Phan Văn Song


Tỵ Nạn Khí hậu: Cái khủng hoảng đang hoành hành tại Việt Nam

 

Tuần qua nhận được bài nghiên cứu nầy của điện báo The Conversation France, bèn ráng dịch để chia sẻ cùng quý thân hữu. Việt Nam ta, và đồng bằng sông Cửu Long thiệt tình nay đã hết thời. Nạn nhà, Việt Cộng toàn trị đàn áp dân, bán nước, nô lệ Tàu, dâng đất, bán biến cho Hán tộc. Họa trời đất, khí hậu biến đổi, hạn hán, bão lụt, nước biển dâng, ruộng đồng nhiễm mặn, thất mùa. Một xứ mà trước đây, nổi tiếng là ruộng đồng thẳng cánh cò bay, sông nước cá lội nhởn nhơ, thế mà ngày nay, cư dân phải bỏ xứ ra đi. Xưa kia, đất nước của dân giang hồ thỏa tình cá nước, mà nay phải bỏ ra đi, lên thành để đêm ngủ chợ ngày gánh thuê, quả thật hết ý! Gái Đồng Tháp hiền hòa, tự nhiên, mộc mạc, đồng áng, chăn nuôi, mà nay phải lên thành phố, phấn son bán trôn nuôi miệng! Gái Ô Môn sắc nước nghiêng trời, trai cả xứ hẹn hò ngắm nghé, mà nay phải lột truồng, trình diễn, chưng hình, để ngoại nhơn lựa chọn đặng xuất ngoại lấy Tàu, lấy Nhựt lấy Hàn… để nuôi thân, nuôi gia đình, mẹ cha, anh em… khỏi mất mặt với hàng xóm, khỏi hổ thẹn với non sông với đất nước? Hay đem ngoại tệ về làm giàu cho Đảng? Còn đâu quê hương? Còn đâu đất nước? Ngàn năm văn hiến, ngàn năm đạo đức, yêu dấu của chúng ta?

Bài nầy là một bản nghiên cứu, cũng là tiếng chuông kêu gọi tất cả mọi người nếu tự nhận là người con đất Đại Việt! Từ người có trách nhiệm, đến giới trí thức, hay thường dân, tất cả đồng bào Việt Nam ta, trong ngoài nước hãy thức tỉnh. Hãy có cái nhìn trách nhiệm. Hãy kêu gọi, động viên tất cả các giới hữu trách, cùng nhau động viên sửa chữa căn nhà Đại Việt chung của chúng ta!

 Nhà đương quyền Cộng Sản chỉ có hai thái độ:

1/ Phải chỉnh đốn lại từ chánh sách chánh trị đến chương trình kinh tế hệ thông xã hội, cung cách quản trị điều hành, bảo tồn tài nguyên đất nước… để còn được một ngày mai tươi sáng cho đất nước Việt Nam. Đừng đổ thừa, đừng cắt nghĩa, tại bị, nếu mà… Phải hành động ngay bây giờ!

2/ Không làm được? Hãy cút đi, nhường chổ cho người khác… do người dân lựa chọn!

- Nếu nhà cầm quyền đương thời không làm được,
Hãy cút đi nhường chỗ cho người dân tự quyết!

Thật vậy, sau trên 40 năm cầm quyền đảng Cộng Sản không giải quyết được sự no ấm cho toàn người dân Việt Nam. Đặc biệt, miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long, luôn luôn ở trong tình trạng một đất nước bị chiếm đóng.

Chưa bao giờ mà miền Tây của đồng bằng sông Cửu Long phải có những cảnh bỏ xứ ra đi cả. Chưa lúc nào các thiếu nữ miền Tây phải bỏ cha bỏ mẹ tỵ nạn lên Sài gòn để làm những nghề buôn thúng bán mâm, dọn bàn, chạy việc, bia ôm, gái rượu hay “ô sin” cả. Kể cả thời chiến tranh, miền Tây Nam Việt vẫn là những nơi đất nước thanh bình.

***

Tỵ Nạn Khí Hậu: Một hiện tượng ở đồng bằng Sông Cửu Long Việt Nam:

Đồng bằng Sông Cửu Long là một vùng phì nhiêu nhứt của Việt Nam, về diện nông nghiệp và có một vai trò kinh tế quốc tế rất quan trọng do xuất cảng gạo, tôm và trái cây. Ngày nay, 18 triệu cư dân nầy của cái đồng bằng nầy, của cái vùng trũng nầy của các cửa sông Cửu Long (delta de basse altitude) những (dễ biến thành) nạn nhơn của mọi thay đổi khí hậu. Từ mười năm nay, đã có khoảng 1 triệu 700 ngàn người dân – đã phải ra đi, tản cư khỏi các vùng đất nầy, đổi lại chỉ 700 ngàn người đến cư ngụ, lập nghiệp.

Một gia đình đang “tìm cá” tại Sóc Trăng. Năm 2016 là năm Việt Nam gặp phải một cuộc hạn hán kinh khủng.

Trên bình diện thế giới, phong trào di dân, tản cư về các thành phố vẫn giữ một tỷ lệ cao: mỗi năm, có 1 người trên 200 bỏ nông thôn về thành phố. Do đó, khó có thể phân tách đặt rõ những lý do tại sao có cuộc tản cư như vậy. Cái khó là làm sao tìm đúng cá nhơn ấy để hỏi lý do, vì mỗi trường hợp đều duy nhứt, cá biệt, không ai giống ai cả. Do những lẽ đó, thử hỏi có lý do nào khác ngoài lý do khí hậu chăng?

Năm 2013, chúng tôi (Chapman) đi viếng xã An Thạnh Đông, tỉnh Sóc Trăng, với mục đích tìm những dữ kiện về sức sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi rất nhanh chóng nhìn nhận ngay rằng không một nhà nông nào khai báo công sức sản xuất cả. Xã đã mất trắng toàn bộ sản xuất mía đường do thủy triều dâng cao đã đem nước mặn ngược vào ngập đồng.

Đồng bằng Sông Cửu Long - Le delta du Mékong. Alex Chapman

Những ai không có một nền kinh tế khác để phụ cuộc sống, “thủ cẳng” đều trắng tay, mất trắng, sống trong nghèo đói! Trong các tuần lễ tiếp theo (cuộc đi thăm nghiên cứu nầy), hằng trăm nhà tiểu nông, phần đông đã từng sanh sống bằng nghề nông cha truyền con nối mấy đời trên bãi phù sa nầy nói thẳng với chúng tôi, rằng tình hình nông nghiệp đồng bằng Sông Cửu Long đang biến dạng, và cuộc sống của họ đang thời xuống dốc, khó khăn dồn dập.

Hai năm 2015 - 2016, đồng bằng Sông Cửu Long phải đối mặt với một hạn hán nặng nhứt của thế kỷ nầy. Nước mặn tràn ngập, lên 80 cây số ngược về thượng nguồn, và ngập mặn 160.000 mẫu đất nông nghiệp. Kiên Giang với 1,7 triệu dân là tỉnh bị nạn nặng nhứt. Do đó tỷ lệ dân tản cư bổng nhiên tăng mạnh: 1 trên 100 người.

Cuộc khủng hoảng nầy được các chuyên viên đại học gia (universitaires) người việt tham khảo và viết lên, nhưng hoàn toàn chìm vào quên lãng, mặc dù đây là một văn kiện quan trọng đáng giá. Bản nghiên cứu do các nghiên cứu sanh, Lê Thi Kim Oanh và Trương Lê Minh, thuộc viện Đại Học Văn Lang, nhận định rằng sự thay đổi khí hậu là nguyên nhơn chánh của cuộc di dân, của 14,5% những người bỏ xứ ra đi.  

Nếu bản nghiên cứu nầy đặt đúng vấn đề, thì có 24 ngàn người hằng năm bỏ xứ ra đi là do sự thay đổi của khí hậu. Chúng ta cũng chớ quên rằng, bỏ xứ ra đi, nguyên nhơn đầu tiên là tiền đâu, do nghèo đói, không kiếm ăn đi, ra đi là vì kinh tế. Biết rằng những liên hệ tương quan giữa thay đổi khí hậu và sự nghèo đói chỉ có tăng và rất phức tạp, và con số 14,5% nêu trên e rằng không đủ phản ánh sự thật, sợ còn nhiều hơn.

Hãy còn nhiều dữ kiện liên quan đến sự thay đổi khí hậu trong cái hiện tượng bỏ xứ ra đi của nông dân vùng đồng bằng sông Cửu. Rất nhiều căn nhà bị chìm hẳn dưới nước, do đất bồi sụt lở, kết quả của sự sói mòn các cửa sông, và ven biển, trong phần Đông Nam của đồng bằng sông Cửu. Có nhiều nơi cả 100 thước bờ biển bị sạt lở mất hẳn. Hằng trăm ngàn gia đình đang bị nước mặn tràn ngập, do thủy triều dâng. Do đó, một vài gia đình chuyển ngành nông nghiệp qua nuôi thủy sản hợp với nước mặn hơn. Và càng khó khăn hơn, là nhịp độ hạn hán lại xảy ra thường hơn, một hiện tượng có thể do biến đổi khí hậu, hay do những đập thủy điện càng ngày càng nhiều trên thượng nguồn Sông MêKông Cửu Long của chúng ta?

Những chánh phủ, và những cơ quan địa phương của những quốc gia trên đường phát triển (nếu không nói là chậm tiến) đã có những bản nghiên cứu, những đề nghị, những chương trình, kể cả những biện pháp để đối mặt với tình trạng thay đổi khí hậu.

Bản nghiên cứu cuối cùng của chúng tôi đề nghị cả cách ứng dụng cho tùy trường hợp. Chúng tôi quan tâm đến một nhóm người bắt buộc phải tản cư, ứng dụng trong chương trình nghiên cứu thực dụng ấy.

Ngày nay, đã có hàng ngàn cây số đê điều, có khi cao cả 4 thước, chạy dài khắp vùng. Nhưng nếu các đê điều ấy có công dụng thoạt đầu là để che chở người và công trình nông nghiệp khỏi bị ngập lụt, thì những công cụ ấy ít nhiều cũng làm thay đổi hệ thống môi sanh (écosystème). Những nhà nông nghèo và những nhà nông không có ruộng đất, từ nay, phải khó khăn cực nhọc lắm để đi “tìm, bắt cá” để sanh sống (để ăn và bán). Những con đê ấy đã chận tất cả những sanh vật lẫn những chất phù sa tươi tốt chuyên chở bởi nước lớn đến vào tận các thửa ruộng.

 

Mùa Gặt. Phuong D. Nguyen/Shutterstock

Những dữ kiện nói trên cho chúng ta hiểu rằng sự thay đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hướng di dân về kinh tế. Qua cuộc nghiên cứu về di dân tại đồng bằng sông Cửu Long nầy, chúng tôi nhận rõ rằng những khủng hoảng do khí hậu – lũ lụt, mưa bão, đất sụp, đất lở, sói mòn – đều là những lý do tạo khó khăn cho cuộc sống kinh tế của người dân, sống theo thiên nhiên.

Do đó bắt buộc phải di cư thôi!

Từ trước đến nay, cách nhìn tổng quát dựa theo phát triển kinh tế, thường không thuận lợi cho dân nghèo – chỉ chú trọng đến những ai có một con số sản xuất tương đối.

Một con số điển hình: con số người thiếu ăn (ăn thiếu đúng hơn – personnes sous alimentées) trên quả địa cầu chúng ta năm 2016 đã có thêm 38 triệu người, trong lúc con số của Tổng Sản Lượng thế giới đã vươn thêm 2,4%. Đó là do nạn thay đổi khí hậu.

Để kết luận:

Những con số nầy phải được chúng ta giữ mãi trong đầu chúng ta, vì đây là lúc chúng ta phải cần có một biên pháp cân bằng (équitable) và bền vững (durable) để đối mặt khủng hoảng thay đổi khí hậu, nếu, không chỉ .phải đi tìm những biện pháp để trả lời với cái khủng hoảng di dân của ngày nay!

Hồi Nhơn Sơn, những ngày đầu năm 2018
Phan Văn Song

Nguyên tác: Réfugiés climatiques: cette crise qui couve au Vietnam – Alex Chapman & Van Pham Dang Tri
The conversation France, 16.01.2018

_________________________

Alex Chapman, Nghiên cứu sinh tại Human Geography, University of Southampton, Anh Quốc.

Van Pham Dang Tri, Giám đốc Nha Nghiên Cứu Thủy Lợi, Viện Đại Học Cần Thơ, Việt Nam.


Cái Đình - 2018