Nguyễn Thị Quỳnh Anh


Tây Phương không thể nhân nhượng phương pháp Putin lâu hơn.

 

Có hai thực tại đã va chạm nhau ở Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý. Một đám đông ở Simferopol reo hò về quyết định sát nhập Crimea vào Nga. Và tổng thống Hoa Kỳ Obama cùng các bộ trưởng Liên Âu với cái nhìn gay gắt công bố các biện pháp trừng phạt mới. Ɖiều mà những người tổ chức ăn mừng lễ hội xem như một cao điểm của dân chủ thì đối với Tây Phương là một sự tách rời  bất hợp pháp bán đảo Crimea khỏi Ukraine, một tiền lệ nguy hiểm cho phần còn lại ở Âu Châu. Ɖây là thời điểm căng thẳng và hỗn loạn.

Thoạt nhìn thì những người Nga ở Crimea có những số liệu và lịch sử về phía họ. Họ chiếm đa số trên bán đảo Crimea. Ngoài ra họ luôn luôn là một phần của Nga cho đến khi lãnh tụ Khrushchev của Liên Sô trong cơn hứng khởi đã trao tặng Crimea cho Ukraine vào năm 1954. Thật ra đó là vấn đề túi áo - túi quần trong cùng một bộ đồ bởi vì cả Nga và Ukraine đều thuộc về Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết. Cuối năm 1991 Liên Sô không còn hiện hữu và gần đây những người Nga cho rằng thời gian đã chín muồi để điều chỉnh lại sự “sai lầm lịch sử”. Về điều này họ cũng nhận được ủng hộ của những người “thực tế” ở Tây Phương.

Vấn đề là khả dĩ có một quan điểm khác. Tổng thống Obama và nữ thủ tướng Ɖức Merkel nhìn việc trưng cầu dân ý ở Crimea như một phương thức gây ấn tượng giả tạo bề ngoài (potemkin-façade) ngụy trang cho điều thực sự là việc chiếm quyền lực bằng quân đội. Tổng thống Putin tìm một lý do, đưa ra một câu chuyện rằng người Nga bị đe dọa tập thể bởi người Ukraine, đem quân không đeo huy hiệu tấn công vào bán đảo, đe dọa những người dân không phải gốc Nga, tổ chức cuộc trưng cầu dân ý không hề có một sự khả dĩ nào khác để bán đảo này còn thuộc về Ukraine, ghi nhận một đa số lạc hậu 96,7% cho việc sát nhập Crimea vào Nga và gọi đó là sinh hoạt dân chủ. “Từ Dostoievski cho đến nay cả thế giới chưa hề có một hư cấu nào tuyệt vời kiểu Nga như thế”, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã dí dỏm.

Ɖó không phải là người duy nhất đã phản ứng như thế. Trong Hội Ɖồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào ngày 15-03-2014 Nga đã đứng cô độc. Việc trưng cầu dân ý ở Crimea đã bị mỗi chính phủ trên thế giới xem như chẳng hợp hiến gì cả,  “ngoại trừ Nga, Syria và Bắc Hàn”, có người đã mỉa mai.

Không thể chối cãi rằng những người Nga có thể đòi hỏi chủ quyền ở Crimea, nhưng chính phương thức Putin đã làm cho cộng đồng quốc tế không chấp nhận được. Nếu ông muốn thay đổi một điều gì đó ở bán đảo Crimea thì ông và những người Nga ở đó phải thương thuyết với chính phủ Ukraine, tương tự như người Tô Cách Lan đã từng thực hiện với chính phủ ở Luân Ɖôn (Anh). Giờ đây Putin đơn phương tháo gỡ mọi thứ và dưới sự đe dọa của đại bác giải giới một quốc gia có chủ quyền ngay ở trung tâm Âu Châu. Ngay cả Trung Quốc cũng cảm thấy quá tệ: quốc gia này không ủng hộ Nga trong Hội Ɖồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Phản ứng quân sự không phải là một chọn lựa nhưng Hoa Kỳ, Liên Âu và các cường quốc kỹ nghệ G7 đều đồng ý với nhau rằng Moscow phải bị cô lập, bị chế tài và bị làm cho thấm đòn. Trong năm 2008 người ta có thể bỏ qua biến cố Georgia, nhưng giờ đây là Ukraine, mai mốt có thể là các quốc gia Baltic: trong tất cả các quốc gia này đều có một người Nga đang quanh quẩn trong đó, sẵn sàng kêu gọi sự giúp đỡ của quốc gia mẹ. Hãy ngừng nuôi dưỡng con thú nếu nó ăn thịt bạn như là châm ngôn ngay lúc này. Ɖó cũng là một hình thức của chủ nghĩa thực tế. Nữ thủ tướng Ɖức dẫn đầu về điều này. Xông xáo dũng cảm một cách đáng chú ý bởi vì đã từng là người con gái của nước Ɖông Ɖức cũ nên bà biết rõ cảm giác như thế nào để bị khối Tây Phương “lãng quên”.

Nguyên tác: Westen Kan Methode-Poetin Niet Langer Gedogen, Arie Elshout, de Volkskrant 18-03-2014
Chuyển ngữ: Nguyễn Thị Quỳnh Anh

 


Cái Đình - 2014