Hoàng Ðức Phương


 

Sứ Mệnh Của Chữ Viết

(Tóm lược bài tham luận trong Ngày Gặp gỡ Văn hóa Việt Nam Hải ngoại (28-30/08/2009 tại Bruxelles)

 

Sứ mệnh của chữ viết là ghi lại hồn của tiếng nói để hậu-thế có thể cảm nhận được tâm-tư của tổ-tiên đặng còn rút tỉa kinh-nghiệm sống thì mới tiếp nối được dòng sinh-mạng của dân tộc.

 

Sự quan trọng của tiếng nói

Tiếng nói là một phần rất quan trọng của văn hóa dân tộc nên chữ viết bắt buộc phải ghi được cái hồn của câu văn thì mới có giá trị.

Vì thế nên mặt trận Văn-Hóa, tuy âm thầm nhưng quyết liệt, do đó kẻ thống trị luôn luôn tìm đủ mọi cách để kẻ bị trị không còn biết gì về lịch-sử và tâm-tư của tổ tiên họ, đồng thời phỉ báng nếp sống của tổ-tiên mình để đi ca tụng văn hóa của kẻ thù dân tộc như ông Hồ và đồng bọn.

 

Quy luật tiếng Việt

Muốn ghi âm tiếng Việt bằng bất-cứ ký hiệu nào thì bao giờ cũng phải tôn trọng cấu-trúc của câu văn Việt thì mới là người Việt nói tiếng Việt; còn không là tiếng Việt lai-căng không rõ và khó hiểu.

Quy-luật chuyển ngữ:

Dân tộc nào cũng vậy, khi giao-tiếp với nước ngoài thì bao giờ cũng phải chuyển tiếng nước người sang tiếng nước mình, đó là hiên-tượng giao-lưu văn-hóa.

Chuyển ngữ chỉ có 4 cách chính mà chúng ta phải tôn trọng là:

1.- Việt-hóa: Biến hoàn-toàn sang tiếng nước mình như: Stylo à bille gọi luôn là bút chì nguyên tử.
2.- Chuyển âm: Biến âm tiếng nước người sang âm tiếng nước mình như Savon gọi là sà-phòng (có gạch nối và dùng chữ S chứ không phải X vì Savon viết S)
3.- Chuyển nghĩa: Máy Photocopieur thì gọi là máy sao-chụp; tức sao y bản chánh bằng cách chụp hình (gạch nối bắt buộc vì là chữ viết tắt của một câu).
4.- Dùng nguyên con: Như thủ đô nước Nga thì viết MOSKVA và đọc theo âm của người Nga.

Quy-luật gạch nối:

Trường hợp thông-thường:

Cấu-trúc câu văn tiếng Việt thì lúc nào cũng là tiếng sau bổ nghĩa cho tiếng trước.

Vì tiếng Việt thuộc loại đơn-âm nên lắm khi một âm không có nghĩa thì bắt buộc phải dùng gạch nối để nói rằng cả bấy nhiêu chữ mới có một nghĩa, nhưng khi đọc thì phải tách rời chứ không được đọc kẹp díp như tiếng đa-âm.

– Tỷ-dụ như chữ lôi-thôi, bì-bõm, cà-tưng, lạch-tạch-đùng…
– Hoặc thấy cụt khó nghe nên thêm vào một chữ vô nghĩa như chùa-chiền, chợ-búa,… thì cũng phải dùng gạch nối.

Trường-hợp chuyển ngữ:

Trong cách chuyển âm nếu viết suôi mà tiếng sau bổ nghĩa cho tiếng trước thì không cần gạch nối. Còn viết suôi mà nghĩa ngược, tiếng trước bổ nghĩa cho tiếng sau thì phải có gạch nối để tôn trọng câu văn của người và đồng thời vẫn giữ được hồn của tiếng Việt.

– Tỷ-dụ người Việt nói con ngựa trắng, con ngựa đen. Đen tuyền, trắng đốm đen hay trắng toát được dùng để bổ nghĩa cho con ngựa mang màu gì. Chữ tuyền bổ nghĩa cho màu đen và chữ toát bổ nghĩa cho màu trắng. Người Việt không ai nói trắng tuyền hay đen toát cả vì nó không thuận tai. Nhưng ông Tây, bà Đầm, vì không có hồn Việt nên nghiễm-nhiên nói đen toát, trắng tuyền.
– Người Tàu nói con trắng ngựa (bạch mã), chữ trước bổ nghĩa cho chữ sau. Như vậy khi chuyển âm sang tiếng Việt thì phải có gạch nối để chỉ cả chùm này mới có một nghĩa như con bạch-mã, tiền-nhân, hay sà-phòng đi từ chữ savon của Pháp hoặc công-ti đi từ chữ compagnie (họ dùng chữ i nên phải viết là ti chứ không phải ty).

Quy-luật âm vận:

Âm-vị: Tiếng Việt không có âm-tiết mà chỉ có âm-vị thôi. Tiết là đốt, còn vị là chỗ đứng.
Âm-vận: Trong tiếng Việt mỗi âm-vị thường có 2 âm-vận. Đây là mấu-chốt của quy-luật âm-vận để viết cho đúng cách. Hai vần đó được gọi là Bội-vận va Chính-vận.

Bội-vận là vần đi trước chính-vận để đổi âm của chính-vận thành âm của một âm-vị.
Chính-vận là vần đi sau. Không có chính-vận thì không có âm-vị. Ngược lại không có bội-vận thì chính-âm đã tạo được âm-vị rồi.

Muốn viết kiểu nào thì tiếng Việt lúc nào cũng có âm-vị và âm-vận. Viết theo mẫu tự LATIN thì:

– Bội-vận là sự tập hợp của các phụ âm tính từ trái qua phải.
– Chính-vận bắt đầu từ nguyên âm đến hết chữ.

Chính-âm và biến-âm: Chính-âm là âm chính (chữ không có dấu), còn biến âm là chữ có dấu. Âm-vị không mang dấu thì gọi là chính-âm, âm-vị có dấu thì gọi là biến-âm.

Bảng mã chữ Quốc-Ngữ:

Bảng mã chữ Việt ở Việt Thường

Sự trùng hợp kỳ lạ: Chữ Việt Thường ở Thanh Hóa được dùng để ghi âm tiếng Việt có tất cả 35 ký-hiệu. Chữ Quốc-Ngữ sinh sau đẻ muộn cả mấy ngàn năm mà cũng chỉ có 35 ký-hiệu thôi. Không biết là ngẫu-nhiên hay các vị cố đạo Tây Phương đã chuyển ký-hiệu Việt Thường sang ký-hiệu Latin cho người Tây Phương dễ nhớ và dễ đọc?

Mỗi ký hiệu có chức năng của nó nên phải phân loại cho rõ ràng thì dùng mới đúng cách.

– 22 chữ cái chính lấy từ bảng-mã Latin là:  A, B, C, D, E, G, H, I, Y, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, X.
– 7 chữ cái biến dạng bằng dấu hiệu môi và lưỡi là: Đ, Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư.
– 5 cái dấu hiệu bằng tay dùng để biến âm của chính vận là: Huyền, Sắc, Hỏi, Ngã, Nặng.

Phân loại

29 chữ cái (ký-hiệu chính) được chia làm 2 loại là: Phụ âm và Nguyên âm.

– Phụ âm là ký-hiệu tự nó không phát ra âm được, phải đi với chữ khác mới phát được ra âm. Do đó mỗi phụ âm đều có 2 cách phát âm, theo chữ cái và theo bội-vận tùy theo chỗ đứng của nó.
– Nguyên-âm là tự nó đã phát ra âm rồi, nhưng có 2 loại nguyên âm cần phải phân biệt cho rõ thì mới ghi được hồn của tiếng nói. Đó là nguyên-âm vô nghĩanguyên-âm có nghĩa.

* Chữ Ă, chữ Â và chữ I thuộc loại nguyên-âm vô nghĩa. Chữ U lúc thì có nghĩa, khi thì vô nghĩa.

Bội-vận

Tiếng Việt có tất cả 27 bội-vận được chia làm 3 loại là: Đơn (16), Kép (1)) và Đụp (1).

- Bội-vận đơn có một phụ âm: B, C, D, Đ, G, H, K, L, M, L, M, N, P, R, S, T, V và X.
- Bội-vận kép có 2 phụ âm: CH, GH, GI, KH, NG, NH, PH, QU, TH, TR.
- Bội-vận đụp có 3 phụ-âm: NGH

Chính-vận

Chính-vận bao giờ cũng bắt đầu bằng nguyên-âm. Không có nguyên-âm không thể thành chính-vận được. Chính-vận cũng được chia làm 3 loại: Đơn, Kép và Đụp. Đơn có  1 nguyên- âm. Kép có 2 nguyên-âm và  Đụp có 3 nguyên-âm.

Tổng số âm vị

Tiếng Việt có tất cả  27 bội-vận (đơn, kép và đụp), và tối đa là 900 chính-vận (đơn, kép và đụp).

Đếm kỹ thì thấy tiếng Việt có tất cả 150 chính-vận không dấu, nhân với sáu (5 cái dấu và 1 cái không dấu) thành ra 900 chính-vận, trong đó có chính-vận cụt và chính-vận câm.

Vị chi tiếng Việt có tối-đa 25.200 âm-vị (27 bội-vận + 1 cái không bội-vận là 28 x 900 = 25.200 âm-vị).

Tuy chỉ có 25.200 âm-vị nhưng tiếng Việt thuộc loại phong-phú trong khi các dân tộc khác phải có ít nhất là trên 30.000 tiếng thì mới được gọi là đầy đủ để diễn tả tư-tưởng.

Sở-dĩ phong-phú là vì tiếng Việt có rất nhiều tiếng gồm 2, 3 hay 4 âm-vị mới có nghĩa như long-tong, bì-bõm, lạch-tạch-đùng hay lạch-tà-lạch-tạch, bì-bà-bì-bõm; do đó không thể bỏ gạch nối được.

Rõ ràng là viết theo quy-luật gạch nối thì mới ghi được hồn tiếng Việt, còn bỏ gạch nối là làm tối nghĩa tiếng Việt đi. Đó là điều không nên.

 

Áp dụng vào cách viết chữ Việt

Thứ tự các âm-vị

Hợp lý ra thì trong tự-điển phải xếp theo thứ tự bội-vận. Không có bội-vận thì xếp trước,  chữ có bội-vận thì xếp sau. Bội-vận đơn trước bội-vận kép rồi mới tới đụp. Chính-vận đơn xếp trước chính-vận kép sau mới đến chính-vận đụp.

Viết hoa

Vìết theo người Tây Phương, không tôn trọng quy-luật bội-vận thì chỉ cần viết hoa chữ cái đầu câu là đủ. Như vậy là xếp chữ chứ không phải xếp tiếng Việt theo thứ-tự của bộivận.

Viết tắt

Vì muốn tránh lập lại nên chính-vận nào bắt đầu bằng O hay U  mà ghép với bội-vận QU đều được đặc-cách bỏ chữ O hay chữ U đi.

Chánh-tả

Chánh-tả là viết đúng cách theo quy-luật tiếng nói của người Việt để chyển hồn Việt trong câu văn từ đời này qua đến đời khác. Vì vậy không những phải phân biệt ý nghĩa của chính-vận có chữ i và y mà còn phân biệt được sự khác biệt giữa các bội-vận sau đây nữa: Dờ và Giờ, CHờ và TRờ, Sờ và Xờ.

 

Một vài áp dụng

Sự khác biệt giữa I và Y

Hai chữ này không thể nào viết chữ nọ thay cho chữ kia được. Thứ nhất là hình dáng khác nhau, thứ  nhì là nguyên-âm có nghĩa (y) và nguyên-âm vô nghĩa (i). Vì thế nên quy-luật như sau:

1- Nếu chỉ có một mình nó bao trùm chính vận thì phải viết Y như chữ Ty, By, Sy, nhưng công-ti xây cất thì viết i là vì đây là chuyển ngữ từ tiếng Pháp qua (compagnie). chữ compagnie họ dùng i thì bắt buộc ta phải dùng i. còn Y phục, Y tế thì phải viết Y vì nó là chính-vận.
2- Nếu đi với chữ khác mới thành chính-vận được, thì chỉ có 2 loại như sau:

* Phát âm giống nhau thì để i, như in, tin, tiên, như vậy thì yên ngựa phải viết là iên mới đúng.
* Còn phát âm khác nhau thì không có lý do gì để thay chữ nọ bằng chữ kia được. Tỷ dụ vần ui và vần uy; vần ai và vần ay,... không thể thay vần nọ bằng vần kia được.

Sự khác biệt giữa CH và TR, D và GI, Svà X

Người ta chia nghĩa của tiếng nói ra làm hai loại: Cụ-thể và trừu-tượng hay động và tĩnh để phân biệt bội-vận Chờ hay Trờ; Dở hay Giở, Sờ hay Xờ.

* Cụ-thể là vật gì có thể nắm bắt được còn trừu-tượng thì không.
* Động là có sự di chuyển còn tĩnh là trạng-thái bất động.

Các chữ mang nghĩa cụ-thể hay ở thế động thì viết CH, S, D.
Các chữ có nghĩa theo trừu-tượng hay ở thế tĩnh thì viết TR, X, GI. Bình thường thì: 

- Danh từ thuộc loại cụ-thề hay trừu-tượng.
- Tĩnh-từ dùng để bổ nghĩa cho danh-từ nên phần lớn thuộc thể tĩnh; đôi khi ở thế động.
- Động từ dùng để chỉ hành động bằng chân tay thì thuộc thế động, còn bằng trí óc (phê phán) thì thuộc thế tĩnh. Tỷ-dụ sử-dụng là cầm một vật để dùng vào việc nào đó, còn xử án là dùng lý trí để phê phán việc làm của bị can thì thuộc thể tĩnh.
- Trạng-từ dùng để chỉ một trạng thái động hay tĩnh.

Một vài tỷ-dụ:

Chuyền truyền (Bội-vận CH và TR): CHuyền và TRuyền có cùng một nghĩa là đem một cái gì từ chỗ này đến chỗ khác.

* Nếu đem một vật cụ-thể từ chỗ này đến chỗ khác thì viết CH như chuyền banh cho nhau, bóng chuyền, chim bay chuyền,...
* Còn nếu đem quảng-bá tư-tưởng  từ chỗ này đến chỗ kia thì viết TR, vì thuộc thể tĩnh như truyền bá tư-tưởng, truyện Kiều. CHuyện Kiều là kể chuyện (động) về nàng Kiều của Nguyễn Du cho nhau nghe; còn TRuyện Kiều là sách viết về cuộc đời nàng Kiều của Nguyễn Du (tĩnh). Nội dung giống nhau nhưng cách truyền-đạt khác nên lúc thì viêt CH khi thì TR.

DảiGiải (Bội-vận D và GI)

Dải yếm là sợi dây buộc yếm thuộc cụ-thể, nắm bắt được, còn GIải thưởng là phần thưởng, nó là danh-từ thuộc về trừu-tượng không nắm bắt được.

SinhXinh (Bội-vận S và X)

Sinh đẻ ở thể động thì viết S, còn xinh-xắn, xấu-xí vì ở thể tĩnh thì viết X. Con cá Sấu khác với con cá Xấu. Cá Sấu là con thuồng-luồng ăn thịt người, còn con cá Xấu là con cá hình dạng méo mó.

Tóm lại

Chữ nào thuộc về cụ-thể có thể cầm nắm được hay thể động thì viết vần CH, D hay vần S.
Còn chữ nào thuộc về trừu-tượng hay ở thể tĩnh thì viết vần TR, GI hay vần X.
Còn chữ nào do-dự không biết xếp vào loại nào thì cho nó vào cụ-thể. Sự thực thì không có chữ nào có 2 nghĩa để phải do-dự cả.

 

Huyền bí trong tiếng Việt

Âm-giai và âm-vị

Về biến âm thì tiếng Việt có 6 âm chia ra làm 3 âm-giai; còn tiếng Tầu có 4 âm chia làm 2 âm-giai nên không thể nói tiếng Việt từ Tầu mà ra được. Chữ giai có nghĩa là nấc, bậc.
Về âm-vị thì tiếng Việt thuộc loại đơn-âm, tiếng Tây Phương thuộc loại đa âm.

Ghép âm

Người Tầu có ghép chữ vì là chữ tượng hình và tượng ý, còn tiếng Việt có ghép âm vì có âm- vận trong tiếng nói. Như chữ Cỏ là ghép bội-vận của chữ Cây và chính-vận của chữ nhỎ. Cỏ là một loại cây nhỏ. Chữ cổ là cô ấy. Bả là bà ấy. Ổng là ông ấy. Ảnh là anh ấy,... Chữ ấy biến thành dấu hỏi.

Huyền bí của chính vận

Chúng ta vẫn nói thuận mồm và nghe thuận tai những chính-vận sau đây mà không để ý. Đó là sự kỳ bí của tiếng Việt, nó nằm ngay trong đầu chúng ta. Một vài thí dụ điển hình:

* Vần ẸP chỉ một vật đang to bé lại (tượng hình) như chữ xẹp; chúng ta không thấy chính-vận nào mang vần ẸP được dùng để chỉ một vật đang bé lại to ra cả.
* Vần ÌNH chỉ một vật đang bé nở to ra  như sình lầy, ngã cái ình, thình-lình, bập-bình, áo rộng thùng-thình,... chúng ta không thấy chữ nào mang vần ình đang to lại bé lại cả.
* Vần OĂN chỉ một vật không thẳng, chúng ta cũng không thấy chính-vận OĂN nào được dùng để chỉ một vật thẳng tắp cả.
* Vần À - ẠCH chỉ động tác chậm chậm. Đố quí vị tìm thấy âm-vị có chính-vận à-ạch được dùng để chỉ động tác nhanh nhẹn.

Nói lái

Nói lái tức chuyển âm. Chuyển âm là vần chữ này thay cho vần chữ kia (hoán vị). chúng ta có 3 cách chính về chuyển âm là:

1- Chuyển chính-vận (bội-vận để nguyên như cũ).
2- Chuyển chính-âm (dấu để nguyên như cũ).
3- Chuyển chính-âm của chính-vận (bội-vận và dấu để nguyên như cũ).

Đặc biệt là trong 3 cách nói lái êm tai đó chỉ có một cách là có ý nghĩa. Tỷ-dụ:

CHà đổ NHôm chuyển thành:
- CHôm đồ NHà (bội-vận để nguyên: có nghĩa)
- NHồm đồ CHa (dấu để nguyên: vô nghĩa)
- CHồm đồ NHa (bội-vận và dấu để nguyên: vô nghĩa).

Lộng Kiếng chuyển thành:
- Liếng Kộng (bội-vận để nguyên: vô nghĩa)
- Kiệng Lống (dấu để nguyên: vô nghĩa)
- Liệng Kống (bội-vận và dấu để nguyên: có nghĩa)

Nói láy

Nói láy tức điệp âm, nhắc lại âm đã nói. Vì tiếng Việt thuộc loại đơn-âm nên đôi khi phát âm ra thì thấy thiêu thiếu, chưa êm tai nên phải thêm một âm vô nghĩa cho êm tai. Mục này cho ta thấy sự quan trọng của gạch nối được dùng để ghi lại hồn tiếng Việt. Tỷ-dụ chợ-búa khác với chợ búa là cái chợ chuyên bán búa.

Bốn cách chính của nói láy là:

1- Điệp chính-âm: Điệp chính-âm là nhắc lại âm-vị không dấu như quả bóng là quả bong-bóng, màu hơi đỏ thì nói là màu đo-đỏ, hay thiếu thì nói là thiêu thiếu,...
2- Điệp âm-vị: Điệp âm-vị là nhắc lại nguyên vẹn âm đã nói như ầm-ầm, cà-phê cà-phiếc hay cà-phê cà-pháo. Cà-phê là chuyển âm từ chữ Café (tiếng Pháp), nếu không có gạch nối thì cà phê thuộc một loại cà như cà pháo, cà ghém, cà chua vậy.
3- Điệp chính-vận: Điệp chính-vận là nhắc lại chính vận của tiếng vừa nói như lắp-bắp, long-tong, lụp-xụp, le-te, lẹp-xẹp,..
4- Điệp bội-vận: Điệp bội-vận là nhắc lại bội vận của tiếng vừa nói như bàn-bạc, bồ-bịch, bún-biếc, phở-phiếc, lễ-liếc, suôn-sẻ, ngơ-ngác, nhấp-nhô, nghỉ-nghơi (chứ không phải ngơi).

 

Kết luận

Như đã trình bày sơ lược ở trên, chúng ta thấy ngay là việc tôn trọng quy-luật của âm-vận, của gạch nối, của cách viết hoa và cách xếp chữ theo thứ tự của bội-vận cùng cách phân biệt chữ i với chữ y, bội vận D với GI, CH với TR và S với X là rất quan trọng trong việc dùng chữ Quốc-Ngữ để truyền đạt hồn của tiếng Việt cho nhau và cho hậu-thế biết rõ bối cảnh lịch-sử của thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Chữ Quốc Ngữ là loại chữ tượng thanh, tự nó đã không ghi nổi cái hồn của tiếng nói. Nay ta lại viết ẩu-tả thì làm sao có thể ghi lại được cái hồn của tiếng Việt? Do đó viết theo quy-luật về âm-vận của tiếng Việt là điều rất cần phải chú ý.

Đây đúng là công việc của viện hàn-lâm quy tụ các người nghiên cứu tiếng Việt, nhưng nay chủ trương của Việt Cộng là biến dân Việt thành Tầu thì ta trông mong chi được ở họ?

Tốt nhất hãy tự cứu, khai dụng thời đại thông tin thuận tiện hiện nay, sách in dễ dàng, phổ biến mau lẹ nên thiết nghĩ là làm được đến đâu thì chúng ta cứ mạnh dạn góp ý đến đó.

- Không nên có tinh-thần chờ đợi người khác làm rồi mới phụ họa theo. Nên có tinh-thần đề-xướng, bắt tay vào việc rồi lắng nghe, phục-thiện thì dần-dà sẽ cùng nhau hoàn chỉnh được chữ Quốc-Ngữ. Có bột mới gột nên hồ.

- Đừng nghĩ là mình bất tài, cứ bắt tay vào việc thì sẽ thấy mình cũng có khả năng như người khác vậy, miễn sao có thiện chí và tôn trọng ý kiến người khác là đủ.

Tích tiểu thành đại, góp gió thành bão, vạn sự khởi đầu nan mà.

Mong lắm thay.

 

Hoàng Đức Phương

 


Cái Đình - 2009