Việt Nam - Nỗi Đau và Niềm Hy Vọng


Đôi lời trước khi vào sách

Sự ra đời của “Việt Nam, Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng” rất tình cờ. Một phần do đưa đẩy của tinh hình đất nước. Phần khác, là sự khích lệ của đám đông bạn đọc và thân hữu khắp nơi. Ban đầu chúng tôi phân vân với ý nghĩ, mỗi bài viết coi như đã làm xong nhiệm vụ cho từng biến cố, từng giai đoạn.

Và câu hỏi đặt ra, việc đưa vào sách có thật sự cần thiết không?

Cuối cùng, trước đòi hỏi chung nhất là nhu cầu cấp thiết về một chứng từ -nếu chưa phải bây giờ thí ít nữa cho mai sau-, như nhiều bạn bè kỳ vọng, người viết đi tới quyết định dứt khoát. Gạn lọc trong số mấy trăm bài viết khởi từ trước sau biến cố Formosa hủy hoại môi trường biển bốn tỉnh miền Trung cho một tập sách để cơ sở xuất bản Tiếng Quê Hương ấn hành càng sớm càng tốt, trễ nhất là cuối Thu 2017.

Nội dung tập sách gồm năm phần:

Phần Một: “Từ Góc Nhìn Trong Nước” gồm Hai Mươi Chương, từ Chương Một đến Chương Hai Mươi phản chiếu cách nhìn của người dân trong nước xuyên qua tư duy, tâm tình và tiếng nói điển hình của một số trí thức và giới trẻ  quốc nội.

Họ là những “Con Ông Cháu Cha”, tiêu biểu là bà Nguyễn Nguyên Bình, ái nữ cựu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh một thời là Đại sứ của chế độ ở Bắc Kinh. Họ là những trí thức tên tuổi như GS Trần Đình Sử, Phó TS Hà Sỹ Phu Nguyễn Xuân Tụ (cây bút phản biện danh tiếng trong Nhóm Đà Lạt), TS Ngụy Hữu Tâm, TS Phạm Chí Dũng.

Họ cũng là những khuôn mặt trẻ như Nhạc sĩ Tuấn Khanh, nhà báo Huỳnh Quốc Huy, diễn viên hài độc thoại Dưa Leo (tên thật Nguyễn Phúc Gia Huy), Phạm Mạnh Hùng (bút danh Đặng Chí Hùng, tác giả hai tập biên khảo “Những Sự Thật Cần Phải Biết” do tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành tại Mỹ gần đây). Kể cả người sinh viên 20 tuổi Lê Văn Thành, cô bé 14 tuổi học lớp 10 Nguyễn Bích Ngân ở Hànội.

Chứng từ vô giá của những nhân chứng thời đại này, -những con người với tư duy trong sáng, mẫn cảm, trực tiếp sống, cọ xát với cơ chế cầm quyền và đảng csVN-  đã, đang nói gì với chúng ta và những thế hệ mai sau?

Nó góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ, soi sáng cho cách nhìn, cách suy nghĩ và luận điểm của tác giả xuyên suốt tác phẩm.

Phần Hai:“Tôn Giáo và Chính Trị”. Đây là phần quan trọng dẫn khởi từ quan niệm nền tảng: coi các khối lực tôn giáo, với sức mạnh nội tại của niềm tin có khả năng triệt tiêu mọi thế lực gian ác mở đường cho dân tộc đi vào môt vận hội mới. Hiểu rõ điều này, ngay từ những ngày đầu csVN luôn tìm hết cách để thâm nhập, lũng đoạn, mua chuộc, hủ hóa với ý đồ hiểm độc cuối cùng là tiêu diệt các tôn giáo. Phần này gồm Mười Một Chương, từ Chương Hai Mươi Mốt đến Chương Ba Mươi Mốt. Nội dung trình bày những khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực của vài tôn giáo tiêu biểu.

ng cũng cần minh định một điều: là tín hữu Công giáo, khi đề cập mối tương quan giữa tôn giáo và chính trị, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào những điểm mạnh kể cả những khuyết tật trong nội bộ Giáo hội Công giáo Việt Nam. Cụ thể qua cung cách hành xử bị công luận phê phán của một vài diện mạo trong hàng Giáo phẩm bên cạnh hành vi và tiếng nói can trường của những Ngôn sứ thời đại.

Vì lý do tế nhị, người viết dè dặt không bàn tới những vấn nạn của các tôn giáo bạn. Nhưng thiết nghĩ, từ trường hợp Công giáo, người đọc thừa nhạy bén để suy ra cảnh ngộ của các tôn giáo khác, khi hiểu rằng đối với người cộng sản, tôn giáo, tín ngưỡng, nói chung, luôn là mục tiêu hàng đầu cần phải truy diệt. Chính Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống GHPGVNTN đã hơn môt lần nói lên điều này.

Nội dung lá thư hiệp thông của nguyên GM Micae Hoàng Đức Oanh gửi Hòa thượng Thích Không Tánh sau khi chùa Liên Trì bị csVN phá nát và tấm hình ghi lại ánh mắt cảm thương, vòng tay xiết chặt giữa hai nhà lãnh đạo CG/PG trong bối cảnh ấy đang nói gì với chúng ta hôm nay và mai sau? Những bước chân âm thầm của nguyên TGM Hànội Giuse Ngô Quang Kiệt cạnh những nạn nhân thảm nạn môi trường biển Phú Yên, Nghệ An, Đông Yên, Hà Tĩnh còn phảng phất trong tâm tư người viết như một gợi nhớ về suy tư sâu lắng của ông liên quan tới những cái chết của cá, biển, của lý trí, chính trị và lương tâm con người.

Những câu hỏi nát lòng của người Phật tử Trương Nhân Tuấn cùng với những vấn nạn đau đáu phát ra từ trái tim rướm máu của Tịnh Khê, người tín hữu Đức Kitô… đang tra vấn lương tâm của những ai mang danh Con Phật, Con Chúa, cách riêng các giới lãnh đạo thuộc mọi tôn giáo.

Nhìn vào thành phần phái đoàn GHCG tham dư Hội nghị đại diện cao cấp thuộc các tôn giáo do ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng csVN triệu tập hôm 19-12-2016 tại Hội trường Thống Nhất, 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, Sàigòn đã khơi lên nhiều câu hỏi trong dư luận đồng bào Công giáo. Trước hết là sự vắng mặt của Đức Cha Nguyễn Chí  Linh, TGM Huế, Chủ tịch HĐGMVN. Lý do được viện dẫn là vì ngài bận mục vụ. Và điều này khiến nhiều ngưởi tỏ dấu hoài nghi.

Phải chăng đây là hành vi tránh né cố tình của chính ĐC Linh để khỏi phải đối đầu quá sớm với người cầm đầu ngành hành pháp của chế độ khi ngài vừa chân ướt chân ráo đảm nhiệm vai trỏ Chủ tịch HĐGM?

Từ đấy cũng bật lên câu hỏi về tính chính đáng của hành vi này? Và phải chăng đã có sự sắp xếp từ đâu đó để tạo điều kiện cho nhân vật thứ hai trong HĐ là GM Giáo phận Mỹ Tho Nguyễn Văn Khảm hiện là Tổng thư ký HĐ nắm vai trò trưởng phái đoàn cạnh hai khuôn mặt Giáo phẩm vốn được coi là “tốt đời đẹp đạo” -TGM/TGP Sàigòn Bùi Văn Đọc và Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Đinh Đức Đạo-?

Trong Chương Hai Mươi Ba nói về chủ trương tiêu diệt tôn giáo bằng mọi giá của csVN, người viết đã bày tỏ tâm trạng sững sờ khi phát hiện từ năm 2008, Hànội gần như công khai đẩy mạnh sách lược chiêu dụ người Công giáo vào đảng CS! Đây là một sự kiện khác thường. Bời lẽ từ trước tới nay, Hànội chưa bao giờ tiết lộ con số những tín hữu CG, dù là giáo dân hay giáo sĩ là đảng viên đảng CS!

Dựa vào nội dung Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Sơn (Ninh Bình) thuộc Giáo khu Phát Diệm vốn được coi là cái nôi của GHCG, tờ Nhân Dân cho hay kể từ khi phát động sách lược này, mỗi năm huyện Kim Sơn đã kết nạp được “40 đảng viên là người có đạo”! Điều này góp phần củng cố mối hoài nghi trong số những LMQD có thẻ đảng ít nữa là những khuôn mặt bệ rạc như Phan Khắc Từ, kẻ đã công khai vi phạm luật độc thân, Trương Bá Cần tức Trần Bá Cương và có thể cả Huỳnh Công Minh. Kinh nghiệm Ba Lan sau ngày Đông Âu sụp đổ còn khiến nhiều người nghĩ rằng tệ trạng này có thể lây lan tới giới lãnh đạo cấp cao trong Giáo hội!

Cũng trong chương sách này, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc tế ở Paris hôm 21-12-16 đề cập bài viết của Xuân Hàn cho hay về tình trạng số Tăng và Phật tử từ Việt Nam gửi qua Hoa Kỳ hàng năm để làm công tác tôn giáo vận, phân hoá và ly gián Cộng đồng Phật giáo. Với tiêu đề “Một cuộc di cư nguy hiểm” tác giả mở đầu như sau.

“Nhiều người bạn, ngoại quốc và ngay cả Việt Nam, đã từng nêu câu hỏi: Tại sao người Việt Nam có nhiều chùa như vậy? Câu trả lời không dễ, vì nó bao trùm nhiều lãnh vực. Nhưng để đơn giản, chúng ta thử quay về nguồn gốc của vấn đề. Nhiều chùa thì lắm thầy. Mà lắm thầy thì các thầy từ đâu đến?Từ đấy, với những chứng liệu cụ thể, khả tín, tác giảlần lượtnêu lên những câu trả lời đầy tính thuyết phục trong Chương Hai Mươi Ba Phần Hai “Tôn giáo và Chính trị”.

Bàng bạc trong phần hai, người viết cố gắng đúc kết những giáo huấn nền tảng của Hội Thánh Công giáo liên quan tới trách nhiệm của người tín hữu với tư cách công dân đối với đất nước, với con người trong mọi lãnh vực, văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh tế, kể cả chính trị. Ngoài những trích dẫn trong Thánh Kinh, chúng tôi cũng dựa vào Học Thuyết Xã Hội Công giáo và Tông Huấn “Người Tín Hữu Giáo Dân – Christifideles Laici” của cố GH Gioan Phaolô II công bố ngày 30-12-1988, ấn bản Việt Ngữ của Đ/Ô Trần Văn Hoài, do Nguyệt san Đường Sống (1) và Phong trào Cursillo ngành VN Giáo phận Orange, California, HK xuất bản.

Tất cả không ngoài mục tiêu làm sáng lên những đòi buộc người tín hữu chân chính không thể khước từ. Đó là bênh đỡ thành phần nghèo khó, thấp cổ bé miệng, những người dấn thân tranh đấu cho hòa bình, công lý bị tà quyền giam cầm, bách hại.

Phần Ba: “Formosa và Thảm Họa Môi Trường” gồm Mười Chương từ Chương Ba Mươi Hai đến Chương Bốn Mươi Mốt. Nội dung trình bày những nét lớn về mưu toan thâm độc của Bắc Kinh mượn tay tổ hợp gang thép Formosa xuất xứ đảo quốc Đài Loan đầu độc dân ta qua hành vi lén lút xả thải những hóa chất cực độc xuống Vũng Áng, Hà Tĩnh. Kết quả hành vi phá hoại môi trưng bin này đã gây nên cảnh cá chết hàng loạt phơi trắng 250 cây số dọc bãi biển bốn tỉnh miền Trung thượng tuần tháng 4-2016. Trước mắt, hàng trăm ngàn gia đình ngư dân mất sạch ngưồn sống. Hàng ngàn tàu thuyền đánh

cá không thể ra khơi nằm phơi mình trên bãi vắng. Hệ quả giây chuyền là tương lai vô định, bèo bọt của cả triệu đồng bào xưa rày sống bám vào biển qua những ngành nghề liên hệ như làm muối, nuôi trồng thủy hải sản, các nghề vận tải, buôn bán tôm cá, sản xuất nước mắm v.v…

Nhìn vào bằng chứng cụ thể người dân Nhật Bản phải gánh chịu đầu thế kỷ trước trong thảm họa môi trườmg biển ở Minamata, câu hỏi nhức nhối đặt ra là cái giá nào sẽ đổ xuống thân phận những thế hệ Việt Nam mai ngày?

Đối diện với hệ quả kinh hoàng trước mắt cùng những di lụy lâu dài trong tương lại, đảng và nhà nước csVN không những im lặng mà còn trắng trợn bao che, hùa theo thủ phạm tiếp tục làm càn. Trong cảnh ngộ “thù trong giặc ngoài” ấy, với sự hỗ trợ của các Giáo sĩ Công giáo, những người thiện chí…, hàng chục ngàn giáo dân và lương dân địa phương đã can đảm xuống đường chống lại Formosa, thiết lập hồ sơ khiếu kiện tại tòa án Kỳ Anh, Hà Tĩnh, bất chấp những đòn thù ác nghiệt của CA nhà nước!

Phần Bốn: “Chế độ trước thế Nhân Dân” gồm Mười Chín Chương từ Chương Bốn Mươi Hai đến Chương Sáu Mươi, trình bày khái quát về mối tương quan ngày càng rệu rã, xa cách giữa hệ thống cầm quyền csVN và đồng bào trong nước. Nó là chỉ dấu làm nảy sinh mầm mống đối kháng khi ngấm ngầm khi công khai ngay trong lòng đảng và chế độ. Sự lên tiếng cảnh giác của TBT Nguyễn Phú Trọng về điều gọi là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cơ chế cầm quyền kể cả Quân Đội, Công an, Cảnh sát Nhân Dân thời gian gần đây là một bằng chứng.

Lời khuyến cáo thẳng thắn, đầy tính xây dựng của GS/TS Jonathan London trong lá thư gửi Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017 cũng là một chỉ dấu khác cho thấy khát vọng tự do dân chủ của quảng đại quần chúng Việt Nam là một thực tế có thật, cho dẫu đảng và nhà nước csVN luôn tìm mọi cách để che đậy, tránh né. Trong điều kiện khó khăn khắp mặt như thế, Hànội “đốt giai đoạn” trong việc thi hành Nghị quyết 36, qua những trò hề mới đang được đẩy mạnh với mưu toan triệt tiêu thiện chí và nỗ lực yểm trợ cao trào đấu tranh trong nước của các cộng đồng tị nạn hải ngoại.

Sự kiện các sách Giáo Khoa Việt Ngữ do Hànội chủ trương để tuồn vào hệ thống giáo dục từ tiểu/trung tới đại học ở Mỹ -điển hình là các Học khu, các đại học trong vùng Tiểu Sàigòn miền Nam California- cho thấy csVN đang theo đuổi một kế hoạch dài lâu bằng cách không chỉ len lỏi vào các Trung tâm giảng dạy Việt ngữ của cộng đồng mà còn có cả một dự án quy mô nhắm vào hệ thống học đường của người địa phương.

Với tinh thần cảnh giác, gần đây giới phụ huynh trong các gia đình Việt Nam tị nạn

ở Houston, bang Texsas tỏ dấu nghi ngại khi hay tin kể từ niên khóa 2017/2018, một ngôi trường có tên Khai Trí ở trung tâm thành phố được chọn làm thí điểm giảng dạy Việt ngữ cho học sinh gốc Việt. Sự nghi ngại này có căn cứ. Nhiều người nghĩ rằng do đòi hỏi của NQ 36, Hànội sẽ không bỏ qua cơ hội bằng vàng này để cài giáo chức được đào tạo ở quốc nội –dĩ nhiên không loại trừ những kẻ phản bội ở hải ngoại- vào giảng dạy tiếng Việt tại đây. Và hẳn dự án sẽ không ngừng lại ở thí điểm đầu là trường Khai Trí. Nó sẽ tiến xa tới đâu chỉ có người trong cuộc mới biết. (Đọc Chương Sáu Mươi Sáu trong phần Phụ Lục liên quan tới dự án quy mô này cùng với bài viết của tác giả Nhàn SF).

Câu chuyện “tuyệt mật” của tướng CA Trương Giang Long lần đầu tiên hài tội quan thày TC xâm lược VN mang ý nghĩa gì khi nó được “bật mí” vào đúng thời gian LM Nguyễn Văn Lý phát động chiến dịch biểu tình toàn-dân-toàn-diện-liên-tục, nối kết trong ngoài suốt năm 2017 nhằm chống lại mưu đồ cướp nước của Bắc Kinh?

Cuối cùng là phần Phụ Lục: gồm Mười Hai Chương từ chương Sáu Mươi Mốt tới Chương Bảy Mươi Hai không ngoài mục tiêu bổ trợ, soi sáng thêm cho quan điểm của tác giả trong toàn bộ “Việt Nam, Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng”: Từ nội dung tập sách “Thắp Một Ngọn Nến Cho Thái Hà” của vị LM già Dòng Phanxicô Hèn mọn (cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh); “Chân dung cố GM Phaolô Lê  Đắc Trọng” xuyên qua Hồi ký toàn tập (Hồi Ký của Một Giám Mục); “Tờ Trình III” của người Kitô hữu Nguyễn Văn Chất; khuôn mặt thật của người cầm đầu một TGP lớn trong GHCG…, tới suy tư về sự sụp đổ bất ngờ của Liên Bang Xô Viết và tình trạng xuống cấp thê thảm về đạo nghĩa trong xã hội VN hiện nay cùng với chủ trương đẩy mạnh mưu toan thâm nhập cộng đồng hải ngoại qua ngả văn hóa, giáo dục của Hànội trong hthống trường ốc HK với sư tiếp tay do vô tình hay hữu ý của thiểu số giáo chức người Việt.

Chuyến về VN ca hát của ông Thày Sáu Vũ Thành An vào tháng Hànội ăn mừng cái gọi là “Cách mạng Mùa Thu” đã đành đáng trách, nhưng sự kiện mấy ông thày giáo thậm thụt đi về Hànội, Sàigòn vào mỗi dịp hè để tiếp hơi cho NQ 36 của csVN qua những phát hiện trong bài viết của tác giả Nhàn SF, xét về nhiều mặt còn tai hại hơn nhiều.

Bài phân tích sâu sắc “Sẽ không còn thì giờ cho sự tử tế” của Nguyệt Quỳnh cho thấy những khía cạnh lạc quan trong vụ Đồng Tâm và lá thư gửi Đức GM Giáo phận Orange của ông Chủ nhiệm NS Diễn Đàn Giáo Dân nói lên thái độ can đảm, nhạy bén, cương trực và ý thức công dân của những người làm truyền thông CGVN trong tập thể người Việt tị nạn cộng sản hải ngoại hôm nay.

Cha Nguyễn Ngọc Tỉnh, cố GM Lê Đắc Trọng, đặc biệt gương can đảm, lòng sùng đạo, yêu mến Giáo hội nơi người tín hữu Nguyễn Văn Chất (2) gói ghém trong “Tờ Trình III” của anh là một khích lệ và cũng là nguồn sức mạnh thôi thúc người viết những dòng này vượt qua mọi e dè thường tình để dám mạnh dạn nói thẳng, nói thật, cho dẫu chẳng đặng đừng phải đụng chạm tới khuyết tật của những cá nhân thuộc mọi thành phần, từ giáo dân, tu sĩ, linh mục tới một vài khuôn mặt lãnh đạo trong Giáo hội.

Tất cả như ngời lên không ít những chứng từ rất đáng trân trọng của một thời man rợ, hoang lạc, đau thương, khốn khó…, nhưng cũng mở ra không ít hi vọng cho Hội Thánh Công giáo và dân tộc Việt Nam.

***

Khi tập sách này tới tay độc giả, chúng tôi có vài điều cần thương xác.

Trước hết, người viết muốn nhắc tới trường hợp hai chương nói về Huỳnh Quốc Huy. Đây là khuôn mặt trẻ miền Nam được đánh giá như một trong vô số những hiện tượng mới mẻ, đầy hy vọng trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Bắc Kinh, giải thể chế độ cộng sản độc tài, tàn ác trên quê hương hôm nay.

Cả hai được viết vào thời điểm cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 2017. Trước khi chọn đưa vào sách, hai chương này đã được phổ biến rộng rãi trên các trang mạng xã hội, kể cả báo giấy. Vì sự truy lùng ráo riết của CA, họ Huỳnh trốn qua Thái Lan. Sau đó không lâu, anh bị công luận trong ngoài nước đưa lên “bàn mổ”. Do chuyện này, có lúc chúng tôi tính rút khỏi tập sách những gì viết về anh, những suy tư nát lòng anh gửi cho Quân đội, Công an, Cảnh sát chế độ Hànội, những chứng từ do anh phát hiện về ông Hồ và nói chung, hậu trường tăm tối, đê mạt của chế độ csVN.

Nhưng cuối cùng, sau những suy nghĩ đắn đo người viết quyết định giữ lại nguyên văn cả hai chương, không sửa một chữ.

Cho dẫu sau này tình tiết câu chuyện được công luận -kể cả môi miếng của ban tuyên giáo và bọn dư luận viên csVN- nhận định, tô vẽ, thêu dệt nhân vật trẻ này ra sao, chúng tôi vẫn bảo lưu những điều viết về anh và những gì anh làm chứng qua hai live stream được chọn đưa vào hai Chương Ba/Bốn, Phần Một “Từ Góc Nhìn Trong Nước”.

Thượng tuần tháng 8-2017, sau khi được nhận qua tị nạn chính trị tại một quốc gia Bắc Âu, Huỳnh Quốc Huy bạch hóa mọi chuyện trong một số live stream mới của anh. Đúng sai ra sao, chúng tôi không có thời gian và điều kiện kiểm chứng. Cá nhân chúng tôi không muốn có thêm ý kiến. Giản dị vì người viết đã có quyết định bảo lưu quan điểm riêng ngay thời gian chuyện thị phi này đang tiếp diễn.

Kết cuộc câu chuyện liên quan tới người trẻ họ Huỳnh như thế nào, chúng tôi dành quyền đánh giá, phê phán cho công luận.

Lập trường bất di dịch của chúng tôi: ít nữa đó là người, vật, sự việc có thật được phơi bày công khai trước công luận về một thời đau đớn nhất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hi vọng nhất trong giòng sinh mệnh cận đại của đất nước chúng ta.

Dù quĩ thời gian đã hầu cạn, có thể không có cơ hội nhìn thấy, tôi tin cái thời đầy bất hạnh ấy sẽ kết thúc rất mau, có thể chỉ trong đầu hôm sớm mai. Suy nghĩ và niềm xác tín này khơi nguồn từ một chương khác trong Phần Phụ Lục tiêu đề: “Liệu có đột biến tại VN khi nhìn lại sự sụp đổ bất ngờ của liên bang Xô Viết năm 1990?”

Trường hợp thứ hai là trong số những bài viết liên quan tới nội bộ GHCGVN, ban đầu người viết đắn đo suy nghĩ nhiều và đã gạt bỏ một chương viết về TGM/TGP Sàigòn Bùi Văn Đọc trong Phần Hai. Nhưng, trung tuần tháng 7-2017, sau khi đọc bản tin trên mạng cùng với tấm hình ông với trang phục trắng viền đỏ xếp hàng cạnh LMQD Phan Khắc Từ vỡ đất khai trương việc xây TS tờ tuần báo Công Giáo & Dân Tộc, cơ quan ngôn luận của cái gọi là Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo do “Nhóm LMQD/Minh-Cần-Từ-Bích” cầm đầu (3), khiến người viết phải xét lại. Cuối cùng, chúng tôi quyết định tái đưa vào tập sách (Chương Sáu Mươi Tám Phần Phụ Lục, kèm theo tấm hình “lịch sử” vừa nêu), với tất cả lương tri và tinh thần trách nhiệm của người tín hữu công dân Công giáo đối với thân mệnh Giáo hội và Quê hương Việt Nam.

Thời gian chuẩn bị ấn hành tập sách đi vào giai đoạn cuối, một số diễn biến thời sự quan trọng liên tiếp xảy ra trong bối cảnh đen tối của tình hình đất nước không được đề cập, hoặc chưa đầy đủ trong các chương chính.

 Tiếp theo vụ hai LM Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục bị “tố khổ” (4), mấy chục Cảnh sát Cơ động bị dân chúng Đồng Tâm (Hànội) bắt làm con tin kéo theo những trò bịp bợm, lật lọng của chủ tịch UBND thành phố Hànội Nguyễn Đức Chung (5), hàng loạt nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền bị đảng và nhà nước csVN bỏ tù. Điển hình là Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga, hai người mẹ trẻ đơn chiếc có hai con trong tuổi măng sữa. Tiếp theo, các cựu TNLT Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức bị bắt lại trong cùng một ngày.

Quan trọng nhất phải kể tới biến cố hôm 23-7-2017, TBT Nguyễn Phú Trọng hạ lệnh cho bộ phận mật vụ tại tòa Đại sứ ở Bá Linh tổ chức cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay giữa lòng thủ đô Đức quốc. Được biết họ Trịnh từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam

(PVC), và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Khoảng giữa năm 2016, đương sự trốn qua Đức xin tị nạn chính trị sau khi bị đảng và nhà nước csVN quy kết tội tham nhũng, làm thất thoát của công ty hơn ba ngàn tỷ đồng. Trong một lá thư tuyên bố bỏ đảng, họ Trịnh nặng lời chỉ trích TBT Nguyễn Phú Trọng là người kém cỏi thiếu khả năng lãnh đạo! Ngay lập tức ông Trọng chỉ thị bộ CA phải tìm ra tông tích và bằng mọi giá tóm cổ nhân vật này đem về nước trừng trị trong khuôn khổ chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” do ông ta phát động lâu nay nhắm vào phe cánh ông Nguyễn Tấn Dũng.

 Ngày 02-8, Bộ Ngoại Giao Đức chính thức lên tiếng tố giác bộ phận an ninh tòa Đại sứ csVN tại Bá Linh đã trực tiếp tham dự vào vụ “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh trong khi đương sự đang đi dạo ở công viên Tiergarten, trung tâm thủ đô Bá Linh. Trong thông cáo hôm 2/8, Bộ Ngoại giao Đức nói họ có bằng chứng về việc Việt Nam bắt cóc ông Trịnh. Trước đó nhà cầm quyền Đức triệu Đại sứ Việt Nam lên vào tối 01-8, đặt Nguyễn Đức Thoa, Bí thư thứ nhất và là người cầm đầu ngành tình báo tại Tòa Đại sứ csVN vào vị trí “người không được hoan nghênh” (persona non grata), và buộc phải rời khỏi quốc gia này trong vòng 48 giờ.

Một ngày sau, Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên VTV với vóc dáng bơ phờ, kiệt quệ. Các luật sư và báo giới cho rằng hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh “tự thú” trên truyền hình nhà nước Việt Nam, sau khi bị “bắt cóc” từ Đức về như báo chí quốc tế loan tin và được Bộ trưởng bộ Ngoại Giao Đức xác nhận, là một màn diễn có kịch bản, nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị.

Bà Petra Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh ở Đức, nói với BBC sau khi xem đoạn phim:

"Đây là một vụ 'tự thú' ép buộc. Sự thật ông ta bị bắt cóc. Chúng tôi biết. Cảnh sát Đức biết. Chính phủ Đức biết". Bà nói thêm: "Tôi lo ngại cho sức khỏe thân chủ của tôi. Dáng vẻ ông ấy khi xuất hiện trên truyền hình trông rất tệ."

Cho dù mục tiêu chính trị mà đảng và nhà nước csVN nhắm tới là gì thì hành vi bắt cóc người ngay trên lãnh thổ Đức đã trở thành một bằng chứng về thái độ trắng trợn ngồi xổm trên pháp luật -bao gồm công pháp quốc tế- của Hànội. GS Carl Thayer, chuyên viên nghiên cứu, phân tích chính trị VN và bang giao quốc tế nói với BBC: nếu họ Trịnh thực sự bị bắt cóc ở Đức thì điều này là hành động chưa từng thấy. Ông cho rằng nếu chuyện bắt cóc được chứng minh là đúng thì nó làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ song phương trong thời điểm Việt Nam rất cần bạn.

Dựa vào những bài viết của những cá nhân có liên hệ với nhà nước csVN, giới bình luận ở quốc nội đưa ra nhận định: rõ ràng người ta coi quyền lợi cá nhân, phe nhóm hơn quyền lợi đất nước, dân tộc. Vì thế đã xem thường tất cả, liều lĩnh hy sinh “bộ mặt đối ngoại”, thậm chí cả “Quốc Thể” chỉ để cứu vãn tình trạng “rối rắm, xung khắc nội bộ đảng”, bất chấp những tổn thất lớn lao có thể do vụ Trịnh Xuân Thanh đất nước sẽ phải gánh lấy những hệ quả khó lường không chỉ về mặt ngoại giao mà còn hệ lụy tới lãnh vực kinh tế, tài chánh, dân sinh! Cũng có nhiều luận cứ tin rằng vụ này hoàn toàn do TBT Nguyễn Phú Trọng đơn phương quyết định chỉ với mục tiêu duy nhất là bắt được Trịnh Xuân Thanh. Để làm gì? Câu trả lời là để tìm ra manh mối nhằm thanh trừng đến tận gốc rễ những khuôn mặt được coi là thuộc phe cánh Nguyễn Tấn Dũng. Viêc làm này không ngoài chủ trương thâu tóm quyền lực, tương tự như những gì quan thày họ Tập của ông ta đang làm lâu nay bên kia biên giới phía bắc.

Cũng có tin Hànội đang ngầm vận động tiếp xúc trực tiếp với nhà cầm quyền Bá Linh để thương lượng về vụ Trịnh Xuân Thanh sau khi chính phủ Đức bước thêm một bước với quyết định trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao tại tòa ĐS csVN đồng thời tạm ngưng thi hành thỏa ước đối tác chiến lược giữa hai nước. Với thiện chí và truyền thống tôn trọng tự do, dân chủ lâu đời, dù không chấp nhận hành vi lươn lẹo, trì trệ của csVN, Bá Linh vẫn công khai bày tỏ thái độ hoan hỉ trước đề nghị đối thoại của đối phương. Những người hiểu rõ bản chất lưu manh, kiêu ngạo, ngu dốt, lì lợm của những tay đầu sỏ ở Ba Đình tin rằng đây cũng chỉ là chiêu trò câu giờ của Hànội với sự tin tưởng mù quáng về điều giới bình dân ta gọi là “cứt trâu để lâu hóa bùn”. Cứ tiếp tục đánh bài lỳ lợm, có ngày Đức sẽ chán nản mà bỏ cuộc! Nếu đúng như sự suy đoán kể trên của công luận thì có nhiều khả năng Hànôi sẽ khó tránh khỏi cảnh ôm sầu khóc hận vì tiền nhân ta chẳng đã có câu: “kẻ chơi đùa với lửa, ắt sẽ có ngày chết vì lửa”! Vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ không ngừng lại trong phạm vi Đức quốc mà có thể ảnh hưởng tới toàn khối Liên Âu.

Đầu tuần lễ thứ ba tháng 10-2017, khi TQH hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để gửi bản thảo và mẫu bìa đi in, có tin Đức Ông Phạm Quốc Tuấn, Cha Sở Giáo xứ St Columban thuộc GP Orange miền nam California chấp thuận cho bầu đoàn gánh hát Thúy Nga Paris By Night vào trình diễn ca nhạc trong Cung Thánh Giáo đường. Trước tin này, chúng tôi quyết định hoãn việc gửi in để chờ phản ứng của giáo dân Việt Nam qua nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân (6).

Ngay sau đó, chúng tôi được biết, tờ báo đã nhận được rất nhiều phản ứng của độc giả qua điện thoại, điện thư từ khắp nơi gửi về. Đúc kết quan điểm của công luận và những nguồn tin riêng, với tư cách Chủ nhiệm NS/DĐGD, ông Nguyễn Văn Liêm đã đích thân viết một lá Thư gửi Đức Cha Kevin Vann, Giám mục Giáo phận Orange. Được biết bản Anh ngữ lá thư đã được gửi trực tiếp tới Đức Giám mục. Riêng bản Việt ngữ cùng với Thư Tòa soạn và Thư Độc giả có chung một nội dung được công bố trên DĐGD số 192 phát hành tháng 11 năm 2017.

Ngoài tính cách “buôn Thần bán Thánh”, những tin đồn lâu nay trong dư luận về mối liên hệ mờ ám của gánh hát Thúy Nga Paris với NQ 36 của Hànội đòi buộc những tín hữu công dân Công giáo VN phải lên tiếng. Cho dù vì lý do bí ẩn nào đó sự lên tiếng này không được lắng nghe, ít nữa nó cũng là một chứng từ cho hôm nay và mai sau.

(Đọc Thư song ngữ Anh/Việt gửi Đức Cha Kevin Vann, Giám mục Giáo phận Orange của ông Nguyễn Văn Liêm, Chủ nhiệm NS/DĐGD ở chương cuối cùng Phần Phụ Lục. )

***

Trước khi kết thúc những dòng này, người viết chân thành tỏ bày niềm tín thác nơi giới trẻ trong cuộc đấu tranh bảo toàn lãnh thổ chống lại thù trong giặc ngoài hiện nay. Các bạn chính là niềm hy vọng của dân tộc, là thế hệ kế thừa cha ông qua dòng lịch sử, trong đó có lớp người già chúng tôi hôm nay. Trong bài nhận định về nội dung một clip hài của Dưa Leo Nguyễn Phúc Gia Huy, khi nghe anh công khai đánh giá thấp lớp người già vô dụng, dù không khỏi động tâm, nhưng xét cho cùng, phải nhìn nhận một sự thật là suy nghĩ của anh không sai. Đối tượng những lời chia sẻ của anh là tập thể giới trẻ. Anh muốn chỉ cho họ nhận ra trách nhiệm cứu nước hôm nay là chính họ, không phải ai khác, dù là những bậc đạo cao đức trọng hay một lãnh tụ tài ba nào đó mà người ta trông chờ.

“Sóng vỗ lớp sau như lớp trước,

Chí vẫy vùng ai chịu kém ai đâu?”

Các thế hệ hôm qua sắp trở về cùng cát bụi thì những người trẻ hôm nay và ngày mai lại tiếp bước lên đường đáp lời sông núi.

Trong cuộc vận động canh tân đất nước đầu thế kỷ trước, nhà cách mạng tiền bối Phan Chu Trinh đã để lại một câu nói bất hủ: “Ngô bất thành vọng chi ngô tử; ngô tử bất thành vọng chi ngô tôn; ngô tôn bất thành vọng chi ngô tôn chi tử - Đời ta không thành công ta kỳ vọng ở con ta; con ta không thành công ta kỳ vọng ở cháu ta; cháu ta không thành công ta kỳ vọng ở con của cháu ta”.

Trộm nghĩ câu nói của cụ Phan phải được coi là châm ngôn, là khuôn vàng thước ngọc cho tất cả những thành phần thuộc thế hệ già.

Qua nội dung tập sách, độc giả ít nhiều đã nhận ra quan điểm của người viết đối với đất nước và cách riêng với vai trò tôn giáo giữa lòng dân tộc. Dù không trực tiếp tham gia bất cứ tổ chức, đảng phái chính trị nào, nhưng ở vị thế người làm truyền thông văn hóa tự do với tư cách công dân và ý thức trách nhiệm nhập cuộc của người tín hữu Công giáo, chúng tôi luôn trăn trở về hiện hình đất nước. Vì thế không bỏ lỡ cơ hội nào, bằng nỗ lực vận dụng tiếng nói, văn tự để đóng góp phần mình cùng toàn dân trong công cuộc đấu tranh giải thể chế độ độc tài, phi tôn giáo trên quê hương.

Và đây là một vài điểm cần được nhấn mạnh liên quan tới cách nhìn cũng như cách phản ứng của chúng tôi trong khi đồng hành với mọi khuynh hướng đấu tranh của các cá nhân, các khối lực trong và ngoài nước.

Trước hết, chúng tôi nhìn nhận tính cách đa diện của cuộc đấu tranh còn mất trước những thế lực gian ác hiện nay. Vì đa diện nên phương sách thực hiện dù không đồng nhất, nhưng có điểm chung là cùng nhắm tới một mục tiêu chống lại thù trong giặc ngoài để bảo toàn lãnh thổ, đem lại tự do, dân chủ, phúc lợi cho toàn dân. Trừ trường hợp có những bằng chứng cụ thể về một cá nhân, một tổ chức nào đó đi theo hoặc tiếp tay cho kẻ thù, chúng tôi luôn giữ thái độ tương kính và tôn trọng tất cả mọi khuynh hướng đấu tranh dị biệt. Giữa một bầu khí vẩn đục đầy hỏa mù hiện tại đòi hỏi những thành phần yêu nước chân chính phải thận trọng. Nhưng thận trọng không có nghĩa là thấy ai, thấy nhóm nào khác mình là nghi kỵ, thậm chí lên tiếng chê bai, chỉ trích, chụp mũ! Như thế không những không lợi ích gì mà một cách nào đó vô tình tiếp tay cho kẻ thù trong mưu toan tạo mâu thuẫn, xào xáo làm suy yếu cộng đồng.

Lời cuối chúng tôi chân thành cám ơn một số tác giả có bài chúng tôi mạn phép đưa vào phần Phụ Lục như LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh,, anh Nguyễn Văn Chất (quá cố), LM Phan Văn Lợi, Ban Điều Hành Khối 8406, Bà Nhàn SF, Nguyệt Quỳnh, ông Nguyễn Văn Liêm, Chủ nhiệm NS Diễn Đàn Giáo Dân. Xin thành thật cáo lỗi tác giả Nguyệt Quỳnh, vì lý do bất khả kháng chúng tôi không thể trực tiếp liên lạc để xin phép.

Ngoài ra, nhân dịp này chúng tôi cũng ghi nơi đây lời cám ơn những khích lệ và hỗ trợ quý báu của độc giả và bằng hữu khắp nơi, đặc biệt người bạn trẻ ở bắc California mà vì sự khiêm tốn không muốn chúng tôi nêu danh tính.

Trong tâm tình thiết tha gắn bó với thân mệnh GHCG và QHVN, người viết trân trọng mời độc giả mở vào nội dung tập sách.

Trân trọng
Những ngày đón Trung Thu 2017
Trần Phong Vũ

___________

(1) Tờ Đường Sống, tiền thân của nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, ấn hành tại miền nam California, Hoa Kỳ 1980/1992 thế kỷ trước để làm quà tặng cho hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam tị nạn cộng sản tạm cư tại 8 quốc gia Đông Nam Á.

(2) Chính anh là người đầu tiên -lại là người có một bề dày đạo đức và yêu mến Giáo hội hiếm có-, ngay từ cuối thế kỷ trước đã can đảm nêu đích danh một vị Tổng Giám Mục đã cộng tác với CA nhà nước tố cáo con chiên của ông, -không phải ai khác mà chính là bản thân anh-, với những bằng chứng hiển nhiên không thể phủ nhận trong Tờ Trình III. Anh đã vượt qua được chính mình về quan niệm lỗi thời quen gọi là “vạch áo cho người xem lưng” để dám mạnh dạn chỉ ra những gì mình biết không ngoài mục tiêu “gạn đục khơi trong” để làm đẹp Hội Thánh. Đọc Tờ Trình III trong phần Phụ Lục.

(3) Mời đọc Chương Sáu Mươi Ba. “Chân Dung Cố Giám Mục Phaolô Lê Đắc Trọng” trong Phần Phụ Lục  để nhận ra chân diện của tổ chức phản CG này. Từ đấy suy ra mặt trái tờ CG&DT. 

(4) Qua những trò bẩn như dùng bọn đầu gấu đe dọa bạo hành, phổ biến truyền đơn bôi nhọ, chăng biểu ngữ trong các xóm đạo kích động dư luận và nhất là dùng tiền bạc, hứa hẹn mua chuộc thành phần dân chúng nghèo xuống đường đòi trục xuất hai giáo sĩ này khỏi địa bàn Nghệ An.

Vào những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9-2017, chúng tôi nghe được nguồn tin không vui. Ngoài những đòn bẩn thỉu kể trên, LM Đặng Hữu Nam (và tuồng như cà LM Nguyễn Đình Thục) còn phải đương đầu với những áp lực khó hiểu từ chính bề trên trong Giáo phận của ông. Tin đồn từ Vinh cho hay ĐC Nguyễn Thái Hợp, GM Giáo phận Vinh kiêm Chủ tịch Ủy Ban Công Lý & Hòa Bình thuộc HĐGM đã có lệnh miệng buộc LM Nam làm đơn xin di chuyển khỏi Giáo xứ Phú Yên! Chưa hết. cha Nam còn được gợi ý là để tránh phiền phức (?), đương sự nên xin ra phục vụ ở nước ngoài! Đọc được tin này chắc chắn sẽ có nhiều tín hữu CG thất vọng. Người thất vọng nhất phài là cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh vì suốt thời gian Ủy Ban Công Lý & Hòa Bình chưa hiện hữu trong HĐGMVN, ngài từng bày tỏ ước nguyện trong tác phẩm “Thắp Một Ngọn Nến Cho Thái Hà” như sau: Có được Ủy Ban đó, (cha muốn ám chỉ UB Công Lý & Hòa Bình) Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ có điều kiện góp phần chống tham nhũng, giảm thiểu các vụ án oan sai, trợ giúp người dân oan mỏi mòn đi tìm công lý”. Về phần người viết, vì bất đắc dĩ phải nói ra tin đồn không vui này, nhưng trong thâm tâm chúng tôi vẫn âm thầm cầu mong là nó không có thật.

(5) Đọc bài nhận định “Sẽ không còn thì giờ cho sự tử tế” của tác giả Nguyệt Quỳnh, Chương Bảy Mươi Mốt Phần Phụ Lục.

(6) Cuối năm 2015,  nhờ sự lên tiếng kịp thời của DĐGD đã chặn đứng được mưu toan tương tự của bầu đoàn Thúy Nga Paris tại Thánh đường Giáo xứ Thánh Linh (Holy Spirit), nhiệm sở cũ của Đ/Ô Phạm Quốc Tuấn vào dịp Giáng Sinh năm ấy.

***

Thấy gì qua tập “Việt Nam-Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng”

Tác giả: Trần Phong Vũ - Người đọc: Trnh Bình An

Trần Phong Vũ vừa cho ra đời tác phẩm mới, "Vit Nam – Ni Đau & Nim Hy Vng".

Với tôi, người thua Trần Phong Vũ ba thập niên, đây là một tác phẩm đặc sắc, tuy về căn bản, chỉ là một tổng hợp những bài nhận định tình hình chính trị Việt Nam từ 2016 đến 2017 của tác giả.

Quan điểm chính trị của tác giả — một nhà giáo, một nhà báo Miền Nam Việ Nam trước 1975 — có thể hợp hay không hợp với người đọc, có thể đúng hay không đúng với thực tế diễn ra, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng ở đây là tấm lòng của người viết, là nhiệt tình, là niềm tin, và trên hết, là tính khiêm nhường.

Đáng lý tôi phải đưa ra những tiêu chuẩn khác, như độ chính xác của tài liệu, cách phân tích sâu sắc táo bạo, cái nhìn tỉnh táo không thành kiến v.v. những điều mà nếu cách đây vài năm tôi sẽ dùng để phân tích các sách có nội dung tương tự.

Điều gì đã khiến tôi thay đổi?

Sau một thời gian đụng chạm với những thực tế trong sinh hoạt Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, tôi hiểu ra một điều: Đức tính cần thiết nhất cho sinh hoạt tập thể là sự khiêm nhường.

Khiêm nhường không mang nghĩa từ chối lời khen tặng cũng không mang nghĩa tự cho mình kém cỏi.  Sự khiêm nhường thật sự thể hiện ở 3 điều: Biết lắng nghe, biết suy nghĩ  lại, và biết để người khác làm"tướng" thay… mình.

Chiếu theo 3 điều kể trên, Trần Phong Vũ xứng đáng được gọi là người khiêm nhường.

Thú vị thay, đức tính ấy được thể hiện trọn vẹn trong tạp luận "Vit Nam – Ni Đau & Nim Hy Vng".

***

Nhưng trước tiên, xin có đôi dòng giới thiệu về nội dung tuyển tập (dày 664 trang, hình minh họa màu, bìa cứng). VN-NĐ&NHV gồm có 5 Phần:

Chỉ trong hai năm, Trần Phong Vũ đã viết trên 600 trang giấy, mỗi bài lại có hình ảnh minh họa tường tận, bộc lộ một tâm tình không phút nào nguôi của tác giả đối với con người và đất nước Việt Nam.

***

Bây giờ, xin trở về suy nghĩ của tôi về sự khiêm nhường. Như đã thưa qua, đức tính này thể hiện qua 3 điều chính: Biết lắng nghe - Biết suy nghĩ lại – Biết chấp nhận người khác giữ vai trò quan trọng hơn mình.

Trần Phong Vũ rất biết lắng nghe. Nếu không ông chẳng kiên nhẫn ghi lại phát biểu của những con người cách ông nửa vòng trái đất. Hãy tưởng tượng, một ông lão ngoài 80, gò lưng trên bàn phím, gõ từng chữ những lời phát ra từ YouTube. Mà những người nói chẳng là nhân vật quan trọng hay danh nhân sang cả mà chỉ là những người tầm thường, thậm chí còn ít tuổi hơn "bác Vũ" nhiều.

Tôi quen biết với Trần Phong Vũ trong hoạt động của Tủ Sách Tiếng Quê Hương. Tôi có thể nói "anh Vũ" là người khá nóng tính nhưng lại rất mau nguội. Có đôi lần, tôi đưa ra những ý kiến trái ngược với anh thì anh đáp lại với những dòng email khá … "chua". Nhưng chỉ qua ngày hôm sau, tôi được nghe anh tiếp tục câu chuyện với sự bình tĩnh và rộng lượng.

Trong "Vit Nam – Ni Đau & Nim Hy Vng", Trần Phong Vũ nhắc đến trường hợp Huỳnh Quốc Huy. Người Việt Nam trẻ này khi đào thoát khỏi Việt Nam, theo phán đoán của công luận, đã dính líu tới một vụ "tình-tiền" khá lùm xùm kéo theo nghi ngờ về sự trong sáng của đương sự. Bản thân Trần Phong Vũ đã phải đắn đo trong việc có nên đưa vào sách những luận điểm ông đã viết về họ Huỳnh. Nhưng cuối cùng ông đã giữ trọn vẹn những bài viết ấy.

Khi giữ vai trò làm người giới thiệu tới người Việt hải ngoại những khuôn mặt đấu tranh trong nước, người viết phải chấp nhận một mối nguy hiểm, đó là không thể nắm chắc được bản chất thực sự của những người ấy là thế nào.

"Phn Tnh, Phn Kháng – Thc hay Hư?" là tựa đề một tác phẩm của Minh Võ, trong đó phân tích nhiều nhân vật đã quay lưng lại với chế độ cộng sản. Trong số họ, qua thời gian, có người chứng tỏ đã thật sự đoạn tuyệt với cộng sản, nhưng có những người dường như vẫn chưa thoát được ảnh hưởng của nó. 

Trần Phong Vũ chắc chắn không thể không biết những khó khăn trong việc này. Vấn đề ở đây không phải là những lời chê bai của công luận, điều "khó nuốt" nhất là cảm giác bị đánh lừa. Nếu một nhân vật "phản kháng-phản tỉnh" mình vừa nhắc tới hôm qua vì cho là "thực", thì hôm nay vỡ lẽ ra, chỉ là "hư", thì cảm giác vừa cay đắng vừa buồn bã.

Thế nhưng, Trần Phong Vũ chấp nhận tất cả. Ông chấp nhận "nỗi đau" nếu có, để đem đến cho mọi người "niềm hy vọng".

Có một người cũng cùng thái độ với Trần Phong Vũ, đó là Uyên Thao.

Tủ Sách Tiếng Quê Hương, như cái tên đã chọn, chủ trương giới thiệu tới bạn đọc hải ngoại những tác phẩm của các tác giả trong nước. Những "tiếng nói từ quê hương" đôi khi bị ngờ vực là không thực sự "phản tỉnh" hay "phản kháng". Nhưng Tủ Sách Tiếng Quê Hương vẫn giữ vững con đường đã chọn, như qua phát biểu của Trần Phong Vũ: "Lp trưng bt di dch ca chúng tôi: ít na đó là ngưi, vt, s vic có tht đưc phơi bày công khai trưc công lun."

Khi nhắc tới Uyên Thao, tôi muốn nói tới thể hiện thứ ba trong đức khiêm nhường của "anh Vũ": Biết để người khác giữ vai trò quan trọng hơn mình.

Năm 2000, Uyên Thao tị nạn Hoa Kỳ. Vừa đặt chân lên xứ tự do, ông đã nghĩ ngay tới việc xuất bản sách. Theo ông, đó là mặt trận văn hóa bất bạo động mà người Việt hải ngoại có ưu thế nhất.  Uyên Thao cho các bằng hữu biết ý định này. Và đã nhận được câu trả lời từ Trần Phong Vũ: "Bt c mày làm cái gì thì cũng có tao!"

Đây không phải tình "tha hương ngộ cố tri", đây là tình của hai người lính cùng chiến tuyến. Trước 75, Trần Phong Vũ vừa là thày giáo vừa cộng tác với nhật báo Sóng Thần do Uyên Thao sáng lập. Hai người còn viết chung một cuốn sách, có tên "Ch Nghĩa Anh Hùng Cách Mạng Cng Sn".  Tiếc thay, toàn bộ số sách in ra đã bị thiêu hủy trong trận tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 của cộng sản.

Bản thân Trần Phong Vũ cũng có những sinh hoạt riêng. Không khó hiểu nhờ đâu ông thành công trong công việc, "anh Vũ" vừa tốt bụng, vừa tinh tế, không những viết văn hay mà ăn nói cũng tài, nên ông trở thành một tiếng nói được nhiều người nể trọng.

Trần Phong Vũ qua Mỹ từ 1975, so với Uyên Thao chân ướt chân ráo mới tới, người bạn đồng tuổi này đã tạo được một vị thế không nhỏ trong cộng đồng.  Tuy có nhiều ưu thế hơn bạn nhưng Trần Phong Vũ không bao giờ kiêu ngạo, ngược lại, bằng lòng giữ vai trò "thứ hai" trong Tủ Sách Tiếng Quê Hương .

Và vai trò đó cũng chẳng có gì huy hoàng. Đó là những lúc phải nai lưng khiêng hàng chục thùng sách từ bãi vận chuyển về kho khi không tìm được người khuân vác. Đó là những lúc phải kiểm kê hàng trăm thùng sách trong kho bị thấm nước hay bị chuột gặm. Chưa kể những lúc khiêng khiêng vác vác trong mỗi lần ra mắt sách các nơi. Hết thảy các việc nặng nhọc ấy đều được làm bởi một ông lão ngoài 80!

Nhưng nhờ Chúa thương, Trần Phong Vũ vẫn giữ được vóc dáng khỏe khoắn và giọng nói sang sảng khi tôi gõ những dòng chữ này.

***

Du cho tôi không giúp ngưi tìm ra gii pháp
Nhưng ít ra cũng chia st chút ưu phin
Đ mai ngày ngưi gõ ca tìm quên
Tôi sung sưng đón ngưi, không ăn năn, ti thn.
(Mở Cửa)

Bốn câu thơ trên do chính Trần Phong Vũ viết (1), bộc lộ rõ nhất tính khiêm nhường của ông.  Suốt cuộc đời, ông luôn tìm cách đem lại "hòa bình-công lý" cho dân tộc, nhưng rồi chỉ khiêm tốn cho rằng đó là việc làm hết sức nhỏ nhoi .

Câu thơ cuối, đánh động tôi nhiều hơn.

Trong Kinh Dịch, có nói tới chữ "Bất Hối" - không hối hận - coi đó như mục đích cần hướng tới trong việc làm. Ví dụ: "Gây chiến là điều không thể tránh, nhưng cố gắng đừng để

hối hận." Ở đây, lợi lộc, quyền uy, tự hào, là những thứ không nên hướng tới nếu so sánh với cái giá phải trả bằng xương máu đồng loại. Ở đây, chỉ có một mong muốn: Không hối hận, không ăn năn vì đã làm quá đáng những điều cần làm.

Tương tự, Trần Phong Vũ không cầu mong thịnh vượng, hạnh phúc. Ông chỉ mong đừng ăn năn, tủi thẹn vì, vô tình hay cố ý, đã làm thiếu những điều cần làm.

***

Thế hệ đi sau học được gì từ thế hệ đi trước?

Ngày nay, các sự kiện chung quanh ta biến đổi nhanh đến mức chóng mặt. Những kiến thức ta học được chỉ sau một thời gian ngắn là trở thành lỗi thời. Nhưng, vẫn có những thứ không bao giờ cũ, không bao giờ lỗi thời, đó là những đức tính làm nên nhân cách, mà khiêm nhường là một trong những đức tính ấy.

"Niềm Hy Vọng" cho Việt Nam, phải chăng là hy vọng về một Việt Nam tương lai được dựng xây bằng những con người Việt Nam với nhân cách đích thực?

Trnh Bình An
Mùa Đông 2018

__________

(1) Trích thi tập Du Chân Trên Cát do Tin Vui ấn hành lần đầu năm 1992 ở Nam California. Sau đó được Tủ Sách Tiếng Quê Hương chọn đưa vào Tuyn Tp Trn Phong Vũ cùng với truyện ngắn Quê Hương Còn Đó và tâm bút Bên Vc T Sinh xuất bản năm 2012.


Cái Đình - 2018