Thạch Đạt Lang


Chuyện ruồi bu cuối tuần

Ngày 22.04.2015 đạo luật S-219 được quốc hội Canada thông qua, lấy ngày 30.04 làm ngày Hành Trình Đến Tự Do của khoảng 300.000 người Canada gốc Việt. Đạo luật này nói rõ ngày Hành Trình Đến Tự Do là một ngày lễ kỷ niệm, không phải là một ngày nghỉ lễ chính thức (legal holiday or non-juridical day).

Mục đích của đạo luật S-219 chỉ nhắm nhắc nhở con cháu của người Canada gốc Việt các thế hệ sau hiểu được nguyên nhân vì sao họ hiện diện trên đất nước Canada.

Trong khi hầu hết mọi người Canada gốc Việt tị nạn cộng sản đều vui mừng, hân hoan đón nhận quyết định này của chính phủ Canada thì chế độ cộng sản Việt Nam lại tức giận, điên cuồng phản đối trong tuyệt vọng vì quyết định của chính phủ Canada.

Đúng là ruồi bu!

Vì lý do nào chế độ CSVN lại giận dữ phản đối quyết liệt một đạo luật chẳng dính dáng gì đến họ?

Sự thật chẳng có gì khó hiểu. Đây là một đạo luật dù không phơi bày rõ ràng sự độc tài, gian ác, nham hiểm, hèn hạ, đê tiện của chế độ CSVN nhưng nói lên những nguyên nhân khiến cho hàng triệu người VN từ 30.04.1975 phải bỏ nước ra đi vì không chấp nhận sự cai trị của chế độ, trong đó có 64.000 người đã được chính phủ Canada đón nhận.

Đạo luật S-219 nói rõ rằng quân CS Bắc Việt và quân Giải Phóng Miền Nam đã xé bỏ hiệp định Paris, xâm lăng miền Nam bằng vũ lực, trong đó Canada là một thành viên trong ủy hội quốc tế giám sát đình chiến theo hiệp định.

Trích:

„-Whereas on April 30, 1975, despite the Paris Peace Accords, the military forces of the People’s Army of Vietnam and the National Liberation Front invaded South Vietnam, which led to the fall of Saigon, the end of the Vietnam War and the establishment of the Socialist Republic of Vietnam Government;

Xét rằng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặc dù đã có Hiệp định Hòa bình Paris nhưng quân đội nhân dân Việt Nam và Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã xâm lược Miền Nam và dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, chấm dứt cuộc chiến và thiết lập nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;“

Trích:

Whereas the United Nations High Commissioner for Refugees has reported that these events and the conditions faced by individuals in Vietnam, including deteriorating living conditions and human rights abuses, contributed to the exodus of approximately 840,000 Vietnamese people, who were referred to at the time as “Vietnamese boat people”, to neighbouring countries in the ensuing years;

Xét rằng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về tị nạn đã báo cáo rằng các biến cố đó và vì mỗi con người Việt nam phải đối mặt với nó và điều kiện sống ngày một xấu đi và cùng với việc bị xâm phạm nhân quyền, những điều đó đã khiến cho cuộc di cư của khoảng 840.000 người Việt nam mà chính họ vào thời gian đó là trở thành các “thuyền nhân Việt Nam “ di cư đến các quốc gia láng giềng của VN vào những năm sau đó;

Nguồn:http://bshohai.blogspot.de/2015/04/ao-luat-s-219-ngay-hanh-trinh-en-tu-do.html

Chính những điều này trong đạo luật S-219 đã khiến Hà Nội lồng lộn phản đối.

Chế độ CSVN lúc nào cũng kêu gào, yêu cầu quốc tế không nên can thiệp đến chuyện nội bộ của họ đối với vấn đề nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận ở VN, nay họ lại phản đối một đạo luật ở Canada bằng mọi hình thức.

Ngay từ khi đạo luật còn đang chở hạ viện biểu quyết, thủ tướng Việt cộng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư tới thủ tướng Harper của Canada để phản đối, khi đạo luật thông qua, chế độ Hà Nội triệu tập đại sứ Canada đến bộ ngoại giao để (làm việc) cũng như cho các báo, đài phát thanh, truyền hình trong nước lên tiếng phụ họa.

Phát ngôn viên bộ ngoại giao CSVN, Lê Hải Bình tuyên bố:

„-S-219 là một đạo luật hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, trong đó có Canada ủng hộ. Việt Nam kiên quyết phản đối việc Canada thông qua đạo luật này.“

Không biết Lê Hải Bình đã đọc qua đạo luật này chưa hay chỉ nghe hơi nồi chõ rồi vội vã lên tiếng phản đối theo lệnh trên?

Phê phán một đạo luật của quốc gia khác là „sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc…“ chỉ là hành vi lỗ mãng không mang tính ngoại giao của những kẻ vô học, thiếu kiến thức hành xử ngoại giao.

Các thượng nghị sĩ, dân biểu của quốc hội Canada chắc chắn phải là những người có học, có bằng cấp, trình độ nhận thức cao. Trước khi bỏ phiếu chấp thuận, họ đã được đọc, nghe thuyết trình về nội dung, ý nghĩa, mục đích của đạo luật và có thời gian để suy nghĩ, tranh luận trước khi quyết định.

Cách làm việc của dân biểu, thượng nghị sĩ Canada trong nghị trường chắc chắn không giống cách làm việc của đại biểu quốc hội CSVN, vào họp chỉ ngủ gật, hoặc chỉ lên tiếng khi được gài độ, mua chuộc từ trước.

Báo chí lề phải trong nước, cũng được lệnh ồn ào lên tiếng, dây máu ăn phần, nhưng hầu hết không tờ nào có lập luận hợp lý, hợp tình mà chỉ sao chép y chang những gì Lê Hải Bình tuyên bố rồi cho thêm chút mắm muối, bột ngọt các cái bằng những tên ngoại quốc như Canadian Press, TNS James Cowan…

Trích:

„Tờ Canadian Press cũng đã lên tiếng bình luận về việc Canada thông qua đạo luật sai trái này và cho biết, trong thư gửi Ủy ban Nhân quyền Thượng viện Canada, Hội đồng Thương mại Canada-Việt Nam cho rằng, đạo luật này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia vì nó có thể làm chia rẽ cộng đồng người Canada gốc Việt.

Thượng nghị sĩ James Cowan, Lãnh đạo đảng Tự do trong Thượng viện Canada nói rằng ông không thể hiểu nổi tại sao Chính phủ có thể thông qua đạo luật này khi Canada đang muốn thúc đẩy hợp tác với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Nguồn:http://infonet.vn/phan-doi-canada-xuyen-tac-lich-su-viet-nam-qua-dao-luat-s219-post163049.info

„đạo luật này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia vì nó có thể làm chia rẽ cộng đồng người Canada gốc Việt.-“

Có chia rẽ trong cộng đồng là chuyện đương nhiên, không có cộng đồng nào trên thế giới đoàn kết 100%. Cộng đồng người Việt tị nạn không thể chấp nhận được những kẻ qua Canada tị nạn nhưng lại đi trồng cần sa, buôn bạch phiến hay cướp của giết người, gây mất thiện cảm với người dân bản xứ, hoặc những kẻ mang danh tị nạn nhưng luôn tìm cách gây rối, phá hoại cộng đồng theo lệnh tòa đại sứ CS của Hà Nội.

Báo Sài Gòn Giải Phóng ( hay Sài Gòn Giải Tán ?) còn đăng như sau:

Trích:

„Đây là bước lùi trong quan hệ giữa hai nước, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada, xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Canada. Trong nhiều năm qua, quan hệ Việt Nam – Canada đã được hai bên nỗ lực phát triển. Chúng tôi hy vọng phía Canada nhận thức rõ ảnh hưởng tiêu cực của việc thông qua đạo luật S-219, có các biện pháp khắc phục, không để xảy ra những sự việc tương tự. Ngày 24-4-2015, Bộ Ngoại giao đã triệu Đại sứ Canada tại Việt Nam để phản đối và nêu rõ quan điểm của Việt Nam về vấn đề này”.

„Xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Canada“.

Đọc mà cứ tưởng như thiệt. Nhưng nói vậy mà không phải vậy. Nếu có xúc phạm thì đạo luật S-219 chỉ xúc phạm, đập vào mặt đảng cộng sản VN và chế độ ( ăn cướp ) Hà Nội, bởi nó lột trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của những tên lãnh đạo trong đảng CS và chính phủ hiện nay.

Thế „bộ phận“ nào là „bộ phận lớn“ cộng đồng người Việt tại Canada? Còn bộ phận nhỏ nằm ở đâu? Trong tòa đại sứ VN ở Ottawa hay Toronto?

„Chúng tôi hy vọng phía Canada nhận thức rõ ảnh hưởng tiêu cực của việc thông qua đạo luật S-219, có các biện pháp khắc phục, không để xảy ra những sự việc tương tự.“

Các thượng nghị sĩ, dân biểu Canada có ngu dốt, đầu bò như đại biểu quốc hội VN đâu mà nói họ cần nhận thức rõ ảnh hưởng tiêu cực của đạo luật.

Khi bọn xâm lược Trung Cộng kéo dàn khoan HD 981 vào thềm lục địa VN thăm dò dầu khí, cả đảng CSVN cũng như chế độ Hà Nội im thin thít, không dám mở miệng la lên một tiếng, cũng như lúc Dương Khiết Trì mắng chính quyền Hà Nội là lũ con hoang cũng không có một đứa nào dám hó hé nói gì, thế mà giờ đây chỉ vì một đạo luật ở một đất nước cách xa hàng chục ngàn dặm, không dính dáng gì đến mình mà từ thủ tướng đến bộ trưởng ngoại giao nhẩy lên như đỉa phải vôi.

Còn sự nhục nhã, hèn hạ nào hơn thế nữa?

Để cả thế giới đã nhìn thấy sự hèn nhát của mình, thiết nghĩ, những kẻ cầm quyền chế độ CS Hà Nội nếu còn một chút tự trọng, lêm sỉ thì nên dùng tiền thuế của dân, phương tiện của đất nước, lên tiếng phản đối quyết liệt cho những việc trọng đại hơn, những việc đang gây nguy hại cho nền an ninh đất nước là việc Trung cộng đang nỗ lực xây dựng phi trường, căn cứ trên các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa, tuồn tiền giả, thực phẩm độc hại… vào Việt Nam hơn là đi phản đối một đạo luật của một quốc gia khác hay tìm cách phá bỏ những tấm gia kỷ niệm thuyền nhân VN ở các quốc gia khác.

Đạo luật S-219 được ban hành nhắm tới khoảng 300.000 người dân Canada gốc Việt, nếu CSVN không làm lớn chuyện, có lẽ nhiều người VN cũng không biết đến đạo luật này.

Đúng là lợi bất cập hại cho một chế độ chỉ giỏi hèn nhát, quỵ lụy kẻ thù nhưng lại hung hăng với người dân ngay cả khi họ đã ra tới nước ngoài.

Thay vì lo đi phòng thủ, chống trả lại con chó sói hung dữ đang gầm gừ, lăm le tấn công, ăn thịt mình, cộng sản Hà Nôi lại tìm cách trù dập những người dân hiền lành đã chạy thoát phạm vi kiểm soát của họ.

Đúng là làm chuyện ruồi bu!

Thạch Đạt Lang

_______________

Dưới đây là nguyên văn bản Anh ngữ và bản dịch Việt ngữ của Luật sư Đặng Dũng (Nam Cu Phuong Dinh) từ Sài Gòn về Đạo Luật S-219 "Ngày của Hành trình đến Tự do" do Thượng Nghị Sỹ Canada gốc Việt, ông Ngô Thanh Hải đề xướng đã được Quốc hội Canada thông qua ngày 22 tháng 4 năm 2015. Toàn quyền Canada, ông David Johnston đã ký sắc lệnh hoàng gia ban hành đạo luật S-219 nói trên hôm 23/4/2015.

 

Bill S-219 Đạo luật S-219

2nd Session, 41st Parliament
62-63-64 Elizabeth II, 2013 - 2014
Chapter 14
Royal assented to 23rd April 2015
Parliament of Canada

BILL S-219

As Passed by the Senate on December 8, 2014 and the House of Commons on April 22, 2015

An Act respecting a national day of commemoration of the exodus of Vietnamese refugees and their acceptance in Canada after the fall of Saigon and the end of the Vietnam War

SUMMARY

This enactment designates the thirtieth day of April in each and every year as “Journey to Freedom Day”.

 

Whereas the Canadian Forces were involved in the Vietnam War with supervisory operations to support the aim of establishing peace and ending the Vietnam War by assisting in the enforcement of the Paris Peace Accords of 1973;

Whereas on April 30, 1975, despite the Paris Peace Accords, the military forces of the People’s Army of Vietnam and the National Liberation Front invaded South Vietnam, which led to the fall of Saigon, the end of the Vietnam War and the establishment of the Socialist Republic of Vietnam Government;

Whereas the United Nations High Commissioner for Refugees has reported that these events and the conditions faced by individuals in Vietnam, including deteriorating living conditions and human rights abuses, contributed to the exodus of approximately 840,000 Vietnamese people, who were referred to at the time as “Vietnamese boat people”, to neighbouring countries in the ensuing years;

Whereas the United Nations High Commissioner for Refugees has reported that at least 250,000 Vietnamese people lost their lives at sea during the exodus of the Vietnamese people for reasons that included drowning, illness, starvation and violence from kidnapping or piracy;

Whereas the sponsorship refugee program in Canada, assisted by the efforts of Canadian families, Canadian charities, religious groups and non-governmental organizations, contributed to Canada accepting more than 60,000 Vietnamese refugees, among whom it has been estimated that 34,000 were privately sponsored and 26,000 were assisted by the Canadian government;

Whereas the major and sustained contribution by the people of Canada to the cause of refugees was recognized by the United Nations High Commissioner for Refugees when it awarded the Nansen Refugee Award to the “People of Canada” in 1986; And whereas April 30 is referred to by many members of the community of displaced Vietnamese people and their families in Canada as “Black April Day”, or alternatively as “Journey to Freedom Day”, and is, therefore, an appropriate day to designate as a day to remember and commemorate the lives lost and the suffering experienced during the exodus of Vietnamese people, the acceptance of Vietnamese refugees in Canada, the gratitude of Vietnamese people to the Canadian people and the Government of Canada for accepting them, and the contributions of Vietnamese-Canadian people – whose population is now approximately 300,000 – to Canadian society;

Now, therefore, Her Majesty, by and with the advice and consent of the Senate and House of Commons of Canada, enacts as follows:

 

 

SHORT TITLE

1. This Act may be cited as the Journey to Freedom Day Act. JOURNEY TO FREEDOM DAY

2. Throughout Canada, in each and every year, the thirtieth day of April shall be known as “Journey to Freedom Day”.

3. For greater certainty, Journey to Freedom Day is not a legal holiday or a non-juridical day.

Phiên họp thứ Nhì, Quốc Hội kỳ thứ 41
Niên hiệu 62-63-64 Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị, 2013-2014-2015
Chương 14
Sắc lệnh hoàng gia ký ngày 23/4/2015
Quốc hội Canada

Đạo Luật S-219 

Được Thượng Viện thông qua ngày 08/12/2014 và Viện Thứ Dân thông qua ngày 22/4/2015

Một đạo luật bày tỏ sự trân trọng về một ngày lễ của quốc gia để nhớ đến việc di cư của các người dân tỵ nạn Việt Nam và sự chọn lựa sinh sống và được sống tại Canada sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ và chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

TÓM TẮT

Việc ban hành đạo luật này xác định rằng ngày thứ 30 của tháng 4 hàng năm sẽ được coi là kỷ niệm “Ngày Hành trình đến Tự do”.

Xét rằng Quân đội Canada đã liên quan đến cuộc chiến Việt Nam bằng hoạt động giám sát và hỗ trợ với mục đích thiết lập hòa bình và chấm dứt cuộc chiến Việt Nam bằng việc tham gia vào lực lượng thực thi Hiệp định Hòa bình Paris 1973;

Xét rằng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặc dù đã có Hiệp định Hòa bình Paris nhưng quân đội Việt Nam và Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã xâm lược Miền Nam và dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, chấm dứt cuộc chiến và thiết lập nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Xét rằng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về tị nạn đã báo cáo rằng các biến cố đó và vì mỗi con người Việt nam phải đối mặt với nó và điều kiện sống ngày một xấu đi và cùng với việc bị xâm phạm nhân quyền, những điều đó đã khiến cho cuộc di cư của khoảng 840.000 người Việt nam mà chính họ vào thời gian đó là trở thành các “thuyền nhân Việt Nam “ di cư đến các quốc gia láng giềng của VN vào những năm sau đó;

Xét rằng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn đã báo cáo cho biết rằng có ít nhất 250.000 người Việt Nam đã bỏ mạng ngoài khơi trong cuộc di cư của người Việt Nam, họ đã chết vì chết đuối, bệnh tật, đói khát, bị bạo lực, bắt cóc và hãm hiếp;

Xét rằng với chương trình bảo trợ người tỵ nạn ở Canada, được thực hiện với những nỗ lực của các gia đình người Canada, của các hội từ thiện Canada, của các nhóm tôn giáo và các tổ chức phi chính phủ, đã đóng góp vào việc Canada đã chấp nhận hơn 60.000 người tỵ nạn trong số đó có đến 34.000 người được các hội đoàn tư nhân bảo trợ và 26.000 người tỵ nạn được bảo trợ bởi chính quyền Canada.

Xét rằng đa số sự giúp đỡ duy trì được bởi người dân Canada vì nguồn gốc của việc tỵ nạn của người tỵ nạn được chấp nhận bởi Cao Ủy LHQ về người tỵ nạn, và sự giúp đỡ này đã được tưởng thưởng bằng giải thưởng cao quí về Người tỵ nạn Nansen cho người dân Canada vào năm 1986, và xét rằng ngày 30 tháng 4 được mọi người nói đến trong cộng đồng trong việc họ phải thay đổi cuộc sống và nơi định cư của người dân Việt Nam và gia đình của họ lưu lạc đến Canada như là “ Ngày tháng Tư đen” trở thành “Ngày Hành trình đến Tự do” và do đó thích đáng để trở thành ngày mà mọi người nhớ đến và tưởng niệm những mạng người đã bị mất và những kinh nghiệm đau đớn mà những người tỵ nạn phải trải qua trong cuộc di cư của người dân Việt Nam và sự được chấp nhận cho người Việt Nam được sinh sống tại Canada và được chính phủ Canada chấp thuận và cũng là để nhớ đến sự đóng góp của người dân Canada - và người dân Việt Nam mà số dân này hiện nay có vào khoảng 300.000 người trong xã hội Canada;

Do vậy, nay nhân danh Quyền năng của Nữ hoàng,căn cứ và với sự cố vấn và đồng thuận của Thượng Viện và Thứ Dân Viện nước Canada, nay ban hành đạo luật:

Tên gọi ngắn gọn :

1. Đạo luật này được gọi là “Ngày Hành trình đến Tự do”.

2. Khắp đất nước Canada, hàng năm và mỗi năm, vào ngày thứ Ba mươi của tháng Tư sẽ được biết đến như là “Ngày Hành trình đến Tự do”.

3. Để rõ nghĩa hơn,“Ngày Hành trình đến Tự do” sẽ là ngày lễ kỷ niệm nhưng không phải là ngày nghỉ lễ chính thức.


Cái Đình - 2015