sống trong khu tách biệt, với những đặc trưng tập tục, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo riêng. Họ coi trọng gia đình, giáo dục, thông minh, lanh lợi, nhiều tham vọng, thành công trong nhiều địa hạt nhất là tài chánh (chủ ngân hàng). Họ thường có tinh thần cấp tiến, nghịch với thói bảo thủ của đa số, cho nên bị nghi ngờ đứng đàng sau các xáo trộn xã hội, các cuộc cách mệnh lớn tại nhiều nước (cũng đúng thôi vì họ không có tổ quốc). Ghen tỵ, nghi ngờ, cộng với ác cảm vì Do Thái mang tội giết Jesus, đã phát triển tinh thần bài Do Thái có từ xưa và rộng khắp. Họ chịu nhiều bách hại mà đỉnh cao là giải pháp sau cùng (final solution) của Hitler, giết hại hàng triệu người Do Thái (số lượng là bao nhiêu và thật sự có thảm sát Holocaust không, vẫn còn là đề tài của thuyết âm mưu).

Lý lịch và lưu lạc của Nghị Định Thư thì rất dài và phức tạp, không thể bàn ở đây (muốn biết xin tra Google). Nghị Định Thư xuất hiện từ 1903 ở Nga và lưu lạc khắp thế giới, với nhiều dị bản khác nhau đôi chút, và đã qua tay nhiều nguyên thủ các nước. Sau nhiều tra cứu phức tạp, người ta đi tới kết luận cuối cùng vào đầu thập niên 1920s: đây là tài liệu giả mạo, không phải Do Thái viết. Nhưng ai viết không đáng kể. Quan trọng là nội dung rất phù hợp với tình hình thế giới mấy trăm năm qua. Chính Hitler cũng công nhận “Nhưng thực tiễn cung cấp thẩm định tốt nhất. Từ chỗ đứng của quyển sách, bất cứ ai khảo sát phát triển lịch sử của trăm năm qua đều thấy ngay tại sao báo chí Do Thái lại làm rùm beng như vậy. Vì rằng một khi sách được người của nước nào biết đến thì đe dọa của Do Thái coi như đã bị đánh bại”. Nghị Định Thư quan trọng và đúng với thực tế đến nỗi ngày nay nó vẫn còn được coi là sách giáo khoa của nhiều nước, nhất là khối Ả Rập. Vậy nội dung nó là sao mà ghê gớm thế!

Nghị Định Thư chỉ là sách nhỏ khoảng 90 trang (khác nhau chút ít tùy ấn bản), văn phong bình dân, luộm thuộm (có lẽ vì đạo văn, cắt xén) dễ đọc, dễ hiểu, nhưng chứa đựng cả một âm mưu vĩ đại có tính cách mạt thế. Âm mưu có từ lâu nay sắp thành tựu. Nó là biên bản của một họp kín của các Trưởng Lão Do Thái và bị lọt vào 1 gián điệp Nga đầu thế kỷ XX, cho nên nó chính là thú nhận của kẻ âm mưu chứ không phải ai vu cho họ.

Nghị Định Thư gồm 24 bài giảng ngắn Chánh Trưởng Lão truyền cho các đại biểu của 12 tộc Do Thái, một nghị sự khá chi tiết của kế hoạch ngự trị toàn thế giới. Theo đó dân ngoại (goyim – không phải dân Do Thái) ngu đần, dốt nát, không thông minh, sáng suốt, tự chủ như Do Thái, đã để người ta cai trị kiểu mù dẫn mù; cho nên phải cần một chính phủ mạnh, độc tài do Do Thái cầm đầu. Hãy luôn nhớ lẽ phải nằm ở sức mạnh, (sức mạnh là nhờ tiền của) và cứu cánh biện minh cho phương tiện.

Tiếp theo Nghị Định Thư cung cấp phương pháp phá hoại dân chủ, làm cho nó sớm sập tiệm. Phải gieo rắc bất hòa, thù ghét giữa các chủng tộc, giai cấp và dân tộc. Phải kiểm soát truyền thông, thao túng chính trị và phá hoại tôn giáo bằng thay thế với thuyết tiến hóa, chủ nghĩa duy vật. Nếu cần thì gieo rắc dịch bệnh, gây nạn đói, tạo suy thoái kinh tế, ám sát nguyên thủ quốc gia, gây chiến tranh vô nghĩa lý. Khủng bố dân chúng để họ phải sợ hãi phục tùng. Nắm vững ngân hàng, tài chính, kỹ thuật, đại học, giáo dục... để làm phương tiện khuynh đảo.

Phải khôn khéo giấu mặt, nấp đằng sau các hoạt động và khi dân ngoại nhận ra có thế lực ngầm thì lúc đó đã muộn, xã hội đã lỏng lẻo và Do Thái nhẩy ra nắm lấy cơ hộị chuyên chính độc tài. Công dân trung thành sẽ tự giám sát lẫn nhau. Ai chống đối sẽ bị tức thời trấn áp, thủ tiêu thẳng tay, không khoan nhượng.

Như vậy Nghị Định Thư giống như cương lĩnh của chính trị bá đạo, khiến ta nhớ đến tác phẩm Quân Vương (The Prince) của N. Machiavelli (1469 - 1527) bàn về mánh khóe dùng mọi thủ đoạn để đạt được quyền lực. Nghị Định Thư nói chung chung tổng quát, không chỉ chính xác tên tuổi, ngày tháng, vấn đề... cho nên dễ áp dụng đúng vào nhiều trường hợp, khiến nó thành công rộng khắp. Cách mạng Pháp, Nga; chiến tranh Thế Giới I và II; suy thoái toàn cầu 1929 đưa tới Đại Khủng Hoảng; chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, Afghanistan, Lebanon, Vùng Vịnh... tất cả đều có thể gán cho Do Thái can dự. Ngay chuyện nhỏ nhặt như lời thoại của phim ảnh, nốt blue não nuột của nhạc jazz, nhẩy nhót gợi dục của Nam Mỹ, phát kẹo cao su cho phụ nữ khiến họ dâm hơn, khuyến khích rượu chè đĩ điếm đều có thể là chủ đề của những thuyết âm mưu bài Do Thái.

Do Thái được giả định là dùng mọi công cụ để đạt mục tiêu, cho dù là tư bản, cộng sản, dân chủ, độc tài, bài Do Thái, phò Do Thái... thành thử hấp dẫn mọi tầng lớp giầu nghèo, tả hữu, Công giáo, Hồi giáo, Mỹ, Nhật.... Nghị Định Thư dùng ngay những chủ đề của bài Do Thái như: Do Thái luôn luôn âm mưu; Do Thái hiện diện khắp mọi nơi; Do Thái nấp sau mọi định chế; Do Thái hoạt động dưới một thế lực ngầm tối cao là các Trưởng Lão; Do Thái sắp đạt được mục tiêu. Qua đó Nghị Định Thư đã đầu độc cả thế giới và nó là nguồn phát triển nhiều thuyết âm mưu khác.

Tóm lại kết hợp Nghị Định Thư với các thuyết âm mưu khác như Illuminati, Hội Tam Điểm, Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) Cục Dự Trữ Liên Bang (FED), gia đình Rothschild, Rockfeller, Morgan, Trật Tự Thế Giới Mới (NWO), AIPAC, nhóm Bilderberg, Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại (CFR), Trực Thăng Đen (Black Helicopters), CIA, FBI, FEMA v.v... cũng như nhìn vào thực tiễn tình trạng hiện nay của thế giới, có thể khiến người ta tự hỏi: Phải chăng dân Do Thái giầu tiền của, lại có kỹ thuật cao, đã làm bá chủ thế giới, khống chế nhiều chính quyền, kiểm soát truyền thông cũng như các đại học, tác động các tổ chức quốc tế... cho nên mới xẩy ra hiện trạng Israel ngang nhiên công khai diệt chủng Palestine mà thế giới chỉ có phản ứng yếu ớt?

Đã hẳn, câu trả lời tùy não trạng mỗi người.

   

Phạm đức Thân

Xem toàn bộ cuốn sách "Nghị Định Thư của Trưởng Lão Do Thái" (Protocols of the Elders of Zion)

 

 

Direct link: https://caidinh.com/trangluu1/vanhoaxahoi/xahoi/thuyetammuu.html


Cái Đình - 2024